Theo các chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản hiện nay có nhiều nguồn cung thuận lợi cho người mua (buyer’s market), thế nhưng trên thực tế, lãi suất cao và công việc không ổn định là lý do khiến họ không thể tham gia. Giá và giá trị nhà cũng giảm, khiến người bán giảm khả năng thương lượng. Đây là những diễn biến của thị trường bất động sản trong tuần này.
Giá nhà trên toàn quốc giảm nhẹ trong tháng 4, với sự gia tăng số lượng nhà có sẵn trên thị trường có lợi cho người mua.
Chỉ số giá nhà (House price index) theo phân tích của công ty cung cấp dữ liệu bất động sản CoreLogic giảm 0,1%, với giá trị giảm 11% so với mức đỉnh.
Giá trị nhà trung bình trên toàn quốc là $933,633.
Mặc dù kết quả không có nhiều thay đổi trong tháng 4 trên toàn quốc, các khu vực trung tâm chính vẫn tiếp tục cho thấy một số biến động, dự kiến sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới.
Giá nhà ở Dunedin đã tăng 0,7% trong tháng 4, trong đó Wellington và Hamilton tăng 0,4%.
Nhưng Christchurch và Tauranga mỗi nơi giảm 0,1%, trong khi giá trị tại Auckland giảm 0,6%.
Trưởng ban kinh tế bất động sản của CoreLogic NZ, anh Kelvin Davidson, cho biết không có gì đáng ngạc nhiên với tình trạng của thị trường hiện nay khi lãi suất thế chấp cao khoảng 7%.
“Thêm vào đó, trên thị trường lao động vẫn có những vị trí công việc mới còn trống và và tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp ở thời điểm hiện tại, cũng chưa có nhiều người rơi vào tình trạng ‘bị ép bán’.”
Thế nhưng song song với điều đó, sự quan tâm của người mua với thị trường bất động sản hạ nhiệt đáng kể.
Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, lãi suất cao và áp lực suy thoái kinh tế đã được coi là những yếu tố góp phần.
Giám đốc điều hành Realestate.co.nz, bà Sarah Wood, cho biết có rất nhiều căn nhà được rao bán và chúng đã tồn tại trên thị trường lâu hơn trước kia
Trên toàn quốc, có 33.000 căn nhà được rao bán – mức tăng “đáng kể” và quay trở lại thời điểm 2015.
Hộ nghèo khó, thất nghiệp gia tăng
Thống kể của Stats New Zealand cho biết chi phí sinh hoạt của một hộ gia đình trung bình đã tăng 1% trong ba tháng tính đến tháng 3, với tỷ lệ hàng năm giảm còn 6,2%.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4% lên 4,3% - mức cao nhất kể từ giữa năm 2021.
Công cụ theo dõi Chỉ số khả năng phục hồi tài chính (Financial Resilience Index tracker) mới nhất của Hội đồng Dịch vụ Tài chính (FSC) cho thấy 70% người dân New Zealand đang lo lắng về tiền bạc.
Nghiên cứu đó cũng cho thấy 90% người dân lo ngại về lạm phát và 76% về lãi suất.
Nợ cá nhân là 6% vào năm ngoái.
Và gần 60 % người thuê nhà cảm khó khăn một phần hoặc hoặc rất nhiều để trang trải chi phí sinh hoạt của mình.
Lãi suất
Ngân hàng Dự trữ (Reserve Bank- RBNZ) cho biết một số hộ gia đình đang phải đối mặt với tình trạng việc làm không ổn định, trong khi một số hộ gia đình đang gặp khó khăn trong việc trả nợ thế chấp do lãi suất cao hơn.
Trong báo cáo tài chính nửa năm của Reserve Bank, hầu hết những người đi vay của RBNZ đã chuyển sang lãi suất cao hơn, với mức lương tốt ổn định thì vẫn đủ khả năng chi trả.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát dai dẳng đồng nghĩa với việc lãi suất toàn cầu có thể duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, tổ chức này cảnh báo.
Nhà kinh tế học Brad Olsen của Infometrics dự đoán đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo có thể phải đợi đến năm 2025.
Nợ thế chấp giảm nhẹ trong tháng 3, với 1,48% người đi vay không trả được nợ, giảm từ mức 1,51% trong tháng 2.
Nhưng nợ vay mua nhà vẫn tăng 13% so với một năm trước và duy trì ở mức ngang với năm 2019.
Giá nhà cho thuê tăng cao
Giá thuê nhà đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Trade Me cho biết giá thuê trung bình hàng tuần đã tăng lên 650 đô trên toàn quốc, tăng khoảng 50 đô so với tháng 3 năm ngoái.
Mức tăng mạnh nhất là ở Manawatū-Whanganui, tăng 10% lên 550 đô.
Giá thuê nhà ở Wellington không có sự thay đổi, duy trì ở mức trung bình là 650 đô - giống như năm ngoái.
Tại Auckland với mức tăng 6% và vẫn là thành phố đắt đỏ nhất, với giá thuê trung bình là 690 đô/tuần.
Bảo hiểm nhà dựa trên mức độ rủi ro
RBNZ dự đoán chủ sở hữu các tài sản có mức rủi ro cao hơn sẽ có khả năng đóng bảo hiểm với mức phí cao hơn và một số tài sản “có thể bị giảm đi tính sẵn có của bảo hiểm”.
Định giá bảo hiểm dựa trên rủi ro được thể hiện rõ ràng ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn như rủi ro động đất ở Wellington.
“Chúng tôi cũng nhận thấy ngành bảo hiểm đang hướng tới việc sử dụng nhiều hơn cách định giá dựa trên rủi ro cho bảo hiểm nhà ở, nghĩa là giá trị phí bảo hiểm sẽ phù hợp hơn với những rủi ro cụ thể mà một tài sản phải đối mặt (ví dụ như động đất hoặc lũ lụt),” Giám đốc Phòng đánh giá sự ổn định tài chính và chiến lược tại RBNZ, Kerry Watt cho biết.
Nhà ở khẩn cấp
Danh mục ưu tiên mới của chính phủ về nhà ở khẩn cấp đã có hiệu lực trong tuần này.
Từ ngày 30 tháng 5, những gia đình có con cái phụ thuộc đã ở trong khu nhà ở khẩn cấp lâu hơn 12 tuần sẽ được chuyển lên đầu danh sách chờ.
Phó Bộ trưởng Nhà ở Tama Potaka cho biết bằng cách làm rõ quy trình đủ điều kiện, họ đã trả lại nhà ở khẩn cấp về mục đích ban đầu – đó là chỗ ở ngắn hạn cho những người không còn nơi nào khác để ở.
Một trong những mục tiêu dịch vụ công mà chính phủ đặt ra là giảm 75% số hộ gia đình phải ở trong nhà ở khẩn cấp vào năm 2030.
Theo rnz.co.nz – Duong Nguyen