// //]]> Các gia đình tham gia “cuộc cách mạng” xử lý rác thực phẩm

Breaking

Các gia đình tham gia “cuộc cách mạng” xử lý rác thực phẩm

Cà chua đang sinh trưởng tươi tốt tại Reporoa, nhờ vào chính lượng rác thực phẩm mà người dân Auckland đang bỏ vào thùng xanh.

Thông qua chương trình thu gom rác thực phẩm và công nghệ tiêu hủy kỵ khí (anaerobic digestion), Auckland đang giảm lượng rác chôn lấp, cắt giảm khí thải và tái sử dụng rác hữu cơ để tạo ra năng lượng tái tạo, phân bón và sắp tới là CO₂ giúp cây trồng phát triển nhanh hơn trong nhà kính.

Thùng đựng thức ăn thừa của Hội đồng AucklandThùng đựng thức ăn thừa của Hội đồng Auckland (Nguồn: Được cung cấp)

Từ rác nhà bếp đến nguồn sống mới cho cây trồng

Hàng ngàn gia đình Auckland – như gia đình chị Tyra ở Ōtara – đang vô tình tiếp thêm năng lượng cho quá trình biến rác thành tài này.

“Lúc đầu chúng tôi lãng phí thực phẩm rất nhiều vì không nhận ra. Nhưng từ khi phải gom lại cho vào thùng xanh, chúng tôi bắt đầu nấu vừa đủ,” Tyra chia sẻ.

Gia đình chị sử dụng hộp kem cũ để đựng rác thực phẩm, sau đó bỏ vào ngăn đông – một phương pháp hiệu quả giúp ngăn mùi hôi và tránh ruồi giòi.

“Thành thật mà nói, cứ đông lạnh là không có giòi. Đừng cho vào thùng xanh sớm – chỉ nên bỏ ra vào đêm trước hoặc sáng ngày đổ rác.”

Vượt qua trở ngại trong cộng đồng người Thái Bình Dương

Tyra cũng thừa nhận với nhiều gia đình người Thái Bình Dương, bền vững môi trường không phải là ưu tiên hàng đầu, nhất là khi còn đang chật vật lo cơm áo.

“Nhiều người có 9 đứa con trong nhà, chỉ cần sống ổn là mừng – môi trường là điều rất xa vời.”

Hội đồng Auckland đã cho phép các hộ gia đình yêu cầu thêm thùng xanh miễn phí nếu có nhu cầu cao – giải pháp phù hợp với các gia đình đông người.

Phân bón sinh học – nguồn cảm hứng cho nhiều hộ gia đình

Chị Banks ở Glen Innes cho biết lý do chính khiến chị dùng thùng xanh không phải vì xử lý rác – mà là vì chị thích kết quả.

“Tôi thích cảm giác rác thực phẩm biến thành phân bón và năng lượng tái tạo. Nhà tôi dùng thùng xanh đều đặn mỗi tuần.”

Giờ đây, thùng rác chính của nhà chị không còn đầy ắp rác thực phẩm nữa – giúp giảm chi phí và mùi hôi trong nhà.

Theo chị Banks, việc người dân gốc đảo Thái Bình Dương chậm áp dụng không phải vì không muốn, mà do thiếu thông tin rõ ràng, trực quan, bằng ngôn ngữ bản địa.

“Chúng tôi học tốt nhất qua hình ảnh – và bằng tiếng mẹ đẻ.”

Không phải ai cũng cần thùng xanh?

Ông Fale Andrew Lesa, thành viên người Samoa duy nhất của Hội đồng địa phương Manurewa, cho biết gia đình ông tự ủ rác thực phẩm để bón vườn, và không cần đến hệ thống thu gom.

“Chúng tôi thấy không cần thiết – nhất là vào mùa hè, rác gây mùi và thu hút ruồi.”

Rác đi đâu về đâu?

Tại nhà máy Ecogas ở Reporoa, rác thực phẩm được tiêu hủy không cần oxy để tạo ra:

Nhiệt: Sưởi ấm cho nhà kính rộng 5ha trồng cà chua, đủ làm ấm 2000 ngôi nhà.

Khí CO₂: (sắp áp dụng) giúp cây trồng lớn nhanh hơn.

Năng lượng tái tạo: Cấp vào lưới khí quốc gia.

“Nước ép JAFA”: Phân bón lỏng thay thế hóa học, cung cấp cho nông dân địa phương.

Bền vững không chỉ vì môi trường – mà vì cộng đồng

Bà Justine Haves, Tổng Giám đốc Bộ phận Giải pháp Rác thải của Auckland Council, nhấn mạnh:

“Chôn lấp là phương án đắt đỏ nhất về mặt môi trường. Càng ít rác vào bãi, càng ít khí thải và càng tiết kiệm chi phí cho cộng đồng.”

Theo rnz.co.nz – Noo Thuyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay