// //]]> Sao chổi xuất hiện trên bầu trời New Zealand lần đầu tiên sau 160.000 năm

Breaking

Sao chổi xuất hiện trên bầu trời New Zealand lần đầu tiên sau 160.000 năm

Một sao chổi sáng rực có thể được nhìn thấy trên bầu trời New Zealand trong những ngày tới, lần đầu tiên sau hơn 160.000 năm.

Sao chổi C/2024 G3 nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tếSao chổi C/2024 G3 nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế. (Nguồn: NASA/Don Pettit)

Theo NASA, độ sáng của sao chổi "rất khó đoán", nhưng sao chổi C/2024 G3 (Atlas) đủ sáng để quan sát bằng mắt thường.

Vào thứ Hai vừa qua, sao chổi này đã đạt điểm cận nhật – vị trí gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo, làm tăng độ sáng của nó.

Nhà thiên văn học Josh Aoraki tại Đài thiên văn Stardome cho biết sao chổi Atlas C/2024 G3 được gọi là một sao chổi "chu kỳ dài". Những sao chổi này có nguồn gốc từ vùng Oort Cloud – một khu vực xa xôi trong Hệ Mặt Trời – và mất hàng nghìn hoặc thậm chí hàng chục nghìn năm để quay quanh Mặt Trời.

Theo King’s College London, đây là một hiện tượng "160.000 năm có một".

Aoraki dự đoán sao chổi sẽ xuất hiện trên bầu trời New Zealand trong những ngày tới.

"Hiện tại, nó đang ở quá gần Mặt Trời nên khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng có thể vào cuối tuần này và đặc biệt là đầu tuần sau, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nó," Aoraki chia sẻ.

Thời điểm tốt nhất để quan sát sao chổi là khoảng một giờ sau hoàng hôn, ngay phía trên đường chân trời ở hướng tây. "Đây là thời gian lý tưởng để có một khung cảnh tối đủ để nhìn hoặc chụp ảnh sao chổi trong khoảng 30 phút," ông nói thêm.

NASA cũng đã chia sẻ hình ảnh sao chổi được chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trên mạng xã hội.

"Thật tuyệt vời khi được chiêm ngưỡng một sao chổi từ quỹ đạo. Atlas C/2024 G3 đang ghé thăm chúng ta," phi hành gia Don Pettit chia sẻ hôm Chủ nhật.

Theo 1news.co.nz – Noo Thuyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay