Một điều may mắn cho chúng ta đó là không cần phải tìm hiểu quy trình tại sân bay hoặc hoạt động của các hãng hàng không để có thể bay đến một nơi thú vị nào đó.
Hầu hết chúng ta đều đến sân bay và lên máy bay, hoàn toàn không hề quan tâm đến công tác hậu cần và hoạt động của hệ thống vận hành, những điều được coi là có thể khiến bất kỳ ai đó đau đầu.
Tuy nhiên, nếu có một chút hiểu biết về các hoạt động này có thể giúp bạn đi lại suôn sẻ hơn, đặc biệt nếu bay vào những ngày đông đúc nhất của mùa hè.
1. Những chú chó an toàn sinh học tài năng hơn bạn tưởng
Ví dụ, khi tôi đi cùng đi quan sát hậu trường sân bay Auckland với giám đốc khách hàng Scott Tasker vào tuần trước, một điều thực sự làm tôi ngạc nhiên là những chú chó an toàn sinh học.
Ở cửa đến, Tasker cho biết tháng đó anh đã bị chặn lại bởi một chú đó do ngửi thấy mùi gì đó trong túi xách của anh. Lúc đầu, anh bối rối vì không mang theo đồ ăn. Sau đó, nhân viên hỏi liệu anh có thường dùng túi đó để mang đồ ăn trưa khi đi làm hay không. “Vấn đề là ở đó,” họ nói.
Tương tự, khi trở về sau chuyến công tác vào tháng 11, tôi đã bị một chú chó đánh hơi chặn lại. Sau khi trò chuyện nhanh với các nhân viên sân bay, họ nhận định rằng chú chó đã tìm thấy mùi vỏ cam, thứ đã ở trong túi của tôi 8 giờ trước đó.
2. Không có vé máy bay? Bạn vẫn có thể đi vào sân bay
Nếu đến ga quốc tế 3 giờ trước khi chuyến bay khởi hành, bạn sẽ phải đợi ở cửa check-in. Điều mà nhiều du khách không biết, thay vì ngồi đợi trên băng ghế ở tầng một, bạn có thể đi thang cuốn lên tầng trên và dạo chơi ở sảnh khởi hành.
Tasker chia sẻ: “Ở tầng trên, chúng tôi có một khu ẩm thực rất ngon, nhiều quán cà phê và nhà hàng xinh xắn bạn có thể trải nghiệm trong thời gian chờ check-in”
Những người không phải là khách du lịch cũng có thể đến đây vì lúc qua cửa an ninh thì bạn mới phải xuất trình vé máy bay.
3. Thời điểm chính xác bạn ‘rời’ New Zealand
Đó chính là ở cổng an ninh hàng không, nơi bạn sẽ chính thức “rời khỏi đất nước New Zealand”. Mặc dù khu vực phòng chờ là một cái gì đó trung gian giữa 2 nơi.
Thật ra, điều này xảy ra tại các cổng thông minh, sau bước kiểm tra an ninh (ở các cổng nhỏ nơi bạn quét vé) nhưng trước khi đi qua máy quét hành lý.
Tasker giải thích: “Bạn sẽ rời khỏi đất nước NZ khi đi qua trạm kiểm soát hải quan, nơi có các cổng thông minh”.
4. Mọi vật phẩm dưới mặt đất đều được quét
Từ thời điểm này, bạn đang ở khu vực phòng chờ, một nơi phải được giữ an toàn tuyệt đối. Du khách biết điều này có nghĩa là họ và đồ đạc của họ bắt buộc phải đi qua máy quét.
Điều tôi đã không nhận ra trước đây là mọi món đồ bạn thấy ở phòng chờ- từ gói đường ở quán cà phê và những cuốn sách ở Relay cho đến đồ ăn tự chọn ở Koru Lounge hay nước hoa hàng hiệu tại các cửa hàng miễn thuế - cũng đều được quét.
Sau khi đi qua cánh cửa phía sau bàn làm thủ tục, Tasker chỉ cho chúng tôi bến xe tải nơi các xe tải dỡ tất cả thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm miễn thuế mà bạn tìm thấy trong các phòng chờ. Mở khóa điện tử cánh cổng khác, chúng tôi bước vào một căn phòng có máy dò kim loại và máy chụp X-quang, giống như những căn phòng mà du khách đi qua. Nhưng thay vì quét hành lý xách tay, nhân viên lại quét các hộp nước giải khát số lượng lớn sẽ được đưa vào tủ lạnh của cửa hàng miễn thuế.
5. Bạn đang bị mắc kẹt trong hàng dài chờ đợi? Khoan hãy đổ lỗi cho sân bay Auckland
Đứng chờ đợi sau một hàng dài cứng ngắc những người làm thủ tục, máy quét an ninh hoặc an toàn sinh học, bạn dễ dàng nghĩ rằng lỗi là do sân bay.
Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến, Tasker giải thích.
Ông nói: “Vai trò của sân bay Auckland là cung cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ga sân bay, đường băng và phi trường cũng như tất cả cơ sở hạ tầng (nước và điện)”.
“Các hãng hàng không thực hiện thủ tục chuyến bay và cất cánh. Công việc của cơ quan biên giới là thực hiện các thủ tục thông quan và an ninh biên giới.”
Tasker cho biết sân bay Auckland cố gắng hợp tác cùng với các nhóm khác nhau để mọi việc diễn ra suôn sẻ, bao gồm việc chia sẻ dự báo xu hướng du lịch và huy động toàn thể lực lượng 4 lần mỗi ngày trong thời gian cao điểm.
Ông nói: “Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các hãng hàng không, các cơ quan biên giới và các cơ quan xử lý mặt đất đã ký hợp đồng để vận chuyển hành lý cho các hãng hàng không”
Tuy nhiên, các nhóm này chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của mình.
“Cuối cùng, nếu bạn thấy một hàng dài du khách chờ đợi ở trước cổng an ninh, ngay cả trong trường hợp họ không đủ nhân lực thì chúng tôi cũng không can thiệp vào quy trình của họ được, mà chính họ phải làm điều đó”, anh nói. “Họ là người quyết định. Chúng tôi có thể cộng tác với họ nhưng cuối cùng thì họ chính là người quyết định mở bao nhiêu làn đường vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày”.
Vì vậy, nếu hành lý của bạn bị thất lạc hoặc bạn cảm thấy bực bội vì phải xếp hàng quá lâu thì giải pháp là hãy tìm tổ chức hoặc cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý. Trường hợp thất lạc hành lý, hãy liên hệ với hãng hàng không và cơ quan xử lý mặt đất.
Theo nzherald.co.zn – Duong Nguyen