// //]]> Thị trường lao động tăng thêm áp lực khi nhiều người NZ chuyển ra nước ngoài

Breaking

Thị trường lao động tăng thêm áp lực khi nhiều người NZ chuyển ra nước ngoài

Thị trường lao động dự kiến sẽ ngày càng trở nên thách thức hơn, với số lượng lớn người rời khỏi New Zealand, trong khi sự ra đời của AI đang thúc đẩy nhu cầu về các kỹ năng có thể sẽ khan hiếm.

Ảnh: RNZ

Công ty tuyển dụng Robert Walters cho biết việc thiếu cơ hội việc làm và mức lương không đủ là nguyên nhân khiến nhiều người tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, điều này có thể dẫn đến hệ quả quốc gia mất đi một số lượng lớn cá nhân có tay nghề cao, có khả năng là trong dài hạn.

"Sự thật là chúng ta đều thấy thị trường việc làm ở New Zealand hiện đang khá ảm đạm", giám đốc điều hành Shay Peters cho biết.

Một cuộc khảo sát của Mạng lưới đầu tư công nghệ (TIN) đối với 200 công ty công nghệ hàng đầu cho thấy khoảng 47% tổng số lao động có trụ sở ở nước ngoài, trong đó lao động thuộc nhóm công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chiếm phần lớn nhất, tiếp theo là lao động hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT), giải pháp phần mềm và công nghệ tài chính.

Trưởng phòng nghiên cứu của TIN, Alex Dickson cho biết New Zealand đã tạo ra một khối lượng lớn các công ty công nghệ có lợi nhuận với phạm vi hoạt động toàn cầu trong hai thập kỷ qua.

"Một đặc điểm của các công ty này là sử dụng các chiến lược tuyển dụng năng động cân bằng giữa việc mở rộng trong và ngoài nước", Dickson cho biết.

Peters cho biết các thỏa thuận làm việc từ xa là một cách để quản lý tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng.

"Với nhóm ứng viên đủ tiêu chuẩn tại địa phương đang giảm dần, các nhà tuyển dụng ở New Zealand có thể cần mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình ra quốc tế và cung cấp các lựa chọn làm việc từ xa để thu hẹp khoảng cách kỹ năng và giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài".

Ông cho biết nhóm nhân viên có năng lực đang giảm dần cũng sẽ khiến các nhà tuyển dụng khó tuyển dụng những người có kỹ năng cần thiết để tích hợp AI với các chức năng CNTT, tài chính và kỹ thuật.

"Lực lượng lao động sẽ ngày càng cần phải học tập liên tục để theo kịp các xu hướng công nghệ đang phát triển. Chỉ thành thạo các hệ thống hiện tại thôi là chưa đủ. Khả năng thích ứng với các công cụ và nền tảng mới sẽ là điều quan trọng nhất".

AI thúc đẩy nhu cầu về các kỹ năng mềm

Peters cho biết mối quan tâm ngày càng tăng là tình trạng thiếu hụt kỹ năng mềm trong lực lượng lao động trẻ mới gia nhập thị trường, những người được nuôi lớn trong thời đại kỹ thuật số phát triển, sử dụng các phương tiện giao tiếp kỹ thuật số nhiều hơn giao tiếp mặt đối mặt, cộng tác và kỹ năng đàm phán.

"AI có thể thay thế các nhiệm vụ kỹ thuật, nhưng các nhiệm vụ đòi hỏi quản lý bên liên quan, giao tiếp, kỹ năng mềm bổ sung cho AI sẽ vẫn có nhu cầu cao".

Khan hiếm các ứng viên quản lý 

Peters cho biết nhu cầu về nhân tài quản lý cấp cơ sở và cấp đầu vào cũng ngày càng tăng, với nhiều ngành đang phải vật lộn để tìm kiếm các nhà quản lý và giám đốc điều hành cấp trung và cấp cao đủ tiêu chuẩn.

Nghiên cứu của Robert Walters chỉ ra rằng chỉ có 11% chuyên gia coi việc thăng tiến trong sự nghiệp là ưu tiên hàng đầu, với hầu hết nhân viên Thế hệ Z cho biết họ không muốn chịu thêm áp lực làm quản lý để đổi lấy chút phần thưởng bèo bọt.

"Sự phức tạp ngày càng tăng của các vai trò quản lý, đặc biệt là trong môi trường kết hợp và làm việc từ xa, cũng như sự khác biệt giữa các thế hệ đang khiến việc tìm kiếm những nhà quản lý trở nên khó khăn hơn".

Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay