Một nhà phát triển cho biết không thể nào có chuyện Kiwis sẽ sớm được cung cấp những căn hộ nhỏ xinh xắn như ở Paris và Rome.
Bộ trưởng Nhà ở - Chris Bishop cho biết hôm thứ Năm rằng các kế hoạch của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng ở các khu vực đô thị và vùng ven thành phố nghĩa là cả nước sẽ tràn ngập những ngôi nhà mới.
Ông đã công bố sáu thay đổi, trong đó có cải thiện mật độ xây dựng, bãi bỏ diện tích sàn tối thiểu cho các căn hộ, yêu cầu các thành phố cho phép mở rộng ở vùng ven đô thị và thiết lập các mục tiêu tăng trưởng nhà ở.
Nhà phát triển bất động sản Christchuch, ông Vincent Holloway, đồng thời là giám đốc điều hành của Brooksfield, cho biết động thái bãi bỏ các quy tắc về kích thước đối với các căn hộ sẽ có nguy cơ khiến những ngôi nhà nhỏ một cách quá thể lại được trở thành những ngôi nhà giá cả phải chăng mới.
Ông nói với Morning Report rằng những thay đổi của chính phủ đang thay đổi hoàn cảnh hiện tại thành một thị trường tự do hơn cho các nhà phát triển
Điều đó có nghĩa là các nhà phát triển có thể "xây dựng bất cứ thứ gì và để thị trường quyết định những gì thị trường muốn", theo một số khía cạnh thì điều này là tích cực.
"Thật không may ở New Zealand ... điều này sẽ dẫn đến một số tòa nhà cực kỳ xấu xí."
Sẽ có một thị trường cho các căn hộ nhỏ, tuy nhiên, không có khả năng chúng sẽ bắt chước các khu chung cư đầy phong cách có thể thấy ở Paris hay Rome.
"Chúng cực kỳ đáng yêu, chúng có cửa sổ lớn, ban công mở ra phố và bạn sẽ có một nơi ở tuyệt vời."
Ông dự đoán các nhà phát triển sẽ xây dựng các căn hộ nhỏ nhất có thể, được gọi là căn hộ hộp giày (shoebox apartment), sẽ trở thành nhà ở giá rẻ mới.
Họ sẽ có những cửa sổ mái hiên nhỏ trong các khu chung cư nằm trong bóng râm.
"Khi thiếu nhà ở và mọi người phải chọn những gì thuận tiện nhất thì chắc chắn mọi thứ sẽ diễn ra theo hướng đó."
Hiện tại, các nhà phát triển thường giới hạn ở mức tối thiểu 50 mét vuông, một phần là do các quy định của ngân hàng.
"Điều đó chắc chắn sẽ phải thay đổi vì khi bạn xem xét những căn hộ nhỏ này, đó là những người mua nhà lần đầu và những người đang tìm kiếm một ngôi nhà giá rẻ hơn."
Holloway cho biết ông là một người phản đối tình trạng đô thị hóa, tuy nhiên, động thái thúc đẩy các hội đồng nới lỏng ranh giới thành thị/nông thôn cuối cùng sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn và sẽ giúp đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhà ở và mang đến cho mọi người nhiều sự lựa chọn hơn.
Những phát triển thời điểm hiện tại có thể mất nhiều năm để diễn ra và những chi phí bổ sung cuối cùng được chuyển cho người mua.
"Bằng cách mở rộng và làm cho nó thoải mái hơn, việc xây nhà sẽ nhanh hơn và cuối cùng sẽ rẻ hơn vì tốc độ đó."
"Nhưng bạn cũng có nguy cơ có được những nơi cực kỳ xấu xí, điều gì cũng có hai mặt của nó cả."
Giáo sư xây dựng John Tookey của Đại học Công nghệ Auckland cho biết ông không muốn thấy những hộ gia đình sống trong những căn hộ siêu nhỏ tạo ra "những khu ổ chuột nhỏ xíu", điều đó không mang lại trải nghiệm sống tốt.
Bill McKay, giảng viên cao cấp tại Khoa Kiến trúc và Quy hoạch của Đại học Auckland, cho biết ông đã thấy rất nhiều ví dụ tồi tệ. Khi ông nhìn dọc theo Phố Hobson và Phố Nelson ở Auckland, chúng được xếp thành hàng với những dãy căn hộ kiểu shoebox.
"Không có gì xảy ra ở tầng trệt, chúng rất ảm đạm."
Giáo sư Tookey cho biết phát triển nội thành không bị hạn chế không phải là cách thông minh nhất vì những vấn đề thường nhật về hệ thống thoát nước, nước mưa chảy tràn và nguồn cung cấp nước là trọng tâm.
"Việc nhồi nhét ngày càng nhiều người vào các thành phố không nhất thiết là một kết quả tốt khi cuối cùng chúng ta đang thiếu hụt đầu tư cơ sở hạ tầng trong nhiều thập kỷ. "
Nhu cầu cấp thiết về cơ sở hạ tầng
Thị trưởng Whangārei Vince Cocurullo, thành viên của Hội đồng chính quyền địa phương New Zealand, cho biết các khu vực đô thị chỉ có thể tăng cường nếu chúng có cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Trong khi một số hội đồng như của ông đã có quy hoạch và cơ sở hạ tầng cho sự phát triển trong tương lai, ông thừa nhận rằng có những hội đồng khác không có.
Ông chỉ ra những rủi ro khi xây dựng cái gọi là khu ổ chuột và kinh nghiệm của Auckland, nơi các căn hộ nhiều tầng đã góp phần gây ra thiệt hại do bão ở các vùng lũ lụt.
"Vì vậy, vấn đề là đưa sự phát triển vào và đưa cơ sở hạ tầng vào lòng đất để đáp ứng nhu cầu phát triển."
"Không có ích gì khi nhìn lại việc đổ rất nhiều bê tông khắp nơi và không có khả năng thoát nước mưa để thực sự giải quyết vấn đề đó."
Liên minh đã ra hiệu rằng họ sẽ chia cho các hội đồng 50% doanh thu thuế GST (Goods and services tax) đối với các công trình xây dựng mới nhưng điều đó không nằm trong thông báo hôm Thứ Năm.
"Đó là điều mà chính quyền địa phương LGNZ đã thúc đẩy mạnh mẽ trong suốt chặng đường."
Trong khi Bishop dường như cho rằng các hội đồng phải chịu một phần trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nhà ở, Cocurullo cho biết họ luôn phải tuân theo chính sách của chính phủ cho dù đó là về chính sách Three Waters hiện đã không còn tồn tại hay những thay đổi đối với Bộ luật Xây dựng.
Đối với các tòa nhà chung cư bên cạnh các trung tâm giao thông, các hội đồng sẽ cần đảm bảo rằng họ có đủ khả năng để đưa điều đó vào.
Ông cho biết, “có lẽ không thực tế” khi xây dựng các tòa nhà chung cư nhiều tầng ở những khu vực chủ yếu là nhà một tầng.
Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen