Bà Saunoamaali'i Karanina Sumeo – ủy viên EEO người phụ trách ủy ban nhân quyền New Zealand đã thông tin chương trình sử dụng lao động theo mùa (RSE) đã gây phẫn nộ vì một số công nhân phải chịu các điều kiện làm việc giống như nô lệ hiện đại.
Bây giờ Bộ trưởng Michael Wood nói rằng Ông sẽ cố gắng gặp một số công nhân ở nơi làm việc.
Bộ trưởng Wood chia sẻ: Ông đã “rất cởi mở” khi gặp những người lao động RSE. Những những người mà những cáo buộc của họ đã tạo nên cơ sở cho một báo cáo nghiêm trọng của Ủy ban Nhân quyền về chương trình này.
Bà Sumeo cho biết Ủy Ban Nhân Quyền đã tìm thấy quá nhiều câu chuyện giống với chế độ nô lệ thời hiện đại. Và điều này cho thấy các vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với những đánh giá thông thường.
Trong một trường hợp, một người lao động RSE bị yêu cầu nằm trên mặt đất trong khi ông chủ thì đứng trên lưng họ.
“ Yêu cầu một người lao động nằm xuống rồi đứng trên lưng họ. Người chủ muốn những người lao động còn lại biết rằng: đây là cách bạn sẽ bị đối xử nếu bạn làm tôi khó chịu – đó là những gì chúng ta đang nói đến, nó có mục đích.
“Mục đích là để đe dọa, đó là gieo rắc nỗi sợ hãi – và để bịt miệng.
“Bạn có thể tưởng tượng điều đó gây khó chịu như thế nào đối với một người dân Thái Bình Dương. Khi chúng tôi nhìn những công nhân này, họ là anh em, cha, ông, gia đình của chúng tôi.”
Leina Isno, người ủng hộ chương trình RSE đã đưa ra lời kêu gọi trên Twitter, mời Ông Wood đến thăm một số công nhân và lắng nghe câu chuyện của họ.
Ông Wood cho biết Ông sẵn sàng gặp họ ngay cả khi bị người chủ từ chối.
“Tôi sẽ giải quyết vấn đề đó [người sử dụng lao động từ chối sự cho phép] một cách tôn trọng, nhưng tôi rất vui và sẵn sàng gặp gỡ người lao động RSE. Sự thật, tôi đã gặp họ rồi.”
Isno đã so sánh cách người lao động bị đối xử theo chương trình RSE của New Zealand với chương trình "bắt chim đen" của Úc vào cuối những năm 1800. Hàng ngàn người dân đảo Thái Bình Dương đã được đưa đến Úc với lý do giả tạo. Sau đó, họ không có nhiều lựa chọn ngoài làm việc trong điều kiện khắc nghiệt với mức lương thấp.
RSE seasonal workers from the Pacific work on pruning apple trees near Hastings. (File photo JOHN COWPLAND/STUFF)
“Những gì đang xảy ra trong vườn nho, đó không phải là cách đối xử với con người, bạn không thể đối xử với họ như vậy,” Isno nói.
"Tôi đau lòng. Tôi chỉ muốn nói rằng: Tôi cảm thấy rất đau lòng về cách mà New Zeland đối xử với người dân của mình. Tôi không tin điều đó lại xảy ra với người dân chúng tôi”.
Tuy nhiên, một đại diện cho người lao động cho biết cô ấy không tìm thấy bằng chứng nào cho rằng có các vấn đề đặc hữu về “chế độ nô lệ” trong chương trình RSE.
Tanya Pouwhare, giám đốc điều hành NZ Ethical Employers (NZEE) cho biết những gì bà Sumeo tìm thấy không đúng với một cuộc khảo sát ẩn danh với 1400 công nhân.
Pouwhare cho biết đó là cuộc khảo sát là ẩn danh. Vì vậy, những người lao động được tuyển dụng từ các tổ chức thành viên của NZEE không có lý do gì để nói dối hoặc lo sợ hậu quả từ câu trả lời của họ.
Phần lớn những thành viên của NZEE là những doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và trồng nho. Những doanh nghiệp này cam kết tuân theo các nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và lồng ghép nhân quyền vào doanh nghiệp của họ.
Pouwhare cho biết các thành viên cam kết giám sát việc họ tuân thủ các tiêu chuẩn này và khắc phục mọi vi phạm.
“Tôi chỉ có thể phát biểu thay mặt cho tư cách thành viên của chúng tôi, điều đó chắc chắn không có hệ thống bên trong NZEE, đó là điều chắc chắn.”
Người phát ngôn của Đảng Quốc gia Erica Stanford cho biết bà cũng không tin những vấn đề như vậy là phổ biến.
“Tôi nghĩ rằng có những hành vi rất kém trong chương trình RSE cần phải được làm sạch, nhưng tôi không nghĩ – từ những gì tôi đã thấy về lĩnh vực này – rằng nó có khả năng phổ biến rộng rãi như đã từng xảy ra ngoài."
Saunoamaali’i Karanina Sumeo says some RSE workers are being treated like slaves (SUPPLIED - stuff.co.nz)
Tuy nhiên, Anita Rosentreter - điều phối viên dự án chiến lược của First Union ủng hộ các tuyên bố của Isno và Sumeo. Đồng thời bà đặt câu hỏi về khả năng của NZEE trong việc vẽ nên một bức tranh công bằng của câu chuyện này.
“Mục đích của họ là bảo vệ ngành công nghiệp trước những cáo buộc bóc lột công nhân, chứ không phải để loại bỏ những sự cố này và sau đó giải quyết chúng theo hướng có lợi cho người lao động.”
Rosentreter cũng cho biết: ban đầu công đoàn của cô ấy đã tham gia với các công nhân RSE khi họ cố gắng đại diện cho những công nhân không thuộc RSE làm việc trong lĩnh vực làm vườn nhưng sau đó họ cũng nhận thức được những gì mà công nhân RSE đang gặp phải.
“Tôi nghĩ rằng tôi đã thấy đủ và mạnh dạn khẳng định: ngành công nghiệp này có sự bóc lột công nhân trên diện rộng & theo kế hoạch .”
Isno đã làm việc với Ủy ban Nhân quyền để phát triển báo cáo của mình.
Cả Isno và Sumeo đều cho biết chương trình này có những lợi thế rất lớn, nhưng cần có những thay đổi lớn.
Isno cho biết đây là một chương trình “tuyệt vời” đối với những người lao động, nhưng điều đó không thể ngăn cản những nổ lực giải quyết những vấn đề của mọi người.
“Đó là cơ hội trong đời để đến thăm một quốc gia khác, làm việc ở một quốc gia khác, trải nghiệm văn hóa của một quốc gia khác, nhưng quan trọng hơn là kiếm tiền cho gia đình và cộng đồng của họ.”
Michael Wood says he is open to meeting RSE workers at the centre of the Human Rights Commission report. (ROBERT KITCHIN/STUFF)
Sumeo cho biết bà tin rằng các vấn đề của chương trình này cần phải được khắc phục. Vì New Zealand có thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chương trình này trong tương lai do dân số già của quốc gia.
Báo cáo của Ủy ban Nhân quyền đã khuyến nghị một số hành động để khắc phục kế hoạch RSE bao gồm yêu cầu New Zealand phê chuẩn công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người lao động nhập cư, xem xét kế hoạch RSE thông qua “lăng kính nhân quyền”, cho phép người lao động RSE chuyển đổi chủ lao động mà không có sự cho phép của chủ lao động, hợp đồng lao động rõ ràng hơn, thực thi tốt hơn thông qua cơ quan thanh tra lao động, hạn chế các khoản khấu trừ mà chủ lao động có thể lấy từ tiền lương của công nhân, minh bạch hơn về các khoản khấu trừ lương được thực hiện cho những thứ như chăm sóc sức khỏe, thành lập một bên độc lập chịu trách nhiệm chăm sóc phục vụ cho công nhân và tạo ra một quy trình trong đó công nhân có thể tự do trở về nhà sớm nếu họ muốn.
Pouwhare cho biết nhiều đề xuất của Ủy Ban Nhân Quyền sẽ sớm được công bố nhằm mục đích cải thiện kế hoạch RSE đã được thảo luận bởi các công đoàn, người sử dụng lao động và Chính phủ và một số tổ chức.
Tuy nhiên, Ricardo Menéndez March - người phát ngôn về nhập cư của Đảng Xanh cho biết các điều chỉnh sẽ không đủ tốt và kế hoạch này cần được chỉnh sửa triệt để.
“Chương trình RSE vốn đã mang tính bóc lột, nó không đưa ra con đường nào để cư trú, nó cũng chấp nhận rằng người lao động chỉ là những đơn vị kinh tế ngắn hạn vì lợi ích của các ngành cụ thể.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng Chính phủ nên cân nhắc về cách thay đổi chương trình RSE thành một chương trình đề cao phẩm giá của người lao động và không tạo ra các điều kiện cố hữu để bóc lột.”
Theo tin Stuff - Tam Nguyen