Hai giảng viên tâm lý học ứng dụng tại Đại học Montfort, Ben Gibson và Victoria Ruby-Granger khuyên chúng ta nên thực hiện 5 điều này để có được hạnh phúc lâu dài.
Những căng thẳng, biến cố diễn ra trong cuộc sống hàng ngày khiến tâm trí chúng ta dần kiệt sức và rất cần các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu và thực hành tâm lý cho thấy rằng các hoạt động như đốt nến thơm, hay uống nước trái cây thanh lọc cơ sở, hay cách tiếp cận cuộc sống “chỉ nhìn vào mặt tốt” khó có thể tạo ra những thay đổi có ý nghĩa đối với sức khỏe của chúng ta.
Không có gì ngạc nhiên khi phong trào chăm sóc sức khỏe đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ và giới trẻ. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá 4,4 nghìn tỷ đô hứa hẹn rằng vẻ trẻ trung, chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm bổ sung tăng cường năng lượng sẽ mang lại hạnh phúc, ý nghĩa và một cuộc sống không căng thẳng. Thế nhưng nếu tiền có thể mua được sức khỏe thì tại sao tất cả chúng ta không hạnh phúc hơn?
Việc mua sắm có thể khiến chúng ta hạnh phúc (và thậm chí giảm bớt một số nỗi buồn) nhưng những thay đổi thực sự đối với hạnh phúc có lẽ bị hạn chế.
Trên thực tế, các nhà phê bình, nhà báo và nhà tâm lý học ủng hộ nữ quyền đã bày tỏ lo ngại rằng phong trào chăm sóc sức khỏe có thể làm trầm trọng thêm chủ nghĩa cầu toàn, thúc đẩy hoạt động không lành mạnh với cơ thể chúng ta và thậm chí lôi kéo mọi người vào các thuyết âm mưu và lừa đảo tiếp thị đa cấp.
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tập trung vào những gì mang lại cảm giác tốt cho cá nhân chúng ta, chỉ mang lại trải nghiệm hạnh phúc ở bên ngoài.
Mihalyi Csikszentmihalyi, một trong những người sáng lập phong trào tâm lý tích cực, đã nói trong cuốn sách Flow năm 1991 của mình rằng “bằng cách tham gia đầy đủ vào mọi chi tiết trong cuộc sống của chúng ta, dù tốt hay xấu, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc”.
Thật vậy, nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng hạnh phúc lâu dài đến từ việc tận tâm theo đuổi cả niềm vui và những điều ý nghĩa.
Hãy xem xét mô hình của nhà tâm lý học Martin Seligman: Perma. Mô hình của Seligman bao gồm “yếu tố” riêng biệt, khả thi, cho chúng ta ý tưởng về cách làm cho chúng ta trở nên mạnh khỏe và hạnh phúc hơn.
Một nghiên cứu năm 2016 với 1.624 người tham gia cho thấy một biện pháp can thiệp dựa trên mô hình Perma đã làm tăng mức độ hạnh phúc và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, mặc dù biện pháp can thiệp này dường như có hiệu quả tốt nhất đối với những người có mức độ hạnh phúc ở mức trung bình.
Các nghiên cứu cũng cho thấy các biện pháp can thiệp dựa trên Perma đã tăng cường sức khỏe và niềm hứng khởi ở sinh viên đại học sau đại dịch Covid, dường như cải thiện trạng thái cảm xúc của bệnh nhân ung thư phổi và giảm lo lắng ở bệnh nhân ung thư vú. Và các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình này trên nhiều bối cảnh, lứa tuổi và nền văn hóa khác nhau.
Perma là từ viết tắt của những gì Seligman coi là năm trụ cột của hạnh phúc: cảm xúc tích cực, sự gắn kết, mối quan hệ, hoạt động ý nghĩa và thành tích.(Perma: positive emotions, engagement, relationships, meaning and achievement).
Mô hình này gợi ý rằng thay vì chi tiền để tập trung vào việc “chăm sóc bản thân”, chúng ta nên hướng tới việc đáp ứng những gì các nhà tâm lý học coi là nhu cầu tâm lý cơ bản của chúng ta về năng lực, quyền tự chủ và mối quan hệ.
Perma gợi ý chúng ta hãy tự hỏi bản thân: Tôi có hành động theo cách khiến tôi cảm thấy có năng lực, có khả năng kiểm soát và kết nối với người khác không?
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc sức khỏe có hiệu quả, dựa trên năm yếu tố của Perma:
1. Cảm xúc tích cực
Các học thuyết cho rằng chúng ta ở trạng thái sáng tạo, phản ứng nhanh và linh hoạt nhất về mặt tâm lý khi chúng ta trải qua những cảm xúc tích cực.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải vượt ra ngoài niềm vui khoái lạc nhất thời và hướng đến việc gặt hái những phần thưởng từ nhiều cảm xúc tích cực. Điều này cho phép chúng ta trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực hơn, như một phần của hiệu ứng xoắn ốc đi lên.
Hãy lấy những danh sách trong bảng 10 cảm xúc tích cực hàng đầu của nhà tâm lý học Barbara Fredrickson và tìm cách nuôi dưỡng nó nhiều hơn trong cuộc sống của chúng ta. Những cảm xúc này bao gồm sự kính trọng, niềm vui, cảm hứng, lòng biết ơn và tình yêu.
Ví dụ, để trau dồi lòng biết ơn, hãy thử bài tập ba điều tốt: dành thời gian liệt kê ba điều tốt đẹp đã xảy ra trong ngày của bạn hoặc ba điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Bạn cũng có thể viết về nguyên nhân của những điều đó.
Có thể kết hợp điều này với những lợi ích sức khỏe của thiên nhiên bằng cách tìm kiếm ba điều tốt đẹp trong tự nhiên.
Nếu khó tìm được không gian xanh trong khu vực của bạn, có nhiều cách sáng tạo để kết hợp sự kết nối với thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày của bạn, chẳng hạn như dành thời gian ngắm sao vào ban đêm. Hãy để ý đến những con ong vò vẽ hoặc đếm các loại cây khác nhau mà bạn nhìn thấy trên đường đi làm.
2. Sự gắn kết
Hãy tìm một hoạt động giúp bạn hòa vào dòng chảy, một trạng thái tham gia hết mình vào một hoạt động có chủ đích và có ích, khi đó chúng ta quên mất thời gian, cảm thấy hòa hợp với những gì mình đang làm và không khiến chúng ta cảm thấy buồn chán hay mất hứng thú. Các hoạt động đó bao gồm âm nhạc, thể thao và thậm chí cả chơi game.
3. Các mối quan hệ
Hãy quan tâm đến chất lượng hơn số lượng khi nói đến mối quan hệ cá nhân. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hãy tìm đến những người thực sự chúc mừng cho những hành công của chúng ta và cảnh giác với những người coi thường thành quả lao động đó.
Điều này sẽ giúp bạn kéo dài những cảm xúc tốt đẹp đi kèm với những thắng lợi nho nhỏ trong cuộc sống. Kết nối cá nhân rất quan trọng và được coi là thành phần cốt lõi trong hầu hết các học thuyết về hạnh phúc và sức khỏe.
4. Những hoạt động ý nghĩa
Tìm cách kết nối với điều gì đó lớn hơn cá nhân. Các hoạt động tình nguyện, tham gia một nhóm cộng đồng hoặc thực hiện một hành động tử tế ngẫu nhiên.
Nghĩ về một bản thân tốt nhất có thể trong tương lai có thể giúp chúng ta đặt ra mục tiêu và hiểu điều gì mang lại ý nghĩa, mục đích sống cho chính mình.
5. Thành tích
Làm điều gì đó đầy thử thách; thứ gì đó giúp nâng cao khả năng của chúng ta.
Chúng ta có thể muốn xác định và sử dụng điểm mạnh của mình. Một số điểm mạnh, chẳng hạn như sự kiên trì, có liên quan đến thành tích. Sự tích cực thực sự không chỉ là cảm giác dễ chịu mà còn là việc vượt qua những thử thách mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta.
Chỉ cần nhớ: Các yếu tố cầu thành Perma là những con đường độc lập dẫn đến hạnh phúc và sức khỏe, nhưng chúng cũng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: tham gia khiêu vũ có thể là một cách để trải nghiệm những cảm xúc và dòng chảy tích cực, cho phép bạn tạo ra những kết nối mới để bạn gắn bó với nó đủ lâu nhằm phát triển ý thức về mục đích hoặc thành tích.
Bài viết này được tái bản từ The Conversation theo giấy phép Creative Commons.
Theo 1news.co.nz – Duong Nguyen