// //]]> Nên hay không truy tố tội tàng trữ cần sa?

Breaking

Nên hay không truy tố tội tàng trữ cần sa?

Thu giữ cần sa trong một chiếc xe tải sau cuộc đột kích khiến công dân Việt Nam bị trục xuất.. (Nguồn: Cảnh sát New Zealand)Thu giữ cần sa trong một chiếc xe tải sau cuộc đột kích khiến công dân Việt Nam bị trục xuất.. (Nguồn: Cảnh sát New Zealand)

Nhiều người dân New Zealand đang phải đối mặt với các cáo buộc về tội tàng trữ cần sa sau chỉ thị cách đây 5 năm là không được truy tố trừ khi việc đó vì lợi ích công cộng.

Năm 2019, Lạm dụng Ma túy (Hiệu chỉnh) đã được thông qua thành luật, trao cho cảnh sát quyền quyết định có nên truy tố hay không khi phát hiện ai đó tàng trữ ma túy bất hợp pháp để sử dụng cá nhân.

Cảnh sát được chỉ thị xem xét liệu việc truy tố có cần thiết vì lợi ích công cộng hay liệu cách tiếp cận tập trung vào sức khỏe sẽ có lợi hơn.

(Nguồn: 1News)(Nguồn: 1News)

Dữ liệu của Bộ Tư pháp cho thấy có hơn 2100 cáo buộc tàng trữ cần sa được đệ trình vào năm 2019, nhưng con số này đã giảm xuống còn khoảng 1800 vào năm sau khi có chỉ thị.

Đến năm 2021, các cáo buộc đã giảm xuống dưới 1300.

Tuy nhiên, xu hướng này hiện đang đảo ngược, với các cáo buộc lại tăng từ hơn 1500 cáo buộc từ 2 năm trước lên gần 1800 trong năm vừa qua.

Một chỉ thị của Chính phủ năm 2019 về việc xem xét liệu việc truy tố có liên quan lợi ích công cộng hay không đã dẫn đến sự sụt giảm, nhưng hiện tại các cáo buộc lại tăng trở lại. (Nguồn: 1News)Một chỉ thị của Chính phủ năm 2019 về việc xem xét liệu việc truy tố có liên quan lợi ích công cộng hay không đã dẫn đến sự sụt giảm, nhưng hiện tại các cáo buộc lại tăng trở lại. (Nguồn: 1News)

Người phát ngôn của cảnh sát Lao động, Ginny Andersen cho biết việc tăng truy tố "có vẻ không công bằng".

"Có sự gia tăng các hành vi phạm tội cấp thấp đối với người New Zealand, nhưng tội phạm quốc tế hoạt động trên quy mô lớn lại được tha bổng".

Bình luận của bà được đưa ra sau khi 11 công dân Việt Nam bị Cục Di trú New Zealand bắt giữ và trục xuất sau một vụ bắt giữ gần đây, trong đó tổng cộng 3385 cây cần sa và 48kg nụ khô được tìm thấy trong những ngôi nhà cho thuê ở Auckland. Số ma túy bị tịch thu có giá trị khoảng 18 triệu đô.

'Các tổ chức tội phạm có tổ chức chặt chẽ'

Bộ trưởng bộ Cảnh sát, Mark Mitchell bảo vệ quyết định trục xuất những công dân Việt Nam về nước thay vì truy tố họ.

Ông cho biết các tổ chức tội phạm này "có tổ chức chặt chẽ" và ở đây vì "những lý do sai trái".

"Thực ra, việc đưa họ lên máy bay và trục xuất họ về nước dễ hơn nhiều. Tôi nghĩ rằng đây là một khoản chi phí lớn cho người nộp thuế ở đây, nó làm tắc nghẽn hệ thống tư pháp và tòa án của chúng ta".

Người phát ngôn của cảnh sát Đảng Xanh, Tamatha Paul cho biết việc sử dụng và phân phối ma túy nên được coi là vấn đề sức khỏe chứ không phải là vấn đề tư pháp hình sự.

"Cần phải phi hình sự hóa, hợp pháp hóa và quản lý cần sa để bạn không phải chịu những hậu quả như thế này và để mọi người đến Aotearoa và kiếm lợi nhuận từ việc này".

Mitchell cho biết cảnh sát "đang làm một công việc xuất sắc về mặt điều tra - xác định, buộc tội, truy tố".

Theo 1news.co.nz – Noo Thuyen

Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay