Chính phủ không nhận được bất kỳ thông tin nào về con tàu chở 248 người Sri Lanka đã biến mất.
Bộ trưởng Bộ Di trú Michael Wood đã từ chối tiết lộ thông tin của chính phủ về việc tị nạn đến bờ biển New Zealand bằng thuyền.
Ngày 28 tháng 3, ông đưa ra luật kéo dài thời gian giam giữ những người tị nạn hàng loạt từ 4 đến 28 ngày, văn phòng của ông cũng công bố danh sách các người tị nạn đến New Zealand và Úc.
Vào ngày 12 tháng 1 năm 2019, "một chiếc thuyền buồm đánh cá dài 90 foot rời Maliankara gần Munambam, Ấn Độ, với 248 người Tamil tị nạn trên tàu với hy vọng đến được Úc hoặc New Zealand. Kể từ đó, không còn nghe tin tức gì của chiếc thuyền và những người trên đó."
Số phận của nó ra sao vẫn là một điều bí ẩn, có một bài post của RNZ nói chi tiết về sự mất tích của nó và những lo ngại về sự an toàn của thuỷ thủ đoàn và những người tị nạn trong 10 ngày sau.
Cảnh sát Ấn Độ cho biết một người bị bắt có liên quan đến cuộc điều tra, Prabhu Dhandapani, nói với họ rằng chiếc thuyền đang hướng đến New Zealand.
Wood tiết lộ các quan chức đã bắt đầu xem xét những thay đổi đối với luật di cư hàng loạt vào cuối năm đó, nhưng công việc đã bị đình trệ do Covid.
Bộ trưởng Bộ Di trú Michael Wood. Ảnh: RNZ / Samuel Rillstone
Ông nói, luật thay đổi giới hạn thời gian giam giữ là nhằm đảm bảo một số lượng lớn người di cư hoặc người xin tị nạn có thể tiếp cận tư vấn pháp lý đầy đủ.
“Tôi không nghĩ đây là biện pháp ngăn chặn [đối với những kẻ buôn lậu người và hành khách],” ông nói.
"Các hoạt động khác đang diễn ra, chúng tôi chung tay với các quốc gia khác để truy tìm nguồn gốc và ngăn chặn nạn buôn lậu người, đây là điều cực kỳ nguy hiểm và chúng luôn lợi dụng những người đang ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất. Vì vậy, kéo dài thời gian giam giữ là biện pháp ngăn chặn."
Khi được hỏi về thông tin tình báo về nạn buôn lậu người, ông lại đề cập đến những nỗ lực đã có trong công cộng.
"Trên các nguồn mở, các tàu xuất phát từ phía nam và đông nam châu Á, nhận được thông tin tình báo rằng New Zealand là một điểm đến lý tưởng.
"Điều này không có khả năng xảy ra nhưng nếu nó xảy ra, thì đó là một sự kiện có tác động rất lớn.
"Những năm gần đây, Canada , đất nước có khoảng cách địa lý tương tự đã có một vụ di cư và 10 năm sau lần đó, họ vẫn đang giải quyết tình huống đó một cách hiệu quả."
Danh sách các lần di cư tị nạn của người Tamil năm 2019 từ Kerela đến Úc hoặc New Zealand và kết quả của nó - "biến mất".
Sự kiện vào tháng 10 năm 2021, 63 người đàn ông đã bị bắt ở Trincomalee, Sri Lanka, vì " có ý định đến New Zealand trái phép bằng đường biển ".
Theo báo Sri Lankan Daily News "Cảnh sát nói rằng những nghi phạm này đã chuẩn bị một lượng lớn hành lý (quần áo và áo khoác mặc trong thời tiết lạnh) cho một chuyến đi biển dài ngày".
"Những kẻ lừa đảo đã tính số tiền cho mỗi người từ 2,5 triệu Rupee đến 4 triệu Rupee (lên tới 19.577 đô la New Zealand) với lời hứa rằng họ sẽ đến New Zealand. Cảnh sát cũng cho biết những người này đang bị thẩm vấn để tìm ra nguyên nhân liệu họ có phải trả tiền trước hay không."
Phần còn lại là những vụ di cư đến Úc trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2022.
Không nằm trong danh sách là một vụ của Lực lượng Biên phòng Úc đã chặn một chiếc thuyền khác của Sri Lanka đến New Zealand và bị cáo buộc đã trả cho thủy thủ đoàn hơn 30.000 đô la Mỹ (44.576,52 đô la New Zealand) để quay thuyền vào năm 2015.
Và vào năm 2013, một chiếc thuyền treo cờ New Zealand và hành khách cầm tấm biển ghi: "Chúng tôi muốn đến New Zealand. Xin hãy giúp chúng tôi" đã bị chặn lại cách thành phố Perth ở Tây Úc 400 km về phía bắc.
Liệu họ có chết đuối?
Cho đến nay, không có vụ di cư trái phép bằng đường biển nào đến New Zealand thành công.
Cựu Thủ tướng John Key cho biết vào năm 2015, một chiếc thuyền chở 65 người Sri Lanka và Bangladesh đã lên đường đến đây.
Buôn lậu người có thể bị phạt tù tới 20 năm và phạt tiền tới 500.000 đô la ở New Zealand.
Bộ Di trú New Zealand trình bày chi tiết cách những kẻ buôn người và những kẻ hỗ trợ thường đánh lừa người di cư về những rủi ro khi bị buôn lậu, cơ hội thành công và điều kiện kinh tế ở các nước đến.
Ngoài nguy cơ tử vong do chết đuối trên những chiếc thuyền quá tải, người tị nạn đôi khi phải chịu bạo lực về thể chất hoặc tâm lý, có thể bị buôn bán để lao động cưỡng bức hoặc xâm hại tình dục và cũng có thể chết vì mất nước hoặc chết đói.
Năm 2019, 25 triệu đô la đã được phân bổ trong bốn năm cho các biện pháp phòng ngừa, bao gồm cả việc mở rộng mạng lưới Cán bộ liên lạc di cư của New Zealand ở nước ngoài.
Về vụ mất tích trên thuyền năm 2019, một blog "To The Antipodes, On A Boat Without GPS" của The Times of India sau khi con thuyền chở 248 người rời Ấn Độ cho biết các hành khách là người Sri Lanka người Tamil tị nạn sống ở Madangir Colony ở New Delhi.
"Thuộc địa này là kết quả của hiệp định Ấn Độ-Sri Lanka vào những năm 1980, và những người tị nạn này phần lớn phải sống trong điều kiện tồi tệ", cảnh sát nói với tác giả KP Saikiran.
Họ tránh sử dụng GPS vì sợ các cơ quan an ninh theo dõi hành trình của mình trong chuyến đi dự kiến kéo dài khoảng 25 ngày.
Ông kết luận: “Chiếc thuyền chắc hẳn đã bị chìm khi biển động, hoặc nó có thể đã bị chính quyền Sri Lanka bắt giữ, điều này cũng có thể gây tử vong cho những người trên thuyền”.
Nguồn tin cảnh sát cho biết: “Trong mọi khả năng, dù bằng cách nào thì họ cũng sẽ mất mạng”.
"Thông báo của Blue Corner đã được gửi đến cả Úc và New Zealand thông qua Interpol cho tất cả 248 hành khách, nhưng không nhận được thông tin thuận lợi nào."
Theo www.rnz.co.nz - Lan Trinh