Phân tích: Các công ty bảo hiểm sẽ cần phải đổi mới khi đối mặt với tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng, Christopher Whitehead - Giảng viên Luật tại Đại học Công nghệ Auckland- đã viết trên The Conversation.
Sau một loạt các thảm họa thiên nhiên - từ trận động đất Canterbury đến Bão Gabrielle – phát sinh sự nghi ngờ từ các chủ nhà ở New Zealand về các lựa chọn bảo hiểm nào có giá trị thực sự.
Ngày càng có nhiều ngôi nhà ở một số khu vực mà không thể bảo hiểm - hoặc là khó để bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm cho rằng rủi ro quá cao để có thể chi trả về mặt tài chính, khiến những chủ nhà trong khu vực bị ảnh hưởng đó rơi vào tổn thất.
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để các công ty bảo hiểm có thể tiếp tục cung cấp các chính sách - trong khi vẫn quản lý rủi ro ngày càng tăng do thiên tai - đang trở nên khó có thể bỏ qua.
Các công ty bảo hiểm sẽ phải khảo sát các mô hình thay thế và đổi mới để thích ứng với những thay đổi trong tương lai tại New Zealand.
Các công ty bảo hiểm trở nên thận trọng
Không có yêu cầu chung nào ở New Zealand rằng các công ty bảo hiểm phải bảo hiểm cho bất kỳ ngôi nhà nào hoặc bất kỳ ngôi nhà nào thực sự phải được bảo hiểm.
Các tập đoàn pháp nhân là một ngoại lệ. Họ phải bảo hiểm các đơn vị mà họ quản lý. Các bên cho vay thế chấp cũng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm nhà như một phần trong các điều kiện cho vay của họ.
Khi chủ nhà mua bảo hiểm, rủi ro về một số tổn thất do thiên tai sẽ tự động được Ủy ban Rủi ro Thiên tai Natural Harzards Commission (trước đây gọi là Ủy ban Động đất) chi trả.
Ngay cả khi hợp đồng bảo hiểm nhà có nội dung loại trừ phạm vi bảo hiểm thiên tai này, luật pháp vẫn sẽ coi phạm vi bảo hiểm này là đã bao gồm. Đồng thời, các khoản chi trả chỉ do các công ty bảo hiểm quản lý chứ không phải do họ thực hiện.
Trận động đất ở Canterbury khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại 21 tỷ đô và Ủy ban Rủi ro Thiên tai thiệt hại 10 tỷ đô. Và rủi ro thiên tai nói chung có thể khiến các công ty bảo hiểm trở nên quá thận trọng. Họ ngày càng rút khỏi các khu vực mà họ đánh giá là "rủi ro cao".
Tuy nhiên, sẽ có những thay đổi trong tương lai.
Từ giữa năm 2025, các công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ chung là "đối xử công bằng với người tiêu dùng". Cơ quan thị trường tài chính – cơ quan chịu trách nhiệm thực thi luật thị trường tài chính – có khả năng coi việc từ chối bảo hiểm nhà ở cho bất kỳ người tiêu dùng nào là vi phạm nghĩa vụ.
Nói cách khác, Cơ quan thị trường tài chính có thể buộc các công ty bảo hiểm phải bảo hiểm hầu hết các ngôi nhà trong cả nước.
Các lựa chọn bảo hiểm mới
Các lựa chọn bảo hiểm bảo vệ nhà ở trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác giữa khu vực công và tư.
Nhiều giải pháp tiềm năng cụ thể về cách các công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro. Một công ty bảo hiểm có thể giảm phí bảo hiểm của bạn như một động lực để bạn "bảo vệ ngôi nhà của mình trước thảm họa". Nếu bạn không làm vậy, công ty bảo hiểm có thể tăng phí bảo hiểm của bạn và giới hạn số tiền chi trả cho bạn, với các khoản khấu trừ hoặc giới hạn được cá nhân hóa.
Công ty bảo hiểm thậm chí có thể cung cấp bảo hiểm "tham số", chi trả ít hơn bảo hiểm truyền thống nhưng nhanh hơn.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một hợp đồng bảo hiểm nhà ở bảo hiểm cho bất kỳ trận động đất nào có tâm chấn cách nhà bạn 500 km và có cường độ từ mức sáu trở lên.
