// //]]> Bằng Chứng Về Việc Đối Xử Vô Nhân Đạo Tại Cơ Sở Dành Cho Trẻ Thiểu Năng Trí Tuệ

Breaking

Bằng Chứng Về Việc Đối Xử Vô Nhân Đạo Tại Cơ Sở Dành Cho Trẻ Thiểu Năng Trí Tuệ

Theo báo cáo, bằng chứng về "hành vi vô nhân đạo" được sử dụng thường xuyên tại một cơ sở dành cho trẻ em thiểu năng trí tuệ, tại đây một trẻ em đã bị giam giữ biệt lập trong 62 ngày.

Một báo cáo gần đây đã chỉ ra việc sử dụng biện pháp biệt giam tại một cơ sở dành cho trẻ em và thanh thiếu niên thiểu năng trí tuệ. Ảnh: RNZ

Ủy ban Trẻ em và Thanh thiếu niên đã thực hiện một chuyến thăm bất ngờ đến cơ sở Hikitia Te Wairua ở Porirua vào tháng 4, và đã công bố một báo cáo nêu rõ các hành vi vi phạm nhân quyền. 

Báo cáo chỉ ra rằng việc sử dụng các biện pháp đối xử "vô nhân đạo" và "làm nhục" đã vi phạm các hiệp ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hành vi đối xử tàn bạo đối với trẻ em.

Tuy nhiên, hai bộ của chính phủ đã chỉ trích báo cáo này.

Cơ sở  tại Porirua không đáp ứng với các tiêu chí cần thiết, với không gian điều trị hạn chế, nghèo nàn và tình trạng nhân viên không đảm bảo an toàn. Báo cáo kết luận rằng dịch vụ quốc gia hiện tại không đáp ứng được nhu cầu đối với trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

Tiến sĩ Claire Achmad, chủ tịch Ủy ban Trẻ em bày tỏ: "Chúng tôi đã phát hiện bằng chứng cho thấy một đứa trẻ đã bị giam giữ biệt lập trong khoảng 62 ngày, đồng thời cũng phát hiện ra một số trẻ em khác đã bị nhốt tại các cơ sở dành cho người lớn."

Dr Claire Achmad Photo: RNZ / Cole Eastham-Farrelly

Achmad cho biết việc giam giữ biệt lập trẻ em và thanh thiếu niên có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài. Một trẻ em bị nhốt trong hai tháng đã nói rằng mình bị đối xử như động vật: "Họ nhốt chúng tôi trong phòng và đối xử với chúng tôi như những con chó."

Cả Bộ Y tế và Bộ Phát triển Xã hội đã chỉ trích báo cáo, cho rằng nó thiếu bối cảnh và không phản ánh đầy đủ tình hình

Họ nhấn mạnh rằng việc giam giữ có thể là cần thiết trong một số trường hợp để bảo vệ an toàn cho trẻ em và nhân viên, khi trẻ có hành vi bạo lực hoặc gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.

"Lũ trẻ có những hành vi bạo lực nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại cho cơ sở và gây tổn hại đáng kể cho nhân viên chăm sóc, như gãy xương và chấn thương đầu. Điều này có nghĩa là một số biện pháp hạn chế như biệt giam, luôn là biện pháp cuối cùng, nhằm giữ an toàn cho những đứa trẻ khác, nhân viên chăm sóc và cộng đồng."

Hệ thống báo cáo và giám sát của cơ sở được cho là thiếu sót về mặt ghi chép và trách nhiệm giải trình.

Cơ sở này phản đối lời cáo buộc, nói rằng biện pháp này đã không được sử dụng kể từ tháng 3.

Nhưng bất chấp những cuộc phản đối đó, cả hai bộ đều chấp nhận 12 phát hiện của báo cáo.

Báo cáo chỉ ra: "Nhóm thanh thiếu niên đang được chăm sóc tại Hikitia Te Wairua thường có biểu hiện hành vi không ổn định. Nhân viên chăm sóc không có chuyên môn để giải quyết những tình huống này, và đó là lý do tại sao việc giam giữ cuối cùng lại được sử dụng.Kể từ tháng 3 năm nay, không có trẻ em hoặc thanh thiếu niên nào bị giam giữ biệt lập tại cơ sở Hikitia Te Wairua."

Báo cáo đề xuất những cải cách

Báo cáo đưa ra 12 khuyến nghị, bao gồm:

- Kiểm tra lại khẩn cấp việc trẻ em bị biệt giam tại Hikitia Te Wairua,nhằm giảm và loại bỏ việc sử dụng biện pháp này.

- Xem xét và cắt giảm việc sử dụng các khoa nội trú dành cho người lớn để điều trị trẻ em dưới 18 tuổi.

- Nên tạo một khoa điều trị chuyên biệt cho trẻ em có rối loạn hành vi và cảm xúc, nhằm giúp trẻ ổn định và hòa nhập với cộng đồng.

- Nhân viên cần được đào tạo toàn diện.

Theo rnz.co.nz - Pepper

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay