Nhà kinh tế học của Westpac cho biết các hộ gia đình dự kiến
sẽ chi nhiều tiền hơn vào việc thanh toán các khoản nợ khi lãi suất thế chấp cao hơn.
Cập nhật kinh tế ngân hàng cho biết số lượng người vay tiền chuyển
sang lãi suất thế chấp cao hơn ngày càng tăng. Khoảng 50% tổng số hợp đồng
thế chấp dự đoán sẽ được điều chỉnh lãi suất trong năm nay. Các lãi suất mới
này có khả năng cao sẽ cao hơn so với mức lãi suất hiện tại.
Nhà kinh tế cấp cao Satish Ranchhod cho biết:
Người vay mua nhà với lãi suất cố định 2.6% từ tháng 5 năm
2021, khi đến thời điểm hết hạn hợp đồng hai năm và muốn tiếp tục trả lãi cố định,
họ sẽ phải trả lãi suất mới là 6%, cao hơn nhiều so với lãi suất trước đây.
Ví dụ, nếu bạn đã mua một ngôi nhà với mức thế chấp 80% từ hai
năm trước, việc tăng lãi suất hiện tại có thể làm tăng khoản trả góp hàng tháng
của bạn khoảng 900 đô la.
Lãi suất thế chấp đang tăng lên và người vay tiền sẽ phải trả một số tiền lãi cao hơn trong tương lai.
Điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản
trả góp hàng tháng và làm tăng chi phí sinh hoạt của người mua nhà.
Đặc biệt ở Auckland - nơi giá nhà thường có xu hướng cao
hơn, việc này có thể làm tăng khoản trả góp hàng tháng lên tới khoảng 1600 đô
la mỗi tháng
Dữ liệu gần đây từ Stats NZ cho thấy chi tiêu vào việc trả nợ
đang tăng lên, chiếm trung bình 7,5% thu nhập hộ gia đình cho các khoản thanh
toán lãi suất mỗi quý, từ mức 5% vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, so với trước đại dịch khi chi phí lãi suất chiếm
khoảng 10% của chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ này vẫn thấp hơn.
Cần nhớ rằng các chi phí này không được chia đều vì chỉ khoảng
một phần ba hộ gia đình có khoản vay thế chấp.
Dữ liệu từ báo cáo ổn định tài chính gần đây của RBNZ cho thấy
các hộ gia đình có khoản vay thế chấp đã chi khoảng 15% thu nhập của họ cho việc
trả lãi.
Áp lực thực sự sẽ gia tăng trong 12 tháng tới. Với tình hình
chi phí sinh sống đang tăng cao, kết hợp với áp lực từ khoản vay thế chấp, đó
có thể là thời gian khó khăn đối với nhiều gia đình.
Tác giả nhấn mạnh rằng nhiều hộ gia đình đang phải chi tiêu
nhiều hơn, nhưng lại nhận được ít giá trị hơn từ số tiền họ chi trả.
Tình hình này đặc biệt ảnh hưởng đến các gia đình có thu nhập
thấp khi họ đang phải chi trả nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm như thực phẩm và tiện
ích cơ bản.
Đối với hộ gia đình trung bình, để đối phó với áp lực chi
phí, họ có thể sẽ cắt giảm chi tiêu. Số lượng hàng hóa trung bình
mà họ mua về hàng tuần có thể giảm khoảng 2% trong vài năm tới.
Đây là một sự co hẹp khá lớn vì khoảng 60% chi tiêu của nền kinh tế đến từ các hộ gia đình. Điều này sẽ là một yếu tố gây ảnh
hưởng quan trọng đến hoạt động kinh tế trong hai năm tới.
Ranchhod còn cho rằng chúng ta sẽ thấy nền kinh tế đang đi
ngang trong hai năm tới.
Theo 1news.co.nz _ Tam Nguyen