So với các quốc gia khác, các lớp học ở New Zealand có tỷ lệ sử dụng thiết bị cao nhất thế giới.
Dữ liệu của OECD năm 2018, Đại học Công nghệ Auckland (AUT) cho biết thanh thiếu niên ở Aotearoa sử dụng thiết bị kỹ thuật trung bình 42 giờ mỗi tuần, cao hơn mức trung bình trên toàn cầu là 35 giờ và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trẻ em sử dụng thiết bị đã tăng lên kể từ đó.
Mặc dù công nghệ mang lại lợi ích cho việc học tập, nhưng một nghiên cứu được công bố trong tuần này trên Tạp chí Vật lý trị liệu của New Zealand nhấn mạnh nguy cơ gây hại cho thanh thiếu niên.
Sinh viên Đại học Công nghệ Auckland và nhà vật lý trị liệu nhi khoa Julie Cullen đã chỉ ra tám yếu tố sức khỏe bị ảnh hưởng - bao gồm thị giác, thính giác, tác động thể chất, giấc ngủ, sức khỏe tinh thần, béo phì và tác động xã hội.
Những ảnh hưởng bao gồm các bệnh về mắt, như cận thị và bệnh khô mắt, cũng như mất thính lực do tiếng ồn liên quan đến âm lượng và thời gian.
Trẻ em sử dụng thiết bị để học tập hay chơi game thì các ảnh hưởng về sức khỏe dường như không có sự khác biệt. Nhưng khi nói đến sức khỏe tinh thần, sự an toàn và khả năng nhận thức thì lại khác.
Cullen cho biết cần có thêm nghiên cứu dài hạn về tác động của việc sử dụng thiết bị. Nhưng sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ mới tìm được mối tương quan giữa các yếu tố liên quan đến sức khỏe khi sử dụng thiết bị điện tử.
"...Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cơ hội nghiên cứu duy nhất để xem xét tác động của việc sử dụng thiết bị thời gian dài và thường xuyên ở thanh thiếu niên. Đương nhiên, nghiên cứu này sẽ không được hội đồng y đức cho phép, nếu không có đại dịch xảy ra. Họ sẽ không bao giờ khuyến khích tăng thời gian sử dụng thiết bị ở trẻ em và quan sát các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhưng đó là những gì đã xảy ra với đại dịch.
“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có những tác động tiêu cực của việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số có xu hướng tăng nhanh”.
Một ví dụ cụ thể là sự gia tăng đáng kể số trẻ em mắc bệnh cận thị trong thời gian đại dịch, nguyên nhân trực tiếp là do sử dụng thiết thường xuyên, kéo dài và giảm thời gian vào các hoạt động ngoài trời.
Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc chứng cận thị. Số trẻ em từ 6 đến 9 tuổi bị cận thị cao gấp ba lần so với bất kỳ trẻ nào trong 5 năm trước đó.
Điều này tác động đến trẻ em nhiều hơn là thanh thiếu niên.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh khô mắt đang gia tăng ở những người trẻ tuổi, chủ yếu liên quan đến việc sử dụng thiết bị kỹ thuật.
Mặc dù chính phủ New Zealand đã có một số biện pháp như cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học và đưa ra hướng dẫn về sử dụng thiết bị giải trí khác, nhưng những biện pháp này dường như chưa đủ để giải quyết vấn đề
Thời gian trung bình trẻ em sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong lớp học ở các nước khác là một hoặc hai lần một tuần.
Đan Mạch và Thụy Điển, những quốc gia cũng có tỷ lệ cao sử dụng thiết bị. Họ đang phát triển các hướng dẫn nhằm khuyến khích cân bằng giữa học tập có hoặc không có thiết bị điện tử, đồng thời hạn chế trẻ nhỏ sử dụng trong lớp học.
Tại New Zealand, một số trường tiểu học đã áp dụng mô hình hòa nhập kỹ thuật số, trong đó trẻ em phần lớn là học trực tuyến và có thể truy cập internet trong giờ giải lao, trước khi làm bài tập về nhà và sử dụng màn hình giải trí. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có các biện pháp toàn diện hơn để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ em trong thời đại số.
Theo rnz.co.nz - Pepper