Một trong những vụ án giết người gây tranh cãi và gây chú ý nhất của New Zealand đã được lật lại vào tuần này, khi Scott Watson kháng cáo bản án của mình về vụ giết Ben Smart và Olivia Hope ở vịnh Marlborough năm 1998.
Phóng viên 1News tổng hợp lại các sự kiện đã đưa vụ án đến thời điểm này.
Ngày 1 tháng 1 năm 1998
Chàng trai 21 tuổi Ben Smart và cô gái 17 tuổi Olivia Hope được nhìn thấy đã lên thuyền của một người lạ ở vịnh Endeavour vào sáng sớm ngày đầu năm mới.
Cặp đôi này đã ăn mừng tại một bữa tiệc tại khách sạn Furneaux Lodge. Họ đang tìm một nơi để ngủ sau khi phát hiện ra giường tầng của họ trên Tamarack, một du thuyền do Olivia và chị gái cô thuê, đã có người khác ở.
Ben và Olivia đã lên một chiếc taxi nước do Guy Wallace lái. Wallace cho biết một người đàn ông bí ẩn cũng có mặt trên chiếc taxi nước đó đã đề nghị cho Ben và Olivia ngủ nhờ trên thuyền của anh ta qua đêm. Họ đã đồng ý và Wallace thả cả ba người xuống thuyền.
Mọi người không bao giờ nhìn thấy Ben và Olivia được nữa.
Sau đó, cảnh sát đã truy được thông tin về người đàn ông bí ẩn đề nghị cho cặp đôi ngủ nhờ là một cư dân ở Picton tên Scott Watson. Cảnh sát cũng cáo buộc Watson đã giết Ben và Olivia trên thuyền của anh ta, chiếc Blade, và vứt xác họ xuống biển. Xác của Ben và Olivia chưa bao giờ được tìm thấy.
Tháng 6 năm 1998
Watson bị bắt vì tội giết Ben Smart và Olivia Hope.
Tháng 9 năm 1999
Watson bị kết tội và bị kết án giết Ben và Olivia sau một phiên tòa kéo dài. Tranh cãi đã nổ ra sau một số phần trong vụ án của Crown chống lại Watson kể từ đó.
Tài xế taxi nước Guy Wallace cho biết anh ta đã thả Ben, Oliva và người đàn ông bí ẩn xuống một chiếc thuyền buồm nhỏ, loại có hai cột buồm. Thuyền của Watson, chiếc Blade, là một chiếc thuyền buồm nhỏ - một du thuyền có một cột buồm.
Wallace cũng phủ nhận Watson là người đàn ông bí ẩn, trước khi xác định anh ta từ một bức ảnh ghép vài tháng sau đó. Sau phiên tòa xét xử Watson năm 1999, Wallace tuyên bố anh ta đã phạm sai lầm dưới áp lực của cảnh sát và Watson không phải là người đàn ông bí ẩn.
Cũng có tranh cãi về hai sợi tóc vàng được cho là của Olivia được tìm thấy trên một chiếc chăn lấy từ thuyền của Watson, với các luật sư của Watson cho rằng chúng có thể đã bị đưa đến đó do bị ô nhiễm ngẫu nhiên.
Tháng 11 năm 1999
Watson bị kết án tù chung thân với thời gian không được ân xá tối thiểu là 17 năm.
2000
Tòa Phúc thẩm bác bỏ đơn kháng cáo bản án giết người của Watson.
2003
Đơn xin phép đặc biệt của Watson để kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật bị từ chối. (Hội đồng Cơ mật, có trụ sở tại London, trước đây là tòa phúc thẩm cao nhất của New Zealand. Tòa án Tối cao -The Supreme Court- được thành lập vào năm 2004, hiện là tòa phúc thẩm cuối cùng của New Zealand.)
2008
Watson nộp đơn xin ân xá của Hoàng gia. Năm sau, Kristy McDonald KC được chỉ định để phỏng vấn lại các nhân chứng quan trọng trong vụ án của Watson như một phần của đơn xin đó. Báo cáo của bà phát hiện ra rằng hầu hết các vấn đề được nêu ra đều không cấu thành "bằng chứng mới".
2013
Đơn xin ân xá của Watson bị từ chối.
2015
Watson bị từ chối ân xá lần đầu tiên. Anh ta đã bị từ chối ân xá nhiều lần nữa kể từ đó.
2017
Watson nộp đơn xin ân xá lần thứ hai của Hoàng gia. Ngài Graham Panckhurst KC được chỉ thị tiến hành xem xét đơn xin ân xá.
2020
Sau báo cáo của ngài Panckhurst, các bản án giết người của Watson được chuyển lại cho Tòa Phúc thẩm bởi Toàn quyền Dame Patsy Reddy khi đó.
2021
Nhân chứng chính Guy Wallace được phát hiện đã chết, hưởng thọ 55 tuổi.
2022
Tòa Phúc thẩm cấp cho Watson quyền kháng cáo bản án của mình.
Tháng 5 năm 2024
Phiên tòa ân xá mới nhất của Watson đã bị hoãn lại để Hội đồng ân xá có thời gian tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguy cơ tái phạm của anh ta. Hội đồng ân xá cho biết các báo cáo về tâm lý trong bốn năm qua dao động giữa việc đưa Watson vào nhóm có nguy cơ tái phạm rất cao và nhóm có nguy cơ tái phạm thấp.
Tháng 6 năm 2024
Watson, hiện 52 tuổi và đã dành khoảng một nửa cuộc đời trong tù, trình vụ án của mình lên Tòa Phúc thẩm. Đơn kháng cáo của ông đã được hoãn lại trong năm ngày, bắt đầu từ ngày 10 tháng 6.
Tòa sẽ xem xét độ tin cậy của bằng chứng nhận dạng, bằng chứng pháp y của những sợi tóc và liệu có xảy ra sai sót trong việc xét xử hay không.
Theo 1news.co.nz – Duong Nguyen