TIN TỨC ĐỘC QUYỀN: Mười sáu năm sau khi Daryl Graydon 24 tuổi bị sát hại, sát thủ tuổi teen Sean Selby đã nắm lấy cơ hội sống thứ hai. Anh ấy lần đầu tiên chia sẻ câu chuyện hoàn lương của mình với phóng viên Jehan Casinader của SUNDAY.
Các đầu bếp trông có vẻ lo lắng. Những người phục vụ cũng vậy. Một số người đã bắt đầu đổ mồ hôi trong bộ đồng phục mới của mình với áo sơ mi trắng được là phẳng phiu và quần đen gọn gàng. Đây không phải là nhà hàng bình thường. Đó là quán ăn tự phục vụ tại Nhà tù Rimutaka ở Wellington, nơi đã được thay đổi thành một nhà ăn sang trọng.
Là một phần của lễ hội ẩm thực hàng năm ở Wellington, đầu bếp hàng đầu Martin Bosley đã dành nhiều tuần với một nhóm nhỏ tù nhân, dạy họ sự khác biệt giữa các loại nước sốt. Sau khi chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, họ đã sẵn sàng chiêu đãi hàng trăm thực khách đã đặt chỗ trong hai đêm.
Dây thép gai xung quanh nhà tù tồn tại vì một lý do: giữ tù nhân càng xa nơi công cộng càng tốt. Điều gì sẽ xảy ra khi các rào chắn ấy sụp đổ?
Năm 2014, với tư cách là phóng viên của Seven Sharp, tôi đã quay một câu chuyện về trải nghiệm táo bạo này. Vào một buổi tối mùa đông, tôi đến nhà tù để dự một bữa tối xa hoa. Khi món khai vị được phục vụ, những vị khách không biết người phục vụ của họ là một viên chức nhà tù hay một tên tội phạm. Họ mặc trang phục giống nhau.
Liếc nhìn quanh phòng, tôi nhận ra một chàng trai trẻ đang đứng trong góc, tay cầm một khay bánh canapé (một loại bánh khai vị). Tôi đi tới và bắt chuyện. Cậu ấy tự giới thiệu mình là Sean Selby. Từ ngôn ngữ cơ thể của mình, rõ ràng lcậu ấy không phải nhân viên của Trung tâm Cải tạo.
Không có cách nào tế nhị để hỏi ai đó tại sao họ lại ở tù, nên tôi đã hỏi “Cậu đang làm gì ở đây?”.
'Một đêm nọ tôi ra ngoài và say rượu'
Sean ngập ngừng. “Lúc ấy tôi đã 18 tuổi. Tôi vừa học xong trung học và được nhận vào lực lượng hải quân. Tôi chưa bao giờ vi phạm pháp luật. Nhưng một đêm nọ, tôi ra ngoài và say khướt. Cuối cùng tôi đã giết chết một người.”
Chúng tôi đứng đó im lặng một lúc. Tâm trí tôi tràn ngập những câu hỏi. Điều gì đã khiến chàng trai trầm lặng, khiêm tốn này phạm phải sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình? Làm thế nào mà một người không có tiền sử phạm tội lại phạm phải một trong những tội ác tồi tệ nhất có thể tưởng tượng được?
Tôi biết tôi sẽ không nhận được bất kỳ câu trả lời nào vào đêm đó. Các quy định nghiêm ngặt ngăn cản tù nhân trả lời phỏng vấn. Tôi chúc Sean mọi điều tốt đẹp nhất và quay trở lại bàn của mình.
Khi về đến nhà, vẫn còn no sau bữa ăn ba món ngon lành, tôi mở máy tính xách tay và tìm kiếm tên Sean. Trên màn hình là khuôn mặt của cậu ấy, đang nhìn chằm chằm vào tôi. Đó là bức ảnh chụp cậu ấy đứng trước tòa, bị kết án vì tội giết người.
Năm 2007, Sean và một người bạn đang đi bộ về nhà sau một bữa tiệc ở đông Auckland thì họ xảy ra tranh cãi với một nhóm người. Sean đã bị một trong những người đàn ông đó- Daryl Graydon,24 tuổi đấm vào người. Sean và người bạn của anh ta đã chạy về nhà, lấy vài con dao làm bếp và quay trở lại nơi xảy ra vụ ẩu đả. Sean đuổi theo Daryl và đâm chết anh ta.
Lời nhắn từ phía sau song sắt
John Campbell mô tả nghề báo như một tấm thẻ “vào tù miễn phí”. Nó cho phép bạn tiếp cận những nơi mà hầu hết người dân Kiwi không bao giờ ghé đến. Nó cho phép bạn gặp những người mà bạn sẽ không bao giờ gặp phải.
Linh tính mách bảo tôi rằng Sean có một câu chuyện đầy cảm hứng để kể. Nhưng tôi không biết liệu cậu ấy có được thả hay không. Rốt cuộc, cậu ta đã bị kết án tù chung thân.
Nhiều năm sau, tôi phát hiện ra Sean có một trang Facebook. Biết cậu ấy không có quyền truy cập internet trong tù, việc gửi tin nhắn cho cậu dường như là vô nghĩa. Nhưng tôi chẳng có gì để mất.
Tôi nhận được thư trả lời từ chị gái cậu ấy, Natalie. Cô ấy nói với tôi rằng Sean đã hoàn thành chương trình cải tạo trong tù cùng với bằng tốt nghiệp kinh doanh. Cô ấy cũng có một tin nhắn từ cậu ấy dành cho tôi: “Thật vui khi được nghe tin nhắn từ anh. Tôi nhớ anh rất nhiều và thực sự rất thích nói chuyện với anh. Tôi sẵn sàng nói chuyện nhiều hơn.”
Năm 2021, Sean được tạm tha sau khi chấp hành xong bản án 11 năm. Chủ tịch Hội đồng tạm tha, Ngài Ron Young đã viết: “Chúng tôi hài lòng rằng ông Selby không còn là một rủi ro quá đáng và có thể được trả tự do, thể hiện qua cam kết của ông trong quá trình phục hồi.”
Một số người Kiwi thích nhốt những người như Sean lại suốt đời. Nhưng theo luật của chúng tôi, phần lớn tù nhân cuối cùng sẽ được thả trở lại cộng đồng, nơi họ sống cùng với chúng tôi.
Nó có thể là một quá trình chuyển đổi khó khăn. Một trong số họ phục hồi rất ít vì các vấn đề sức khỏe tâm thần, nghiện ngập và chấn thương. Hơn một phần ba số cựu tù nhân đã quay trở lại nhà tù chỉ sau hai năm.
Vậy tôi tự hỏi động lực nào cho phép ai đó đánh bại những tỷ lệ cược đó? Những yếu tố nào cho phép một tên tội phạm thay đổi cuộc sống của mình? Và có gì đảm bảo rằng sự thay đổi này sẽ kéo dài mãi?
Khi Sean được thả, tôi đã gặp trực tiếp cậu ấy. Cậu ấy kể cho tôi nghe nhiều hơn về câu chuyện cuộc đời mình: những sự kiện thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến hành vi của cậu ấy; điều gì thực sự đã xảy ra vào đêm xảy ra án mạng; những gì cậu ta học được trong tù; và tại sao cậu lại có hy vọng cho tương lai của mình.
Cậu ấy lo lắng khi kể câu chuyện của mình trên truyền hình quốc gia. Mọi người sẽ nhìn cậu ấy như thế nào? Liệu câu chuyện có ảnh hưởng đến triển vọng việc làm của cậu ấy không? Nó sẽ ảnh hưởng đến gia đình nạn nhân của cậu ta như thế nào?
Chúng tôi tiếp tục nói chuyện trong hai năm sau đó khi Sean xây dựng cuộc sống mới. Bây giờ, cậu ấy đã quyết định kể câu chuyện của mình trên báo Sunday – không có sự e ngại nữa.
Nỗi đau còn đó của người mẹ nạn nhân
Tôi không thể kể câu chuyện của Sean mà không kể câu chuyện của Louanna Graydon. Khi Louanna bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa, bà không hề biết rằng thế giới của mình sắp sụp đổ. Một sĩ quan cảnh sát cho biết con trai bà là Daryl đã bị giết.
Mười sáu năm đã trôi qua, tôi đến thăm Louanna tại nhà cô ấy ở Auckland, nơi không thể tránh khỏi sự hiện diện của Daryl. Tấm áp phích Tupac của anh ấy treo trên tường. Những chiếc mũ bóng chày của anh ấy treo phía trên ghế sofa. Tro của anh ấy nằm trong một chiếc bình trên bàn cà phê.
Nỗi đau của Louanna vẫn còn nguyên. Bà luôn cho rằng lẽ ra Sean không nên được thả và cậu ta nên từ bỏ tự do của mình.
Câu chuyện này nên được xem xét bởi nhiều khía cạnh, quan điểm. Điều gì quan trọng hơn – nỗi đau buồn của Louanna? Hay mong muốn thay đổi cuộc đời của Sean? Có lẽ câu trả lời là "cả hai".
Câu chuyện tối nay sẽ gây ra phản ứng cảm xúc mạnh mẽ ở một số khán giả, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi tội phạm. Nhưng đây cũng là cơ hội hiếm có để nghe trực tiếp từ một người đã phải đối mặt với quyết định tồi tệ nhất mà họ từng đưa ra.
Khi tôi ngồi phỏng vấn Sean Selby, tôi thấy một chàng trai trẻ không khác gì hàng trăm người đàn ông trong nhà tù - loại người mà chúng ta cố gắng giữ khoảng cách.
Khi máy quay ghi hình, một câu nói của Michelle Obama vang vọng trong tâm trí tôi. “Tôi đã học được rằng thật khó để ghét một ái đó khi ở gần họ.”
Theo 1news.co.nz- Duong Nguyen