// //]]> Mẹo làm mát ngôi nhà của bạn một cách tự nhiên không cần điều hòa

Breaking

Mẹo làm mát ngôi nhà của bạn một cách tự nhiên không cần điều hòa

Bạn có cảm thấy nóng không? Bạn không đơn độc đâu. Nhiều khu vực ở New Zealand sẽ lên đến 30 độ vào tuần này khi một đợt nắng nóng tràn về khắp đất nước.

nhung-cach-tu-nhien-de-lam-mat-ngoi-nha-cua-ban-ma-khong-ton-kemNhững cách tự nhiên để làm mát ngôi nhà của bạn mà không tốn kém. Ảnh: RNZ

Việc bật điều hòa ở mức công suất tối đa có thể khiến bạn thấy hấp dẫn đấy, nhưng tài khoản ngân hàng của bạn sẽ không lấy làm vui đâu. May mắn thay, các chuyên gia về thông gió Stephen McNeil và Tiến sĩ Manfred Plagmann có một số mẹo về cách làm mát ngôi nhà của bạn một cách tự nhiên - mà không phải trả hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng.

"Vấn đề cơ bản thực sự là lượng nhiệt mặt trời hấp thụ, chính ánh nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ là lý do chính khiến tòa nhà của bạn trở nên quá nóng", McNeil, một nhà khoa học xây dựng cấp cao tại Hiệp hội nghiên cứu xây dựng New Zealand (BRANZ) giải thích.

"Thực sự là phải quản lý hoặc giảm thiểu lượng nhiệt dư thừa đó và cách bạn vận hành ngôi nhà trong suốt cả ngày là rất quan trọng".

cac-chuyen-gia-ve-thong-gio-cua-branz-la-stephen-mcneil-va-tien-si-manfred-plagmann-co-mot-so-meo-ve-cach-lam-mat-ngoi-nha-cua-ban-vao-mua-he-nayCác chuyên gia về thông gió của BRANZ là Stephen McNeil và Tiến sĩ Manfred Plagmann có một số mẹo về cách làm mát ngôi nhà của bạn vào mùa hè này. 
Ảnh: Được cung cấp / Becky Collins

Mở cửa sổ có giúp ích không?

Chắc chắn rồi. Mở cửa sổ là một hình thức thông gió xả hiệu quả (xả không khí ấm ra khỏi nhà) - miễn là không khí bên ngoài không cao hơn không khí bên trong nhà bạn.

McNeil cho biết "Mở càng nhiều cửa sổ càng tốt, đặc biệt là khi bạn đi làm về, đó có thể là một cách hiệu quả để giải nhiệt".

Tiến sĩ Plagmann, nhà khoa học cấp cao của BRANZ, nói thêm rằng phương pháp này đặc biệt hiệu quả vào ban đêm.

"Hầu hết thời gian, đặc biệt là vào buổi tối và nửa đêm, nhiệt độ không khí bên ngoài thường mát hơn nhiệt độ trong nhà, vì vậy, đúng là phương pháp này hiệu quả và ít nhiều miễn phí".

Một số khu vực trong nhà có khó làm mát hơn những khu vực khác không?

Nhà bếp là một ví dụ rõ ràng, việc đun nấu làm tăng lượng nhiệt trong không gian đó dẫn đến việc quản lý trở nên khó khăn hơn. Nhưng theo McNeil, phòng ngủ là nơi mọi người sẽ cảm thấy điều đó nhiều nhất.

"Phòng ngủ vào buổi tối sẽ là điều mọi người nhận thấy rõ nhất, vì vậy chúng ta thường có giấc ngủ kém hơn trong mùa hè. Đó là lý do tại sao việc để cửa sổ mở qua đêm có thể khá hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng với điều kiện là bạn phải quản lý an ninh, côn trùng và tất cả những vấn đề khác đi kèm với thời điểm đó trong năm."

Liệu việc đặt một chiếc khăn ướt trên quạt có giúp ích không?

Nó có thể hiệu quả - miễn là không khí trong nhà bạn khô và không ẩm ướt.

"Về cơ bản, bạn đang tạo ra một máy làm mát bằng cách bay hơi, không khí thổi qua và làm bay hơi độ ẩm trên chiếc khăn đó. Bản chất là  bạn đang loại bỏ rất nhiều nhiệt để điều đó xảy ra, do đó, luồng không khí thoát ra sẽ được làm mát", McNeil nói.

"Tất nhiên, thách thức là bạn đang thêm một lượng lớn độ ẩm vào ngôi nhà của mình, vì vậy bạn vẫn cần phải duy trì thông gió... đôi khi nấm mốc có thể là một vấn đề khá lớn... và một khi trong phòng đã bão hòa không khí và không thể bốc hơi nữa, thì đó sẽ là một vấn đề.

"Vì vậy, khi độ ẩm quá cao cũng không có mấy tác dụng"

Tiến sĩ Plagmann cho biết nên thông gió bằng cách mở cửa sổ khi thử phương pháp này.

"Theo cách đó, không khí ẩm mà bạn tạo ra sẽ thoát ra ngoài và được thay thế bằng không khí khô, quá trình bốc hơi sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu ứng làm mát sẽ cao hơn nhiều."

cam-thay-nong-dung-khong-ban-khong-don-doc-dau-nhieu-noi-o-new-zealand-se-dat-30-do-vao-tuan-nayCảm thấy nóng đúng không? Bạn không đơn độc đâu. Nhiều nơi ở New Zealand sẽ đạt 30 độ vào tuần này. Ảnh: Unsplash

Nơi bạn đặt quạt có tạo ra sự khác biệt không?

Một số người thích hướng quạt ra ngoài cửa sổ, với ý tưởng rằng nó sẽ đẩy không khí nóng ra khỏi phòng và cho phép không khí lạnh, trong lành lưu thông. McNeil cho biết cách này có thể hiệu quả, nhưng sự khác biệt sẽ không đáng kể.

"Nó tận dụng lợi thế của việc dịch chuyển mật độ không khí đặc hơn hoặc không khí mát hơn, thay vì không khí nóng hơn ... sự khác biệt có lẽ không quá lớn nhưng sẽ có lợi ích, nhưng mức độ định lượng sẽ khác nhau tùy theo từng tình huống ... về cơ bản, đó là thông gió cửa sổ được hỗ trợ."

Tiến sĩ Plagmann cho biết quạt trần có thể là một cách hiệu quả hơn để làm mát, vì không khí lạnh di chuyển xuống và giúp mồ hôi của bạn bốc hơi tốt hơn.

"Quạt trần di chuyển không khí chậm rãi và do mồ hôi trên da của bạn, nó bốc hơi và làm mát bạn - không nhất thiết là ngôi nhà - nhưng nó làm mát bạn. Không khí di chuyển trên da của bạn và về cơ bản là lấy đi lớp ẩm."

Tạo một số bóng mát (bóng râm) bên ngoài có thể giúp ích

Tiến sĩ Plagmann cho biết tạo một số bóng mát bên ngoài cửa sổ của bạn, đặc biệt là ở hướng bắc và hướng  tây của ngôi nhà, có thể giúp ngăn chặn một số nhiệt.

"Những gì bạn thấy ở khu vực Địa Trung Hải là họ có những tấm cửa chớp bên ngoài cửa sổ, vì vậy bạn không để ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà. Thật không may, chúng tôi không thường xuyên làm như vậy ở New Zealand... các phương tiện che nắng khác như kéo rèm lại, thì lúc này nhiệt đã có trong nhà bạn nên nó chỉ làm nóng rèm và tỏa nhiệt vào bên trong.

"Bóng râm hiệu quả nhất khi ở bên ngoài tòa nhà, vì vậy nếu bạn có những chậu cây lớn, bạn có thể đặt chúng bên ngoài cửa sổ ... che nắng bằng mái hiên sẽ giúp ích rất nhiều."

Chườm mát cũng là một phương pháp hiệu quả

Một chiếc khăn ướt được đặt ở một số vị trí có thể tạo nên điều kỳ diệu trong việc làm mát nhiệt độ cơ thể của bạn, Tiến sĩ Plagmann nói.

"Trên vùng cổ, cổ tay của bạn, máu lưu thông gần với da ở đó, vì vậy nếu bạn đặt chúng dưới nước lạnh hoặc đặt một chiếc khăn ướt ở đó, bạn sẽ cảm thấy mát hơn ngay lập tức."

McNeil nói rằng tất cả là về sự bốc hơi mồ hôi. Đó là lý do tại sao ngủ với một chân ra khỏi chăn lại có cảm giác dễ chịu như vậy.

"Chân của bạn là một nhóm cơ khá lớn, vì vậy có khá nhiều khối lượng tiếp xúc với không khí mát mẻ... thế nên tốt nhất là đừng đắp chăn ở chân."

Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen

Previous Post Next Post

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay