// //]]> Quần đảo Marquesas được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO

Breaking

Quần đảo Marquesas được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO

Quần đảo Marquesas ở Polynésie thuộc Pháp đã chính thức được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Sự công nhận này được thông báo trong cuộc họp của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO trong phiên họp lần thứ 46 tại New Delhi, Ấn Độ, vào thứ sáu vừa qua.

Tượng đá Tiki trên Hiva Oa, Thung lũng Puamau, quần đảo Marquesas. Ảnh: UNESCO

Việc phân loại "Te Henua Enata" - Quần đảo Marquesas, "vùng đất của con người" - dựa trên hai giá trị văn hóa và tự nhiên, theo tổ chức Liên Hợp Quốc, đây là "một minh chứng đặc biệt về sự chiếm đóng lãnh thổ của quần đảo Marquesas bởi một nền văn minh nhân loại đã đến đây bằng đường biển vào khoảng năm 1000 CN và phát triển trên những hòn đảo biệt lập này từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19".

Ngoài ra, quần đảo này còn là điểm nóng về đa dạng sinh học, nơi kết hợp các hệ sinh thái biển và trên cạn độc đáo và được bảo tồn nguyên vẹn.

"Phần lớn trung tâm Quần đảo đều mang tính đặc hữu, với hệ thực vật quý hiếm và đa dạng, cùng sự phong phú của các loài sinh vật biển đặc trưng và cũng là một trong những nơi có quần thể chim biển đa dạng nhất ở Nam Thái Bình Dương.

Hiva Oa, một trong những hòn đảo của quần đảo Marquesas ở Polynésie thuộc Pháp. Ảnh: Đài truyền hình Tahiti Nui

" Vùng biển Marquesan hầu như không có sự khai thác của con người, được đánh giá là một trong những vùng biển hoang dã cuối cùng trên thế giới.”

"Khu vực này còn chứa đựng nhiều di tích khảo cổ, từ các công trình bằng đá khô đồ sộ đến các bức tượng được điêu khắc bằng đá."

Thông báo của Liên Hợp Quốc đã tạo ra những phản ứng tích cực và niềm vui sướng tại Polynésie thuộc Pháp, nơi hiện đang tổ chức các sự kiện lướt sóng trong khuôn khổ Thế vận hội Paris.

Chính phủ Polynésie thuộc Pháp cho biết sự công nhận của Liên Hợp Quốc đã phải đợi chờ 30 năm.

"Đây là một bước tiến mới trong lịch sử của Quần đảo Marquesas và Polynésie thuộc Pháp.’’

"Nó mang lại sự công nhận quốc tế và triển vọng phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai."

Đây cũng là di sản thứ hai của Polynésie thuộc Pháp được Liên hợp quốc công nhận, sau cảnh quan văn hóa Taputapuātea vào năm 2017.

Tổng thống Polynésie thuộc Pháp, ông Moetai Brotherson phát biểu với giới truyền thông địa phương: "Bây giờ, chúng ta phải đảm bảo rằng phân loại này vẫn được duy trì. Chúng ta phải bảo tồn các khu di tích và tuân thủ tất cả các quy tắc phân loại của UNESCO."

Một bức tượng đá trên đảo Nuku Hiva, quần đảo Marquesas. Ảnh: UNESCO

Moerani Frébault, nghị sĩ mới đắc cử của Polynésie thuộc Pháp tại Quốc hội Pháp, người đến từ Marquesas, cho biết đây là "niềm tự hào và niềm vui lớn đối với Marquesas, cũng như toàn bộ Polynésie thuộc Pháp".

"Chúng tôi đã chờ đợi điều này trong 30 năm. Đây thực sự là khoảnh khắc tuyệt vời cho Polynésie thuộc Pháp... Chúng tôi không chỉ ăn mừng Thế vận hội, mà còn ăn mừng việc xếp hạng của quần đảo Marquesas."

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã đến thăm Hiva Oa vào năm 2021 và đã ủng hộ việc phân loại của Liên hợp quốc đối với Marquesas, đã viết trên mạng xã hội X: "Thật là niềm tự hào cho nước Pháp!"

"Đây là một kho báu thế giới về đa dạng sinh học và văn hóa mà chúng ta phải bảo tồn bằng mọi giá", tổng thống viết.

Điệu nhảy văn hóa trong lễ hội văn hóa Marquesas năm 2023. Ảnh: Comothe

Quần đảo Marquesas cũng đã ảnh hưởng đến nhiều nhà nghệ thuật, chẳng hạn như tác giả người Anh Robert Louis Stephenson và nhà văn người Mỹ Herman Melville, trong nhiều thế kỷ qua.

Họa sĩ người Pháp Paul Gauguin và tác giả/ca sĩ người Bỉ Jacques Brel đã sống ở đó vào những năm cuối đời và cũng được chôn cất cùng nhau, trên đảo Hiva Oa.

Album cuối cùng của Brel, phát hành năm 1977, chỉ có tựa đề đơn giản là "Les Marquises".

Theo rnz.co.nz - Pepper
Previous Post
Previous Post Next Post

Du lịch

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay