// //]]> Vì sao quốc gia nhỏ bé Lesotho lại chịu mức thuế cao nhất từ Mỹ?

Breaking

Vì sao quốc gia nhỏ bé Lesotho lại chịu mức thuế cao nhất từ Mỹ?

 Nếu bạn từng mua một chiếc quần jeans từ các thương hiệu Mỹ như Levi’s hay Wrangler, rất có thể chúng được sản xuất tại một nhà máy ở Lesotho – quốc gia nhỏ bé nằm ở miền Nam châu Phi.

Một người đàn ông đang đi trên đất ở làng Ha Mampho, Lesotho.Một người đàn ông đang đi trên đất ở làng Ha Mampho, Lesotho. (Nguồn: Associated Press)

Lesotho – Cường quốc dệt may nhỏ bé

Ngành công nghiệp dệt may là một trong những trụ cột kinh tế của Lesotho, với khoảng 75% sản lượng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thực trạng này có thể thay đổi sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế nhập khẩu lên tới 50% đối với hàng hóa từ Lesotho – mức thuế cao nhất mà Mỹ áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào.

Theo ông Trump, lý do áp thuế là vì Lesotho được cho là đánh thuế lên tới 99% đối với hàng hóa Mỹ, nhưng chính phủ Lesotho khẳng định họ không biết con số đó đến từ đâu và từ chối tiết lộ mức thuế cụ thể với hàng hóa Mỹ.

Thuế cao có ý nghĩa gì với Lesotho?

Trong một bài phát biểu hồi tháng 3, ông Trump đã chế giễu Lesotho là một quốc gia “không ai từng nghe đến”, điều này đã khiến Ngoại trưởng Lesotho nhắc lại rằng Mỹ vẫn có phái đoàn ngoại giao tại đây.

Lesotho – một quốc gia không giáp biển, nằm gọn trong lãnh thổ Nam Phi, với dân số 2,3 triệu người – đã kỷ niệm 200 năm thành lập quốc gia Basotho và 58 năm độc lập khỏi Anh vào năm ngoái. Với cảnh quan núi non hùng vĩ, Lesotho thu hút du khách từ khắp nơi và được xem là điểm đến lý tưởng để trượt tuyết vào mùa đông.

Kinh tế Lesotho phụ thuộc vào xuất khẩu

Là thành viên của các khối kinh tế khu vực như Liên minh Thuế quan Nam Phi (SACU), Lesotho không phải trả thuế khi xuất khẩu sang Botswana, Namibia, Nam Phi và Eswatini. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: quần áo, kim cương, nước, điện, len và lông dê mohair.

Tuy nhiên, với mức thuế mới từ Mỹ, hàng hóa Lesotho sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ, đồng nghĩa với việc giá cả sẽ tăng và cầu giảm, đặc biệt là với sản phẩm dệt may – ngành đang tạo việc làm cho khoảng 12.000 lao động địa phương.

Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, kim ngạch thương mại song phương Mỹ – Lesotho trong năm 2024 đạt 240,1 triệu USD (tương đương 429 triệu NZD).

Matumelo Manosa (giữa) làm việc trong một xưởng may ở Maseru, Lesotho.Matumelo Manosa (giữa) làm việc trong một xưởng may ở Maseru, Lesotho. (Nguồn: Associated Press)

Lesotho phản ứng ra sao?

Bộ trưởng Thương mại Lesotho – ông Mokhethi Shelile cho biết nước này sẽ tìm kiếm các thị trường mới và tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) để tăng xuất khẩu sang các điểm đến thuận lợi hơn trong khu vực.

Chính phủ Lesotho cũng đang gấp rút cử một phái đoàn sang Mỹ để đàm phán một thỏa thuận phù hợp. Ông Shelile bày tỏ lo ngại rằng mức thuế cao có thể khiến nhiều nhà máy dệt may buộc phải đóng cửa, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia – nơi mà gần một nửa dân số sống dưới mức nghèo và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%.

Theo 1news.co.nz – Khoa Tran

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay