Các nhà bảo tồn ở New Zealand thường có những phản ứng tiêu cực đối với Possum vì chúng giết chết các loài chim bản địa và lây lan bệnh dịch.
Tuy nhiên, tiến sĩ Emily Major – một học giả và nhà bảo tồn ở Christchurch, cho rằng loài động vật này không đáng bị đối xử tàn nhẫn chỉ vì sự tồn tại của chúng.
"Possum xuất hiện ở NZ do quá trình di dân của con người, cũng là nạn nhân của quá trình này. Chúng được đưa đến đây không phải lỗi của chúng, vậy tại sao chúng ta không thể đối xử với chúng bằng sự cảm thông?"
Nghiên cứu của Major dựa trên Chủ nghĩa đẳng cấp loài - những thành kiến mà chúng ta có đối với động vật không phải con người và điều này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của chúng ta với chúng.
Khi chuyển đến Aotearoa từ Canada - nơi Opossum Virginia bản địa được "tôn sùng" vì giúp giảm bệnh Lyme (một bệnh viêm nhiễm do bọ ve đốt) - cô đã bị sốc trước cách người NZ nhìn nhận tiêu cực đối với loài Possum đuôi cọ.
Trong luận án tiến sĩ của mình với chủ đề “Possum là một phần của NZ, cũng như cá và khoai tây chiên”, Major đã phỏng vấn 25 người từ nhiều khu vực khác nhau về quan niệm của họ về loài Possum.
Tựa đề - trích dẫn từ một trong những người được phỏng vấn – phản ánh sự thật rằng kể từ khi được đưa đến vào thế kỷ 19, cho dù tốt hay xấu, Possum đã trở thành một phần của xã hội New Zealand.
Major nói ràng chiến dịch “Predator Free 2050” đang truyền tải thông điệp rằng để bảo vệ môi trường bản địa của New Zealand, mỗi người dân NZ cần phải tin rằng "Possum là xấu".
"Chúng ta cần tìm ra những cách thức nhân đạo và tử tế hơn để kiểm soát [Opossum] thay vì giết hàng loạt, và theo một cách nào đó tương đương tôn vinh và ghi nhận những hành động tàn ác nhất.
"Tôi không nói rằng mọi người tham gia vào bất kỳ biện pháp kiểm soát sâu bọ nào đều tàn nhẫn. Đó không phải là điều tôi đang nói. Nhưng với tư cách là một xã hội, chúng ta cần xem xét 'ý nghĩa nhân đạo' là gì và cách nó trở thành một phần của hoạt động bảo tồn." .'
Major thấy " đáng quan ngại" khi trẻ em được khuyến khích quan sát và đối xử Possum tại các sự kiện như “Cuộc thanh trừng Possum hàng năm của Trường Tiểu học Paparoa”.
“Lần đầu tiên tôi nghe về điều này, giống như 'Hả?' … Tôi nghĩ nó thật thú vị, một cách tệ hại”.
Major nói rằng cô ấy không chỉ trích những đứa trẻ tham gia kiểm soát dịch hại hoặc cha mẹ của chúng, mà tôi quan ngại hơn về những gì đang được khuyến khích ở cấp độ xã hội.
"Chúng ta đang hợp tác với nhau để cố gắng loại bỏ Possum theo cách đó – dựa trên ý kiến của những người tham gia nghiên cứu - không nhất thiết là cách lành mạnh nhất để [trẻ em] phát triển sự đồng cảm.
"Điều thực sự quan trọng là việc bảo tồn, đặc biệt là giáo dục và các chương trình bảo tồn, phải được cân nhắc và quản lý thực sự cẩn thận, đặc biệt khi có sự tham gia của trẻ em. Tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta cần một cuộc cải tổ giáo dục."
Major nói: Thật dễ dàng khi đổ lỗi cho Possum là 'kẻ thù công khai số một', nhưng hành vi của con người lại là lý do chính khiến môi trường bản địa của Aotearoa đang gặp khó khăn.
"Điều thực sự thu được trong nghiên cứu là phần lớn sự tàn phá môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt ở New Zealand có liên quan đến các nguyên nhân do con người gây ra.
"Cách chúng ta định hình những con Possum trong xã hội là 'chúng ta chống lại chúng’. Possum là kẻ thù, con người là người hùng. Việc định hình này là một cách để chúng ta đối phó với những gì thực tế đang diễn ra trong môi trường."
Theo rnz.co.nz - Pepper