Một loạt sự cố máy bay và thời tiết xấu đã khiến 12 nhân viên của Lực lượng Phòng vệ (New Zealand Defence Force) mắc kẹt ở Nam Cực trong một tháng với nỗ lực rời khỏi trước mùa đông.
Phi hành đoàn trên chiếc máy bay Hercules đã đưa họ về nhà vào ngày 17 tháng 4 khi đang thực hiện chuyến sơ tán y tế cho một người Mỹ tại Ga McMurdo.
Đó là bốn tuần sau thời điểm lẽ ra họ phải rời đi.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng của Đảng ACT, ông Mark Cameron cho biết nếu không có chuyến bay đó thì họ đã có thể bị mắc kẹt tại Nam cực lâu hơn nữa.
Trong mùa hè qua, hơn 200 nhân viên của Lực lượng Phòng vệ đã tham gia vào Chiến dịch Nam Cực (Operation Antarctica), làm việc trong nhiều đội khác nhau, cung cấp hỗ trợ hậu cần và bảo trì quan trọng cho các đội Nam Cực, New Zealand và Hoa Kỳ.
Lực lượng Phòng vệ cho biết một số đợt triển khai hỗ trợ cho đội ngũ tại cơ sở khoa học ở Nam cực Scott Base kéo dài khoảng sáu tháng và các nhân viên đã dành phần lớn thời gian của họ trên băng.
Việc triển khai tới Nam Cực bao gồm những trải nghiệm khác nhau từ học cách sinh tồn ở nhiệt độ thấp tới -40C cho đến khám phá môi trường.
Chiến dịch mùa hè lẽ ra sẽ kết thúc vào tháng 3 với 12 nhân sự còn lại sẽ trở lại vào ngày 18 tháng 3, nhưng điều đó đã không thể xảy ra và họ bị mắc kẹt.
Lực lượng Phòng vệ cho biết nhiều sự chậm trễ về thời tiết và hạn chế về khả năng sẵn có của máy bay đã ngăn cản sự quay trở về của họ.
"Các hoạt động bay đến Nam Cực rất phức tạp và cần phải xem xét cẩn thận về tình trạng đường băng, thời tiết, ánh sáng ban ngày và thậm chí cả hoạt động của tia sáng mặt trời có thể làm gián đoạn liên lạc".
“Do đó, thường có những khoảng thời gian kéo dài khi máy bay không thể đến Nam Cực một cách an toàn.”
Nó có thể đặc biệt khó khăn trong thời kỳ xuân phân và thu phân khi thời tiết thay đổi nhanh chóng, cùng với thời gian ban ngày giảm dần, khiến nhiều chuyến bay bị hủy hơn.
Những hạn chế và không sẵn có của máy bay cũng là nguyên nhân dẫn đến việc quay trở lại bị trì hoãn.
NZDF cho biết ngày an toàn cuối cùng để chiếc Boeing 757 bay tới Nam Cực là ngày 22 tháng 3 - chỉ bốn ngày sau khi việc triển khai dự kiến kết thúc.
Nỗ lực cất cánh được thực hiện vào ngày này nhưng không thành công.
Chiếc Hercules mà nhóm nghiên cứu được cho đi nhờ, đã di chuyển nhiều đến Nam Cực - nhưng lại không chắc về mức độ tin cậy.
Nó đã có lúc không thể chở được thủ tướng và thường xuyên bị hỏng.
Lực lượng Phòng vệ cũng phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng các bộ phận máy bay và một số bộ phận đã trở nên lỗi thời.
Tất cả những yếu tố này khiến mọi thứ ngày càng khó sắp xếp - khiến nhóm bị mắc kẹt thêm bốn tuần nữa.
Vào năm 2021, chiếc Hercules đã thực hiện được chuyến bay mùa đông để sơ tán y tế một cách an toàn bằng cách sử dụng kính nhìn ban đêm để hạ cánh.
Vào thời điểm đó, đội trưởng nhóm chỉ huy RNZAF Căn cứ Auckland, ông Andy Scott cho biết: "Bay tới Nam Cực là một trong những nhiệm vụ có rủi ro cao nhất mà chúng tôi thực hiện do thiếu sân bay chuyển hướng và không thể hạ cánh và quay lại mà không được tiếp nhiên liệu".
"Do đó, các phi hành đoàn được đào tạo chuyên sâu để phân tích tình hình liên quan đến thời tiết và tình trạng sân bay trước khi đưa ra quyết định tiếp tục".
"Bay vào mùa đông thậm chí còn có nhiều thách thức hơn do thời tiết quá lạnh, thời tiết thay đổi nhanh chóng và có rất ít hoặc không có cảnh báo trực quan nào về những thay đổi mà chúng ta sẽ quan sát được trong mùa hè."
Cameron của Đảng ACT cho biết ông đã liên lạc với nhóm ở Nam Cực và cho biết tình hình đang rất khó khăn đối với những người ở đó.
Ông cho biết họ lo lắng rằng nếu không có trường hợp khẩn cấp về y tế, có thể họ đã không thể trở về được vào thời điểm đó.
Họ có thể đã bị mắc kẹt lâu hơn trong một trạm nghiên cứu biệt lập, xa cách những người thân yêu, với nhiệt độ giảm mạnh và không chắc chắn về thời gian và cách thức họ sẽ về nhà.
Trên hết, Cameron cho biết đa phần các thành viên trong nhóm cảm thấy bị bỏ rơi và lo ngại về khả năng liên lạc cực kỳ kém.
Nhiều lần, Cameron tuyên bố họ sẽ thực hiện một chuyến đi dài đến đường băng hạ cánh, nhưng lại được yêu cầu quay đầu và trở về.
Ông nói: “Đó là một loạt sự cố và sự chậm trễ kỳ lạ của máy bay được cho là do thời tiết”.
Cameron cho biết khi họ về đến nhà, không có nhiều lời "xin lỗi" hay "cảm ơn" vì đã chờ đợi, trong khi gia đình họ cũng đang sống trong tình trạng lấp lửng.
Cameron nói: “Chúng ta cần phải tôn trọng hơn những hy sinh của những người đàn ông và phụ nữ mà chúng ta gửi đến tận cùng Trái đất”.
"Điều này có nghĩa là phải sắp xếp một số trang thiết bị phù hợp cho nhân viên và máy bay của chúng tôi để hoàn thành các chuyến đi".
"Những trang thiết bị đó không đủ tốt."
Sự trở lại của đội đánh dấu kết thúc hoạt động chiến dịch mùa hè tại Nam Cực của NZDF.
Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen