Từ ngày mai, người dân New Zealand sẽ phải tuân theo các nguyên tắc tái chế tiêu chuẩn hóa mới - tuy nhiên, người dân Kiwi vẫn có một số nhầm lẫn vì có thể không biết những vật dụng nào có thể đưa vào các thùng tái chế đặt bên lề đường.
Trước đây, mỗi địa phương sẽ có quy định khác nhau về việc thu gom rác tái chế, nhưng hy vọng rằng quy định mới thống nhất trên toàn quốc sẽ giảm đi chi phí xử lý và tăng chất lượng của những vật liệu được thu thập để tái chế.
Một thành viên của của Hội đồng Auckland, Parul Sood đã tham gia vào bản tin của Breakfast sáng nay cùng với người dẫn Daniel Faitaua để hướng dẫn phân loại một số vật dụng gia đình không còn được phép cho vào thùng tái chế- bao gồm cốc cà phê, nắp nhựa và bìa giấy đựng chất lỏng, vốn là vật liệu làm từ nhiều hộp sữa thay thế.
Cô bắt đầu: “Thùng tái chế của bạn dùng để đựng các thùng đựng hàng, những bao bì cho các sản phẩm dùng trong nhà bếp, phòng giặt và nhà vệ sinh”
Sood, tổng giám đốc của Waste Solutions, nhấn mạnh hầu hết những “thay đổi lớn” trong việc tái chế nhựa có thể được giải quyết một cách đơn giản bằng cách dành thời gian tìm mã nhựa nhỏ trên bao bì.
Cô trình diễn cách sử dụng hộp đựng bơ thực vật có in số 5 ở phía dưới và đưa ra một ví dụ khác về khay đựng thịt có số ở góc.
"Tất cả những gì bạn cần nhớ là các số một, hai và năm - đó là tất cả những gì bạn bỏ vào thùng tái chế, không có gì khác. Tất cả những con số khác đều bỏ vào thùng rác của bạn", cô nói.
Bà cho biết việc đơn giản hóa việc ghi nhãn là một "cách quan trọng" để giảm bớt sự nhầm lẫn cho mọi người dân.
Bà nói: “Ghi nhãn là một điều thực sự quan trọng khi nói đến tái chế, để tránh nhầm lẫn. Và chúng tôi đã vận động chính quyền trung ương để biến điều đó thành hiện thực”. "Vì vậy, hy vọng một ngày nào đó việc ghi nhãn sẽ dễ dàng hơn nhiều".
Tính theo trọng lượng, 24% vật liệu thu được trong các thùng tái chế lề đường ở Auckland bị nhiễm bẩn bởi các vật dụng như quần áo, tã lót, nhựa mềm và túi rác.
Sood nói: “Chúng tôi cần tìm hiểu thêm vì nếu xem xét tỷ lệ ô nhiễm tại Auckland thì chúng khá cao”.
Sự ô nhiễm khiến người dân ở Auckland tốn thêm 3 triệu đô mỗi năm cho việc phân loại và xử lý.
Sood cho biết việc dành "một chút thời gian" để tìm con số chính xác và loại bỏ cặn thực phẩm khỏi bao bì đúng cách sẽ giúp ích cho các thế hệ tương lai.
Cô nói: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các nguồn lực hiện có đang được sử dụng ở mức tối ưu nhất”.
“Chỉ cần rửa sạch thôi, không mất nhiều thời gian đâu.”
Vật dụng gì được cho vào thùng tái chế?
Các mặt hàng sẽ được chấp nhận bỏ vào thùng tái chế đặt bên lề đường từ ngày 1 tháng 2 bao gồm:
• Chai và lọ thủy tinh
• Giấy và bìa các tông
• Chai, khay và hộp đựng bằng nhựa (có số 1, 2 và 5)
• Lon thiếc, thép và nhôm
Ngoài ra còn có một số vật phẩm mới sẽ bị loại khỏi thùng tái chế từ ngày 1 tháng 2:
• Các mặt hàng nhỏ hơn 50mm (ví dụ: nắp chai, hộp đựng mỹ phẩm và gia vị nhỏ)
• Bình phun (làm từ thép và nhôm)
• Giấy bìa đựng chất lỏng (Hộp sữa và nước trái cây Tetrapak)
• Sản phẩm từ nhựa có số 3, 4, 6 và 7
• Khay nhôm
• Tất cả các nắp
• Đồ trên 4 lít
Để biết thêm thông tin về các hướng dẫn tái chế mới, hãy xem trang web của Hội đồng Auckland.