Thông tin về sân bay Dunedin đã trở nên “viral” và trở thành
tiêu điểm của các bản tin trên toàn cầu sau khi áp dụng giới hạn thời gian ôm
trong ba phút.
Giới hạn thời gian trong khu vực trả khách miễn phí của sân
bay là để cải thiện lưu lượng giao thông và an toàn xung quanh nhà ga.
Bất kỳ ai muốn tạm biệt lâu hơn sẽ phải tìm một chỗ trong
bãi đậu xe.
Giám đốc điều hành sân bay Dunedin- Dan De Bono đã phát biểu
trên chương trình Checkpoint của RNZ vào đầu tháng này và thú nhận rằng ông là
"một người thích ôm".
Họ đã cố gắng tạo ra một chút vui vẻ với thông báo này, ông
nói.
"Nó đã gây ra khá nhiều tranh cãi, chúng tôi đã có khá
nhiều cuộc thảo luận".
Đài CNN của Hoa Kỳ đã đưa nó vào bản tin du lịch hàng tuần của
mình dưới tiêu đề "Bắt chuyến bay, không bắt cảm xúc". (Catch fights,
not feeling)
Tờ New York Post đã đưa ra góc nhìn "vô nhân đạo",
trong khi tờ Times of India cho biết "quy tắc kỳ quặc" đã "gây
ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng".
Trang web Independent của Anh đã đưa vấn đề lên một mức độ
nghiêm trọng hơn, lưu ý rằng tại Anh, hơn một phần ba các sân bay lớn đã tăng
phí trả khách cho tài xế trong năm qua.
"Bảy trong số 20 sân bay được phân tích đã tăng cái gọi
là phí 'hôn và bay' - thường được đánh thuế khi trả khách càng gần nhà ga càng
tốt".
Một bài đăng trên Facebook có ảnh biển báo "Thời gian
ôm tối đa 3 phút" cũng đã có hơn 56.000 lượt thích và hơn 1400 bình luận.
"Bạn không thể đặt giới hạn thời gian cho những cái ôm!
Điều đó thật vô nhân đạo", một người viết.
Những người khác ủng hộ hơn, cho rằng giới hạn như vậy sẽ hữu
ích ở những nơi khác.
"Ôi trời, các hàng phụ huynh đứng đợi đưa đón học sinh
cần một biển báo tương tự (Thời gian ôm tối đa 10 giây)".
Câu chuyện đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền
thông quốc tế.
Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen