Bắt đầu từ tháng tới, quy định về những vật dụng được phép bỏ vào thùng tái chế sẽ chuyển sang tiêu chuẩn quốc gia với nỗ lực nhằm giảm thiểu rác thải và xóa bỏ sự nhầm lẫn.
Hiện tại, quy định về các vật dụng được chấp nhận bỏ vào thùng tái chế bên lề đường đang tùy thuộc vào khu vực người dân đang sinh sống.
Tổng giám đốc của Hội đồng Auckland về giải pháp xử lí rác thải, bà Parul Sood cho biết, có nhiều loại vật dụng được người dân đưa vào thùng rác tái chế không đúng quy định.
Bà nói “Một là rác được đóng trong các túi đựng, hai nữa là rác tái chế được đóng trong các túi cũng không phải là ý kiến hay”.
"Trong các thùng rác tái chế chúng tôi cũng nhận được quần áo nữa, nên quy định mới sẽ không có quần áo, vải vóc. Ngoài ra, các loại tã lót – chúng cũng không được bỏ vào thùng tái chế."
Tất cả thùng đựng rác tái chế bên đường của Auckland được gửi đến một cơ sở ở Onehunga để phân loại và xử lý.
Phạm vi các mặt hàng tái chế được chấp nhận tại nhà máy đã thay đổi vào cuối năm ngoái.
Trước đây, trung tâm tái chế đã tiếp nhận "nhiều loại vật liệu", bao gồm cả bìa giấy dạng lỏng và bình xịt.
Sood nói: “Những thứ đó sẽ không được đưa vào thùng rác tái chế nữa”
Từ tháng 2, quy định về các loại thùng rác trên toàn quốc sẽ giống nhau.
Trong danh sách rác tái chế mới có các loại chai, lọ thủy tinh; giấy và bìa các tông; các loại hộp và lon nhôm hoặc thép; và những chai, khay và hộp nhựa có dán nhãn số 1, 2 hoặc 5.
Chuyên gia về chính sách không lãng phí - Zero Waste, Hannah Blumhardt cho biết các loại vật dụng nhựa có nhãn số 3, 4, 6 và 7 đều "không dễ tái chế".
“[Chúng] hầu hết được vận chuyển để tái chế ở nước ngoài, nếu chúng tôi tái chế chúng ở đây, chúng tôi không có đủ sự giám sát chặt chẽ về quy trình thực hiện”
Nó có thể được thực hiện khi mà hệ thống quản lý chất thải của chúng tôi được sắp xếp hợp lý, với bước đầu là thay đổi quy định về rác tái chế.
Đến năm 2027, những thùng đựng rác tái chế bên đường sẽ được cung cấp cho mỗi hộ gia đình ở tất cả các khu đô thị, còn thu gom thức ăn thừa sẽ được thực hiện ở khắp nơi trong cả nước vào 2030.
Người ta hy vọng tiêu chuẩn phân loại rác tái chế mới này sẽ giúp cắt giảm 13 triệu tấn rác được đưa đến bãi rác mỗi năm trên toàn quốc.
Nhưng biết chúng sẽ đi đâu mới là điều quan trọng.
Blumhardt giải thích: “Nếu bạn có lượng lớn chất ô nhiễm, nó có thể là một lượng lớn những rác có thể tái chế được chôn lấp trong đất liền”.
Sood cho biết việc có "những quy định giống nhau trên toàn quốc" và đảm bảo mọi người biết những vật dụng nào có thể tái chế thì người dân sẽ thấy "sản phẩm tốt hơn là những sản phẩm được lấy ra từ thùng tái chế và có thể đưa ra thị trường".
Theo 1news.co.nz – Duong Nguyen