Reserve Bank đã đưa ra cảnh báo khi ngày càng có nhiều các chủ nhà rơi vào tình trạng căng thẳng thế chấp – dự đoán con số sẽ tăng vào cuối năm nay.
Ngân hàng cho biết những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 có nguy cơ cao nhất.
Ngân hàng Dự trữ (Reserve Bank) đã công bố Báo cáo tài chính sáu tháng vào sáng nay.
Thống kê New Zealand (Stats NZ) sáng nay cũng đã điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp lên 4,3% trong quý tháng 3, so với mức 4% trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa tăng 0,9 điểm phần trăm, từ mức 3,4% trong quý 3 năm 2023.
Báo cáo của Ngân hàng Dự trữ chỉ ra rằng hệ thống tài chính vẫn mạnh khi lãi suất cao tiếp tục chi phối nền kinh tế.
Tuy nhiên, các hộ gia đình vay nhiều tiền so với thu nhập của họ lại "đặc biệt căng thẳng" do phải trả lãi tăng và đã có một tỷ lệ nhỏ những người đi vay không thể quản lý tài chính khi mức phí đẩy lên cao.
“Khó khăn của các hộ gia đình trong việc theo kịp các khoản thanh toán có thể trở nên tồi tệ hơn do áp lực chi phí sinh hoạt và các sự kiện không lường trước khác như mất việc làm.”
Lãi suất cho vay ngày càng tăng hiện được coi là không hiệu quả - tăng từ 0,2% vào năm 2022 lên khoảng 0,5%. Nhưng con số đó dự kiến sẽ tăng lên 0,7% vào cuối năm nay.
Số lượng các khoản nợ xấu - những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên - đã đạt khoảng một nửa so với thời kỳ Khủng hoảng tài chính toàn cầu (Global Financial Crisis).
Có sự gia tăng với tỷ lệ nhỏ các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày trở lên - một dấu hiệu cảnh báo điều tồi tệ hơn sắp xảy ra.
Báo cáo của Ngân hàng Dự trữ cũng lưu ý rằng hầu hết những người đi vay với mức lãi suất thế chấp cố định từ từ 6,5% đến 7%. Chỉ có khoảng 10% cho vay vẫn ở mức lãi suất cố định dưới 4%.
Nợ ngày càng tăng hơn theo thời gian
Nợ dự kiến sẽ tăng khi những người còn lại chuyển sang mức lãi suất cao hơn. “Tác động của chi phí trả nợ cao hơn cũng thường được nhận thấy rõ sau một thời gian, khi người đi vay cạn kiệt tiền tiết kiệm và các khoản đệm khác.”
Các ngân hàng cho biết người dân đang giải quyết những chi phí đó thông qua việc giảm các khoản trả nợ hoặc rút tiền tiết kiệm. Mặc dù số lượng các khoản- thế- chấp- chỉ- trả- lãi vẫn không thay đổi ở mức thấp lịch sử, nhưng đó là một lựa chọn.
Những người vay mượn nhiều so với thu nhập của họ đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn nhất. Dữ liệu của Centrix cho thấy tỷ lệ khó khăn về tài chính cao nhất ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50, những người có xu hướng vay nhiều tiền hơn.
Thế nhưng trước mắt đã có nhiều tin xấu hơn. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có nghĩa là mọi người có thể phải đối mặt với số nợ ngày càng tăng.
Các ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro. Khoảng 60% khoản cho vay của họ được tạo thành từ các khoản thế chấp, vì vậy bất kỳ khoản lỗ nào cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Và thất bại trong kinh doanh ngày càng gia tăng khi lãi suất tăng cao, chi phí bảo hiểm và vận hành cũng như chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh.
Lạm phát giảm và thị trường nhà ở vẫn yếu do lãi suất cao làm giảm khả năng vay vốn và nhu cầu của nhà đầu tư.
Ngân hàng Dự trữ đang tư vấn về Tỷ lệ Nợ trên thu nhập (Dept to Income Ratios), điều này sẽ giúp bảo vệ khỏi việc cho vay thế chấp rủi ro.
Chi phí bảo hiểm cũng ngày càng trở thành một vấn đề, khiến một số hộ gia đình phải đối mặt với hóa đơn tăng vọt hoặc nhận thấy mình không thể mua bảo hiểm. Ngân hàng Dự trữ đã phát hành một bài báo đặc biệt về áp lực bảo hiểm.
Chú thích: Căng thẳng thế chấp (Mortgage strife) là gánh nặng tài chính mà chủ nhà phải trải qua khi chi một khoản thu nhập không tương xứng để trả khoản vay mua nhà)
Theo 1news.co.nz – Duong Nguyen