Một chính sách truyền thống sẽ chi trả dựa trên mức độ tổn thất đã gây ra (căn cứ theo báo cáo của một giám định viên tổn thất). Một chính sách tham số chỉ đơn giản là chi trả một khoản tiền nhỏ đã thỏa thuận trước, dựa trên thực tế là trận động đất đã xảy ra.
Một chính sách tham số sẽ không yêu cầu bạn phải chứng minh bất kỳ "tổn thất" thực tế nào - ngoài sự thật là ngôi nhà của bạn nằm trong vùng thiên tai.
Mặc dù bảo hiểm tham số tương đối mới trên toàn thế giới, nhưng đây là giải pháp hiệu quả để quản lý rủi ro thiệt hại do thiên tai.
Tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm và 'trái phiếu thảm họa'
Một công ty bảo hiểm cũng có thể chuyển rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác - chẳng hạn như "công ty tái bảo hiểm". Nếu công ty bảo hiểm phải chi trả cho bảo hiểm của bạn, thì công ty tái bảo hiểm đó phải chi trả cho công ty bảo hiểm một phần của khoản đó.
Công ty bảo hiểm thậm chí có thể "đồng bảo hiểm" rủi ro. Đồng bảo hiểm là khi hai hoặc nhiều công ty bảo hiểm chi trả các phần khác nhau của cùng một rủi ro. Vì vậy, nếu bạn đồng bảo hiểm nhà của mình, bạn sẽ có hai hoặc nhiều công ty bảo hiểm, mỗi công ty chịu trách nhiệm cho một phần của bất kỳ khiếu nại nào.
Sau đó, có khả năng chuyển rủi ro được bảo hiểm cho các thực thể thậm chí không phải là doanh nghiệp bảo hiểm. Ở một số quốc gia (như Bermuda, Quần đảo Cayman và Ireland), công ty bảo hiểm có thể biến rủi ro thành "trái phiếu thảm họa" (castastrophe bond viết gọn là cat bond).
Theo trái phiếu thảm họa, công ty bảo hiểm sắp xếp để các chuyên gia đầu tư cho công ty vay vốn để đổi lấy lãi suất cho các khoản vay. Cuối cùng, công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả vốn, trừ khi có một thảm họa thiên nhiên cụ thể. Trong trường hợp đó, công ty bảo hiểm sẽ giữ lại vốn, cho phép công ty trả tiền cho những khách hàng bị ảnh hưởng.
Công ty bảo hiểm thậm chí có thể sử dụng trái phiếu thảm họa để tạo ra một "vòng tuần hoàn có lợi". Cụ thể hơn, công ty bảo hiểm có thể tái đầu tư vốn vào "một dự án giúp giảm hoặc ngăn ngừa tổn thất do rủi ro liên quan đến khí hậu được bảo hiểm" (chẳng hạn như lũ lụt).
Bảo vệ ngành bảo hiểm trước thảm họa
Chìa khóa để cải thiện tình hình sẽ là các khu vực công và tư nhân cùng nhau làm việc để giảm thiểu các thảm họa liên quan đến khí hậu - và ít nghiêm trọng hơn khi chúng xảy ra.
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã tư vấn về cách các khu vực có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến khí hậu. Nhưng họ cũng có những tiến bộ tương tự để giảm thiểu rủi ro thiệt hại do thiên tai nói chung, đặc biệt là từ động đất.
Điều quan trọng là phải xây dựng những ngôi nhà có khả năng chống chịu thảm họa tốt hơn. Và điều quan trọng nữa là phải giải quyết một vấn đề lớn mà nhiều người không nhất thiết coi là liên quan đến bảo hiểm - chi phí nhà ở.
Nếu người dân New Zealand muốn sở hữu nhà không phải đầu tư quá nhiều tiền vào nhà ở như hiện nay, thì rủi ro thiệt hại về nhà ở có thể ít đáng lo ngại hơn. Thiên tai sẽ không nhất thiết phải có nghĩa là thảm họa tài chính nhiều như hiện nay.
Trong khi đó, các lựa chọn bảo hiểm sáng tạo sẽ ngày càng trở nên cần thiết hơn.
Theo 1news.co.nz – Duong Nguyen