Những tòa nhà ở Auckland và Wellington không đạt tiêu chuẩn xây dựng về khả năng chống chịu với động đất
Các cuộc thanh tra xây dựng cho thấy hầu hết các khu nhà cao tầng ở Auckland và Wellington đều không đáp ứng được tiêu chuẩn chống chịu động đất, để có thể giúp người dân tránh các mảnh vụn rơi ra từ các tòa nhà.
Một bản nghiên cứu trong năm 2016 từ Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm (MBIE) được gửi đến Đài Phát Thanh New Zealand xác nhận lời cảnh báo đầu tiên của ngành về việc không tuân thủ tiêu chuẩn đảm bảo các yếu tố phi cấu trúc. (chú thích yếu tố phi cấu trúc cuối cùng bài viết này)
Một cuộc điều tra về chất lượng xây dựng của 20 cao ốc thương mại trên 41 tầng được xây dựng dưới 60 năm ở Wellington và Auckland cho thấy, các thiết bị phun nước báo cháy và ống cấp nước chữa cháy đã bị hư hại nặng trong các trận động đất.
Tỷ lệ thiệt hại này thường chiếm 100% chi phí sửa chữa ở Auckland và 73% ở Wellington.
Một bản báo cáo được công bố bởi các kỹ sư của nhóm quản lý dự án Kevin O'Connor and Associates (KOA), cho biết 89% trần nhà và 85% tường ngăn ở cả hai thành phố không được xây dựng kiên cố.
Tất cả tám phần quan trọng của các tòa nhà ở cả hai thành phố đều không đạt các tiêu chuẩn liên quan đến động đất, và không có bất kỳ các hạn chế địa chấn nào hoặc nhiều nơi các hạn chế đó không được lắp đặt đầy đủ.
Ở Auckland, 11 trong số 12 hệ thống cứu hỏa không có các hạn chế địa chấn.
Báo cáo còn chỉ ra một số tòa nhà có thiết kế trần của căn phòng không được lắp đặt chắc chắn, trong khi gạch trần lại có trọng lượng từ 3kg đến 8kg.
Vì thế nhóm quản lý dự án KOA đề xuất MBIE cần xem xét lại giả định:
Gạch trần nhà nặng dưới 10kg thì không có khả năng gây nguy hiểm tính mạng cho những người tránh động đất dưới bàn làm việc.
Đọc toàn bộ báo cáo báo cáo từ nhóm KOA tại đây
Đã có một cuộc khảo sát về tiêu chuẩn của trần nhà và hệ thống phun nước báo cháy, nhằm xác nhận các thiệt hại rõ ràng của các trận động đất từ năm 2011, 2013 và 2016
Những phát hiện khác cho thấy:
• Hơn một nửa các thiết bị ánh sáng có các hạn chế địa chấn không đạt tiêu chuẩn, bao gồm cả các phụ kiện đa huỳnh quang hạng nặng.
• 55% hệ thống ống nước dưới mức tiêu chuẩn; nó có thể bị rung lắc trong trận động đất và nếu nó vỡ thì lũ lụt sẽ xuất hiện.
• 70% hệ thống điều hòa không khí và 80% máy quạt mát có kích thước lớn cũng không được bảo quản đúng cách.
Các hệ thống chống cháy ở cả hai thành phố này có khả năng không hoạt động bởi việc sử dụng ốc vít lỏng lẻo hoặc đặt thiết bị phun nước báo cháy quá gần trần nhà có thể làm thiết bị phun nước bị vỡ trong trận động đất.
35% hệ thống điện và dữ liệu ở Wellington cần nâng cấp trong khi ở Auckland con số này là 5%.
Nhóm KOA cũng đề cập đến những vấn đề với thủ tục giấy tờ, họ tìm thấy "rất ít tài liệu chấp thuận các yếu tố phi cấu trúc" cho các công trình.
Một báo cáo thứ hai được công bố bởi MBIE cho biết việc không sử dụng các yếu tố phi cấu trúc sẽ ít đe dọa đến mạng sống của người dân nhưng nó có thể gây ra nhiều thương tích cho họ.
Đọc toàn bộ báo cáo từ công ty tư vấn và kỹ thuật quốc tế Beca tại đây
Trong một báo cáo thứ ba của MBIE, được đưa ra bởi các kỹ sư Opus cho biết:
Với một khối văn phòng có trị giá 10 triệu đôla. Khi một trận động đất vừa phải xảy ra thì mức độ thiệt hại sẽ là 8 triệu đôla.
Khoản thiệt hại bao gồm một nửa các dịch vụ phi cấu trúc bị hư hỏng, và khoảng 5 triệu đô la từ việc gián đoạn kinh doanh.
Theo ước tính, việc lắp đặt các hạn chế địa chấn đúng cách sẽ tiêu tốn đến 423 triệu đôla cho các công trình thương mại.
Tuy nhiên, đó chỉ là cho tòa nhà mới. Việc trang bị lại các tòa nhà cũ là "một công việc có thể gây nhiều tốn kém", báo cáo của Opus cho biết.
Để giải quyết tình hình này, Bộ ban ngành liên quan đã đưa ra những yêu cầu sữa chữa các công trình theo những tiêu chuẩn đã đề ra, cái mà báo cáo của Opus cho là "bị phân mảnh". Bộ cũng tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, quy tắc thực hành và đào tạo nhằm cải thiện tình hình hiện nay.
Đọc toàn bộ báo cáo của Opus tại đây
Opus khuyến cáo rằng việc sữa chữa nên được đưa ra cùng với việc kiểm tra các công trình phi cấu trúc trên các bản xây dựng mới. Việc thực thi hiện này dựa vào các nhà tuyển dụng, những người không muốn đối mặt với luật về sức khỏe và an toàn.
Các yếu tố xây dựng phi cấu trúc về cơ bản là bất cứ thứ gì không phải là khung sườn của một tòa nhà, nhưng gắn liền với tòa nhà đó, bao gồm:
• Kiến trúc: sơn và kính ốp ngoài, vật trang trí, trần, vách ngăn và cầu thang.
• Cơ khí: thiết bị điều hòa không khí, ống dẫn, thang máy, thang cuốn, máy bơm và máy phát điện khẩn cấp.
• Điện: máy biến thế, thiết bị đóng cắt, trung tâm điều khiển chính, đèn chiếu sáng và khay cáp.
• Hệ thống phòng cháy chữa cháy: đường ống và bể chứa.
• Hệ thống ống nước: đường ống, đồ đạc và thiết bị.
Theo tin RNZ - Dương Nguyễn
Các cuộc thanh tra xây dựng cho thấy hầu hết các khu nhà cao tầng ở Auckland và Wellington đều không đáp ứng được tiêu chuẩn chống chịu động đất, để có thể giúp người dân tránh các mảnh vụn rơi ra từ các tòa nhà.
Những tòa nhà ở Auckland và Wellington không đủ khả năng chống chịu động đất. |
Một bản nghiên cứu trong năm 2016 từ Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm (MBIE) được gửi đến Đài Phát Thanh New Zealand xác nhận lời cảnh báo đầu tiên của ngành về việc không tuân thủ tiêu chuẩn đảm bảo các yếu tố phi cấu trúc. (chú thích yếu tố phi cấu trúc cuối cùng bài viết này)
Một cuộc điều tra về chất lượng xây dựng của 20 cao ốc thương mại trên 41 tầng được xây dựng dưới 60 năm ở Wellington và Auckland cho thấy, các thiết bị phun nước báo cháy và ống cấp nước chữa cháy đã bị hư hại nặng trong các trận động đất.
Tỷ lệ thiệt hại này thường chiếm 100% chi phí sửa chữa ở Auckland và 73% ở Wellington.
Nhà Thống kê Wellington bị thiệt hại nặng ở tầng trệt sau một trận động đất. |
Một bản báo cáo được công bố bởi các kỹ sư của nhóm quản lý dự án Kevin O'Connor and Associates (KOA), cho biết 89% trần nhà và 85% tường ngăn ở cả hai thành phố không được xây dựng kiên cố.
Tất cả tám phần quan trọng của các tòa nhà ở cả hai thành phố đều không đạt các tiêu chuẩn liên quan đến động đất, và không có bất kỳ các hạn chế địa chấn nào hoặc nhiều nơi các hạn chế đó không được lắp đặt đầy đủ.
Ở Auckland, 11 trong số 12 hệ thống cứu hỏa không có các hạn chế địa chấn.
Báo cáo còn chỉ ra một số tòa nhà có thiết kế trần của căn phòng không được lắp đặt chắc chắn, trong khi gạch trần lại có trọng lượng từ 3kg đến 8kg.
Vì thế nhóm quản lý dự án KOA đề xuất MBIE cần xem xét lại giả định:
Gạch trần nhà nặng dưới 10kg thì không có khả năng gây nguy hiểm tính mạng cho những người tránh động đất dưới bàn làm việc.
Tòa nhà BNZ ở Wellington đã bị thiệt hại nặng sau trận động đất xảy ra vào năm 2016. |
Đọc toàn bộ báo cáo báo cáo từ nhóm KOA tại đây
Đã có một cuộc khảo sát về tiêu chuẩn của trần nhà và hệ thống phun nước báo cháy, nhằm xác nhận các thiệt hại rõ ràng của các trận động đất từ năm 2011, 2013 và 2016
Những phát hiện khác cho thấy:
• Hơn một nửa các thiết bị ánh sáng có các hạn chế địa chấn không đạt tiêu chuẩn, bao gồm cả các phụ kiện đa huỳnh quang hạng nặng.
• 55% hệ thống ống nước dưới mức tiêu chuẩn; nó có thể bị rung lắc trong trận động đất và nếu nó vỡ thì lũ lụt sẽ xuất hiện.
• 70% hệ thống điều hòa không khí và 80% máy quạt mát có kích thước lớn cũng không được bảo quản đúng cách.
Các hệ thống chống cháy ở cả hai thành phố này có khả năng không hoạt động bởi việc sử dụng ốc vít lỏng lẻo hoặc đặt thiết bị phun nước báo cháy quá gần trần nhà có thể làm thiết bị phun nước bị vỡ trong trận động đất.
35% hệ thống điện và dữ liệu ở Wellington cần nâng cấp trong khi ở Auckland con số này là 5%.
Các yếu tố phi cấu trúc trên trần nhà của các tòa nhà bao gồm ống dẫn điều hòa không khí, đường dây và đường ống và các thứ khác |
Nhóm KOA cũng đề cập đến những vấn đề với thủ tục giấy tờ, họ tìm thấy "rất ít tài liệu chấp thuận các yếu tố phi cấu trúc" cho các công trình.
Một báo cáo thứ hai được công bố bởi MBIE cho biết việc không sử dụng các yếu tố phi cấu trúc sẽ ít đe dọa đến mạng sống của người dân nhưng nó có thể gây ra nhiều thương tích cho họ.
Đọc toàn bộ báo cáo từ công ty tư vấn và kỹ thuật quốc tế Beca tại đây
Trong một báo cáo thứ ba của MBIE, được đưa ra bởi các kỹ sư Opus cho biết:
Với một khối văn phòng có trị giá 10 triệu đôla. Khi một trận động đất vừa phải xảy ra thì mức độ thiệt hại sẽ là 8 triệu đôla.
Khoản thiệt hại bao gồm một nửa các dịch vụ phi cấu trúc bị hư hỏng, và khoảng 5 triệu đô la từ việc gián đoạn kinh doanh.
Theo ước tính, việc lắp đặt các hạn chế địa chấn đúng cách sẽ tiêu tốn đến 423 triệu đôla cho các công trình thương mại.
Tuy nhiên, đó chỉ là cho tòa nhà mới. Việc trang bị lại các tòa nhà cũ là "một công việc có thể gây nhiều tốn kém", báo cáo của Opus cho biết.
Để giải quyết tình hình này, Bộ ban ngành liên quan đã đưa ra những yêu cầu sữa chữa các công trình theo những tiêu chuẩn đã đề ra, cái mà báo cáo của Opus cho là "bị phân mảnh". Bộ cũng tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, quy tắc thực hành và đào tạo nhằm cải thiện tình hình hiện nay.
Các thiết bị phun nước báo cháy và ống cấp nước chữa cháy bị hư hỏng nặng trong các trận động đất chiếm tỉ lệ 100% tại Auckland. |
Đọc toàn bộ báo cáo của Opus tại đây
Opus khuyến cáo rằng việc sữa chữa nên được đưa ra cùng với việc kiểm tra các công trình phi cấu trúc trên các bản xây dựng mới. Việc thực thi hiện này dựa vào các nhà tuyển dụng, những người không muốn đối mặt với luật về sức khỏe và an toàn.
Các tòa nhà ở Wellington bị hư hỏng nặng các thiết bị phun nước báo cháy và ống cấp nước chữa cháy trong trận động đất chiếm tỉ lệ 73% h |
Các yếu tố xây dựng phi cấu trúc là gì?
Các yếu tố xây dựng phi cấu trúc về cơ bản là bất cứ thứ gì không phải là khung sườn của một tòa nhà, nhưng gắn liền với tòa nhà đó, bao gồm:
• Kiến trúc: sơn và kính ốp ngoài, vật trang trí, trần, vách ngăn và cầu thang.
• Cơ khí: thiết bị điều hòa không khí, ống dẫn, thang máy, thang cuốn, máy bơm và máy phát điện khẩn cấp.
• Điện: máy biến thế, thiết bị đóng cắt, trung tâm điều khiển chính, đèn chiếu sáng và khay cáp.
• Hệ thống phòng cháy chữa cháy: đường ống và bể chứa.
• Hệ thống ống nước: đường ống, đồ đạc và thiết bị.
Theo tin RNZ - Dương Nguyễn