Giá các mặt hàng thực phẩm thông thường đã tăng mạnh hơn 50% ở New Zealand trong năm qua, tương tự như mức tăng đột biến ở một số quốc gia nghèo nhất thế giới.
Một báo cáo do World Vision* công bố hôm thứ Năm cho thấy chi phí của 10 loại thực phẩm phổ biến - bao gồm gạo, chuối, thịt gà, cà chua, trứng và dầu - đã tăng 56% trong nước, bất chấp giá lương thực có xu hướng giảm trên toàn cầu.
Giá trung bình ở mức 78,32 đô, so với 50,16 đô của năm trước.
Nghiên cứu đã xem xét giá thực phẩm ở 67 quốc gia đối với những mặt hàng phổ biến này, so với giá của một năm trước.
Kết quả cho thấy mức giảm 29% tại Úc, trong khi đó mức tăng đột biến 61% tại Sudan.
Ethiopia chứng kiến mức tăng 43% trong khi Honduras - giống như New Zealand - cũng tăng vọt 56%.
9 trong số 10 quốc gia có giá lương thực cao nhất nằm ở "khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, nơi nhiều người phải đối mặt với xung đột bạo lực kéo dài, khí hậu cực đoan và tình trạng di dời".
Người đứng đầu tổ chức vận động và tư pháp của World Vision, Rebekah Armstrong, cho biết New Zealand, giống như các quốc gia khác, đang vật lộn với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nguồn cung lương thực.
Bà nói: “New Zealand cùng với một số quốc gia khác trên khắp thế giới phải trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm do chi phí nhập khẩu, cũng như do tác động của lạm phát giá thực phẩm liên quan đến biến đổi khí hậu”.
“Tất cả chúng ta đều cảm thấy khó khăn về mặt tài chính khi mua thực phẩm, nhưng báo cáo này cho thấy rõ ràng chi phí của các mặt hàng chủ lực cơ bản đã tăng lên rõ rệt như thế nào”.
“Chúng tôi biết rằng một phần nguyên nhân là do bão Gabrielle (tháng 2/2023) và tác động của nó lên giá các mặt hàng chủ lực ở New Zealand, chẳng hạn như trái cây và rau quả, nhưng cũng có những vấn đề lớn hơn đang diễn ra”.
Armstrong cho biết các vấn đề tồn tại lâu dài khác, bao gồm cả việc thiếu cạnh tranh trong lĩnh vực siêu thị, cũng là một nguyên nhân.
New Zealand đã trải qua mức tăng 56% về giá của một giỏ thực phẩm (gồm 8 nhóm sản phẩm như bánh mì, sữa, trứng, gạo, phô mai, thịt, rau và trái cây) với mức giá vào năm 2023 là 78,32 đô NZ so với 50,16 đô NZ vào năm 2022.
Armstrong cho biết: “Chúng ta cùng với các quốc gia khác cần ưu tiên một chiến lược thực phẩm toàn diện để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống ngành lương thực , từ đó giúp các ngành công nghiệp cơ bản và doanh nghiệp nhỏ có thể chống chọi với các sự kiện liên quan đến khí hậu sẽ ngày càng gia tăng trong những năm tới”.
Nhưng mặc dù lạm phát giá thực phẩm ở New Zealand rất cao, số giờ người dân phải New Zealand làm việc để trả tiền thực phẩm vẫn ở mức thấp nhất trong thang đo.
Một người New Zealand trung bình sẽ làm việc trong ba giờ để trả tiền cho một giỏ thực phẩm gồm các mặt hàng thiết yếu.
Khi được so sánh với các nước nghèo hơn, chẳng hạn như Cộng hòa Trung Phi, nơi một người phải làm việc hơn 25 ngày mới có thể trả cho cùng một giỏ thực phẩm tương tự.
Giám đốc của World Vision tại New Zealand- Grant Bayldon cho biết chi phí thực phẩm ở các nước nghèo vượt quá khả năng chi trả của nhiều người và điều đó có nghĩa là các gia đình không thể đủ thức ăn hàng ngày - khiến trẻ em đói, suy dinh dưỡng và còi cọc.
"Ảnh hưởng của nạn đói kéo dài suốt đời và có thể khiến trẻ em không thể lớn lên và phát triển bình thường, phải nghỉ học hoặc bỏ học để giúp gia đình kiếm đủ ăn”
“Đó là một vòng lẩn quẩn làm tê liệt triển vọng của hàng triệu trẻ em”.
Các quốc gia khác có giỏ thực phẩm tốn nhiều thời gian làm việc nhất bao gồm Burundi (36 ngày), Cộng hòa Dân chủ Congo (16 ngày), Sudan (14 ngày), Mozambique (14 ngày), Malawi (14 ngày), Ethiopia ( 12 ngày), Burkina Faso (11 ngày), Niger (9 ngày) và Guatemala (9 ngày).
Bayldon cho biết báo cáo mới nhất nêu bật mức độ đáng báo động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đã khiến 35 triệu người trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng đói khát khẩn cấp.
“Bất ổn kinh tế do Covid-19 gây ra và chiến tranh ở Ukraine, cùng với những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu và các xung đột khác, đang khiến những người nghèo khổ nhất ít có khả năng chi trả cho một giỏ thực phẩm cơ bản”
"Thịt gà, trứng và sữa không nên được coi là những thứ xa xỉ mà phải là thứ mà mọi người đều có thể mua để có một chế độ ăn uống cân bằng."
Chú thích:
World Vision: là một tổ chức cứu trợ, phát triển và vận động Cơ đốc giáo, hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi lâu dài trong cuộc sống của trẻ em, gia đình và cộng đồng nhằm vượt qua nghèo đói và bất công.
Theo rnz.co.nz- Duong Nguyen