Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Phát triển Xã hội (MSD), một người hiện đang nhận trợ cấp JobSeeker loại "sẵn sàng làm việc" (work ready) đã liên tục hưởng trợ cấp trong suốt 2291 tuần – tương đương gần 44 năm.
Ông Graham Allpress, Tổng Giám đốc Dịch vụ Khách hàng của MSD, cho biết người này có thể đã từng chuyển đổi giữa các loại trợ cấp khác nhau trong giai đoạn này – một số loại không yêu cầu người nhận phải sẵn sàng làm việc.
“Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh và quyền lợi đủ điều kiện của họ tại từng thời điểm,” ông Allpress nói.
Ông cũng khẳng định rằng việc một người nhận trợ cấp trong thời gian dài không đồng nghĩa với việc họ chưa từng có việc làm – có thể họ đã từng làm việc bán thời gian hoặc công việc thời vụ trong khi vẫn nhận trợ cấp.
Thời gian trung bình nhận trợ cấp JobSeeker giảm nhưng vẫn kéo dài
Tính đến tháng 12/2024:
• Thời gian trung bình nhận trợ cấp JobSeeker (loại work ready): 116 tuần
• Thời gian trung bình với JobSeeker do sức khỏe hoặc khuyết tật: 223 tuần
So với năm 2016, mức này đã giảm nhẹ – khi đó lần lượt là 123 và 224 tuần.
Sự gia tăng người nhận JobSeeker phản ánh khó khăn thị trường lao động
Ông Brad Olsen, CEO của tổ chức Infometrics, cho rằng việc giảm thời gian trung bình phần nào phản ánh sự gia tăng tổng thể số người nhận trợ cấp, nhất là sau các biến động kinh tế như đại dịch.
“Dữ liệu lao động cho thấy số người theo học hoặc đào tạo nghề tăng – điều dễ hiểu trong thị trường lao động khó khăn.”
Olsen cũng chỉ ra sự gia tăng đáng kể số người tạm ngưng làm việc vì lý do sức khỏe tinh thần hoặc chấn thương, và nhiều người không còn tìm kiếm việc làm một cách chủ động.
“Nhiều người có nhu cầu phức tạp, và việc tiếp cận thị trường lao động không dễ dàng nếu không có sự hỗ trợ.”
Vấn đề từ hệ thống phúc lợi: Làm nhiều hơn nhưng nhận ít hơn
Một cư dân Whangārei tên Ric chia sẻ câu chuyện cá nhân: anh phải rời công việc để chăm sóc cha ốm, và bắt đầu nhận JobSeeker Support cùng bạn đời.
Ric cho biết anh thường xuyên phải đến văn phòng Work and Income hàng tháng để chứng minh nỗ lực tìm việc.
“Họ làm tôi cảm nhận rằng việc nhận trợ cấp là quyền, nhưng không phải thứ có thể lợi dụng.”
Tuy nhiên, Ric cũng chỉ ra rằng các ngưỡng giảm dần (abatement thresholds) khiến việc làm thêm khiến gia đình anh bị cắt giảm hỗ trợ, dẫn đến thu nhập ròng thấp hơn.
“Khi tôi được tăng lương thêm 50 đô, tổng thu nhập của tôi vượt ngưỡng hỗ trợ chỉ 1000 đô/năm, và kết quả là chúng tôi mất hàng trăm đô mỗi tuần. Tôi buộc phải giảm giờ làm để nhận được nhiều trợ cấp hơn.”
Chuyên gia: Ngưỡng hỗ trợ "vô lý", khiến người lao động không dám làm thêm
Phó giáo sư Susan St John (Đại học Auckland) cho rằng trường hợp của Ric không hề cá biệt. Các ngưỡng giảm hỗ trợ hiện tại quá thấp và chưa được điều chỉnh theo lạm phát trong nhiều năm.
• Trợ cấp Working for Families bắt đầu bị giảm khi thu nhập hộ gia đình vượt 42.700 NZD/năm
• Theo bà, nếu điều chỉnh theo lạm phát, con số đó nên là 60.000 NZD
Phó giáo sư Susan St John của Đại học Auckland Ảnh: RNZ / Cole Eastham-Farrelly
Ngoài ra, mức thuế biên hiệu dụng (Effective Marginal Tax Rate – EMTR) rất cao khiến làm việc thêm không còn xứng đáng:
“Bạn có thể mất 27% từ Working for Families, 30% thuế thu nhập, 12% trả nợ sinh viên, 1.6% phí ACC… tính tổng lại thì làm thêm chẳng còn gì, thậm chí có thể còn tệ hơn.”
Theo rnz.co.nz – Noo Thuyen