Một người phụ nữ đang yêu cầu ngân hàng hoàn trả 30k đô vì một kẻ lừa đảo giả mạo nhân viên và có số điện thoại trùng với ngân hàng của cô.
Thanh tra Ngân hàng đã xem xét trường hợp của cô vào tháng 12.
Cô nhận được cuộc gọi từ một người xưng là nhân viên ngân hàng và đã xác định được một số giao dịch bất thường trong tài khoản của cô.
Anh ta nói rằng anh ta sẽ thực hiện các lệnh tạm ngưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng như lệnh hủy thanh toán của cô và cô sẽ nhận được mã code cho những hành động này, cô hãy đọc to lên cho anh ta.
Cô đã cẩn thận kiểm tra số điện thoại mà anh ta gọi đến và nó trùng khớp với số được hiển thị trên trang web của ngân hàng, vì vậy cô đã làm theo hướng dẫn của anh ta.
Nhưng cô trở nên nghi ngờ khi anh ta nói rằng anh ta cần chuyển tiền của cô vào một tài khoản an toàn khác. Cô đã gọi đến ngân hàng và phát hiện ra đó là một vụ lừa đảo.
Người đàn ông đã lấy 30.000 đô la từ thẻ tín dụng của cô và đã thử một khoản thanh toán lớn khác nhưng đã bị chặn.
Cô đã dành một tiếng rưỡi trên điện thoại để giải thích những gì đã xảy ra. Nhân viên ngân hàng đã sắp xếp để thay thế thẻ tín dụng của cô và tạm đình chỉ dịch vụ ngân hàng trực tuyến của cô.
Sau khi cúp máy với ngân hàng, người phụ nữ đã gọi đến cửa hàng ở Auckland nơi kẻ lừa đảo đã mua hàng nhưng món hàng đã được lấy trước đó 15 phút.
Người bán hàng không đồng ý trả lại tiền vì món hàng đã không còn.
Người phụ nữ yêu cầu ngân hàng hoàn lại tiền cho cô vì cô đã không ủy quyền thanh toán.
"Cô ấy cũng nói rằng ngân hàng có thể đã ngăn chặn được khoản mất mát nếu họ hành động kịp thời khi tiếp nhận báo cáo gian lận của cô và cố gắng thu hồi tiền", Thanh tra viên Ngân hàng Nicola Sladden cho biết.
"Ngân hàng đã từ chối yêu cầu của cô ấy, nói rằng cô ấy đã chia sẻ mã code được sử dụng để ủy quyền thanh toán - một hành động vi phạm các điều khoản và điều kiện của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng đã đề nghị hoàn trả một nửa số tiền đã mất.
"[Cô] cho biết cơ sở của ngân hàng để từ chối yêu hoàn tiền – rằng cô ấy đã chia sẻ mã code - là không công bằng vì ngân hàng đã yêu cầu [chồng cô] tự mình làm điều tương tự - đọc mã được gửi cho anh ấy qua tin nhắn văn bản [khi ngân hàng đang thiết lập xác thực hai yếu tố cho anh ấy]."
Thanh tra Ngân hàng lưu ý rằng quy tắc hoạt động ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải hoàn trả các giao dịch trái phép trừ khi khách hàng đã hành động cẩu thả hoặc không trung thực, không thực hiện các bước hợp lý để bảo vệ hoạt động ngân hàng của mình hoặc vi phạm các điều khoản và điều kiện của ngân hàng.
Sladden cho biết người phụ nữ đã rất cẩn thận vì cô ấy đã kiểm tra số điện thoại cuộc gọi đến là của ngân hàng.
"Có vẻ như vậy, nhưng kẻ lừa đảo đã giả mạo số điện thoại, tức là làm giả số điện thoại hiển thị trên ID người gọi đến"
Kẻ lừa đảo cũng đã "khéo léo bắt chước" cách các ngân hàng thực sự tương tác với khách hàng.
Các tin nhắn đi kèm mã code không hiện cảnh báo không được chia sẻ và lời giải thích mà kẻ lừa đảo đưa ra về việc chia sẻ lại mã code lại rất gần với mục đích thực sự của chúng để lừa một người thật. Người phụ nữ đã cúp máy và gọi cho ngân hàng ngay khi cô ấy nghi ngờ về danh tính thực sự của người gọi.
"Ngoài ra, chúng tôi còn lo ngại về cách ngân hàng xử lý báo cáo gian lận của họ và nghĩ rằng việc xử lý tốt hơn có thể ngăn ngừa được tổn thất".
Người ta khuyến nghị ngân hàng hoàn trả 30.000 đô cộng với 1.000 đô cho sự chậm trễ trong việc xử lý vụ việc.
Sladden cho biết đây là một vụ mạo danh ngân hàng tinh vi.
Bà cho biết các vụ mạo danh ngân hàng chiếm gần một phần tư tổng số các vụ gian lận và lừa đảo được xử lý trong năm tài chính này.
Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen