Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, mức độ 'acid hóa các đại dương' trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.
Acid hóa đại dương là quá trình giảm liên tục độ pH của các đại dương trên Trái đất, gây ra do sự hấp thụ CO2 từ khí quyển Acid hóa đại dương là hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong các đại dương trên Trái Đất do sự hấp thu khí CO₂ mà quá trình tác động của con người thải ra khí quyển.
Báo cáo đã nêu chi tiết chín yếu tố quan trọng để duy trì sự sống của hành tinh. Trong đó có sáu yếu tố, ranh giới an toàn đã bị phá vỡ trong những năm gần đây do hoạt động của con người. Quá trình acid hóa đại dương có thể sớm trở thành yếu tố thứ bảy bị phá vỡ.
Các ngưỡng an toàn đã bị vượt qua bao gồm biến đổi khí hậu; các loài tự nhiên tuyệt chủng, mất môi trường sống tự nhiên và nước ngọt; cùng với sự gia tăng chất gây ô nhiễm như nhựa và phân bón hóa học.
Đại dương hiện đang đối mặt với nguy cơ acid hóa, ngưỡng an toàn sắp bị phá vỡ chủ yếu là do lượng khí thải carbon dioxide (CO2) ngày càng tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Boris Sakschewski, một trong những tác giả chính của báo cáo, cho biết khi lượng khí thải CO2 tăng lên, nhiều CO2 hòa tan trong nước biển, điều này có nghĩa là việc nước biển sẽ “chua”.
Ông cũng nhấn mạnh: "Ngay cả khi có sự cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải, một số mức độ acid hóa nhất định có thể là không thể tránh khỏi do lượng CO2 đã thải ra và thời gian để hệ thống đại dương phản ứng. Do đó, việc vượt qua ngưỡng acid hóa đại dương dường như là điều không thể tránh khỏi trong những năm tới".
Theo rnz.co.nz - Pepper