// //]]> Thuế quan mới từ Mỹ có thể khiến người tiêu dùng New Zealand thấy nhiều Temu hơn

Breaking

Thuế quan mới từ Mỹ có thể khiến người tiêu dùng New Zealand thấy nhiều Temu hơn

Những ông lớn thương mại điện tử như Temu và Shein có thể đẩy mạnh hoạt động tại New Zealand sau khi Hoa Kỳ áp thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thuế quan có thể khiến các công ty bán lẻ trực tuyến lớn như Temu và Shein tăng cường hoạt động tại New ZealandThuế quan có thể khiến các công ty bán lẻ trực tuyến lớn như Temu và Shein tăng cường hoạt động tại New Zealand. Ảnh: Nicole Serrano

Tổng thống Donald Trump đã nâng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ lên tới 145%, khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với khối lượng hàng tồn kho khổng lồ và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng tại thị trường Mỹ.

Chuyên gia dự báo kinh tế Gareth Kiernan từ tổ chức Infometrics cho biết: "Nhiều công ty Trung Quốc có thể bị kẹt với lượng hàng tồn lớn do giá sản phẩm tăng gấp đôi khiến người tiêu dùng Mỹ không còn mặn mà. Điều này sẽ thúc đẩy họ xả hàng với giá rẻ hơn ở các thị trường khác, trong đó có thể là qua nền tảng như Temu."

Ông cho rằng hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở quy mô nhỏ hơn với sản phẩm từ các quốc gia khác, nhưng trong ba tháng tới, tác động có thể chưa rõ rệt do Mỹ tạm dừng áp thêm các mức thuế vượt quá 10%.

Trung Quốc xoay trục thương mại ra thế giới

Chuyên gia marketing Bodo Lang từ Đại học Massey nhận định Trung Quốc sẽ đẩy mạnh giao thương với các đối tác phi Mỹ.

"Dù chính phủ Trung Quốc không trực tiếp kiểm soát giá bán của các nền tảng như Temu, họ có thể tận dụng các công cụ khác như ngoại giao hoặc đàm phán các thỏa thuận thương mại ưu đãi để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác."

Ông cho rằng các nền tảng như AliExpress, Temu và Shein sẽ rất tích cực thúc đẩy doanh số toàn cầu, chia làm hai nhóm chiến lược:

• Khuyến mãi cho thị trường Mỹ: chủ yếu dựa vào giảm giá mạnh, hoàn tiền, giảm giá chớp nhoáng và mã khuyến mãi nhằm bù đắp tác động của thuế.

• Khuyến mãi cho thị trường toàn cầu (bao gồm New Zealand): tập trung vào tăng giá trị sản phẩm như tặng quà, gói ưu đãi, chương trình tích điểm, truy cập độc quyền và bán gộp.

Lang nhận định rằng phần lớn người tiêu dùng đều nhận thức được sự bất ổn do chính sách thuế của Mỹ gây ra. Vì vậy, nếu Temu và các công ty Trung Quốc tung ra các ưu đãi hấp dẫn cho người mua ở New Zealand, khả năng doanh số tăng là rất lớn – nhất là khi hình ảnh nước Mỹ và sản phẩm Mỹ đang bị tổn hại trong mắt công chúng tại đây.

Một bài viết của tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cũng cho biết các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra mới tại các thị trường phi Mỹ.

Temu “tăng tốc” ở New Zealand

Chuyên gia bán lẻ Chris Wilkinson từ First Retail Group nhận định các kênh bán hàng trực tiếp như Temu sẽ tiếp tục tập trung vào thị trường như New Zealand.

"Họ rất nhanh nhạy, linh hoạt và quyết đoán trong chiến lược marketing – điều đó thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù họ có thể đã đạt tới điểm bão hòa tại đây, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ còn thấy những mô hình bán hàng mới xuất hiện từ họ – dù dưới hình thức nào đi nữa."

Theo một báo cáo từ tổ chức Tearfund, khoảng 1 triệu người New Zealand đã từng mua hàng từ Temu, và 14% đã từng đặt hàng từ Shein.

Lang lưu ý rằng mặc dù Temu có thể sẽ tiếp tục nhắm tới New Zealand, nhưng quy mô nhỏ của thị trường là một yếu tố hạn chế.

"Hiện có khoảng 16 quốc gia với dân số trên 100 triệu người, và 31 nước có trên 50 triệu dân. Vì vậy, Trung Quốc khó có thể ưu tiên mạnh vào thị trường New Zealand trong ngắn hạn. Các thị trường lớn hơn sẽ là mục tiêu trước mắt."

Theo rnz.co.nz – Noo Thuyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay