Cực quang Australis xuất hiện sau một cơn bão mặt trời hiếm gặp vào đêm thứ Hai, với những tia màu tím, cam và xanh lục được nhìn thấy trên bầu trời ở phía bắc Auckland.
Các nhà thiên văn học cho biết điều này báo hiệu một chu kỳ mới của mặt trời - giai đoạn mặt trời hoạt động mạnh, với khả năng nhìn thấy cực quang thường xuyên hơn.
Cực quang Australis là gì
Cực quang Australis, còn được gọi là Cực quang phương Nam, được được sinh ra do sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên hành tinh của chúng ta., được gọi là Phóng đại khối lượng (CME).
Nó tạo ra một mảng màu làm sáng cả bầu trời đêm.
Hiện tượng cực quang hôm thứ Hai so với những hiện tượng cực quang khác ở New Zealand như thế nào
Theo Giám đốc Bảo tàng Otago và nhà thiên văn học, Tiến sĩ Ian Griffin, hiện tượng cực quang gần đây nhất rất tuyệt vời.
Tôi đã xem cực quang Australis ở New Zealand trong khoảng một thập kỷ nay và tôi cho rằng hình ảnh của cực quang gần đây đẹp và hiếm đứng thứ hai
Griffin cho biết cực quang lần này cực sáng và là một dạng rất hiếm, được gọi là 'Steve'.
Anh ấy nói 'Steve' là một dòng khí lớn được tạo ra trong các cơn bão cực quang mạnh - và việc nhìn thấy điều này là khá hiếm.
Hiện nay mọi người đều rất thích ngắm cực quang
Griffin cho biết số lượng người đến xem rất đông vào tối hôm thứ Hai. Griffin đã quan sát từ Hoopers Inlet gần Dunedin và số lượng ô tô ở đó đông đến kinh ngạc.
Tôi nghĩ rằng mọi người đều thích ngắm cực quang.
Tại sao đây là thời điểm tốt để ngắm cực quang
Griffin cho biết, đây là thời điểm tốt để ngắm cực quang vì mặt trời gần đến đỉnh tiếp theo.
Nhà thiên văn học cho biết mặt trời trải qua một chu kỳ cứ sau 11 năm thì đỉnh và đáy sẽ thay đổi.
Griffin cho biết còn khoảng hai năm nữa mới đến đỉnh tiếp theo, vì vậy ông hy vọng sẽ thấy nhiều hiện tượng cực quang trong những tuần và tháng tới với kỳ vọng cực quang sắp tới sẽ hấp dẫn hơn và đẹp hơn đợt tối thứ Hai vừa qua.
Làm sao chúng ta biết được cực quang sắp diễn ra
Griffin cho biết, một số cực quang được gây ra bởi những vụ nổ lớn trên Mặt trời, và sau đó vật chất bắt đầu di chuyển về phía Trái đất.
Chúng tôi nhận được cảnh báo trước vài ngày, nhưng ngay cả khi đó, vẫn không chắc chắn về thời gian cực quang sẽ diễn ra.
Griffin nói xem được cực quang cũng giống như câu cá. Đôi khi mọi người ra ngoài và không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng đôi khi bạn bắt được con cá lớn khổng lồ, và “con cá lớn khổng lồ” đó đã đến với tôi vào đêm thứ Hai.
Nếu đã lên kế hoạch để ngắm cực quang nhưng cực quang không xảy ra thì sao
Đôi khi hiện tượng cực quang không hoàn toàn như mong đợi, nhưng bất chấp điều đó, Griffin cho biết New Zealand có một bầu trời đêm tuyệt đẹp.
Ngay cả khi bạn ra ngoài và không chiêm ngưỡng được cực quang, vẫn có rất nhiều thứ ngoài kia để xem, anh nói.
Ngắm được cực quang là một điều hên xui, nhưng bầu trời đêm luôn luôn đẹp và đáng để bạn dành vài giờ chiêm ngưỡng nó.
Theo www.rnz.co.nz - Lan Trinh