Trong vài tuần gần đây, giá xăng liên tục leo thang tại New Zealand, nó kéo theo sự gia tăng hàng loạt các chi phí sinh hoạt hàng ngày đang khiến cuộc sống ở New Zealand đắt đỏ hơn.
Chi phí sinh hoạt đang tăng lên trước mắt chúng ta. Xăng, một thước đo quan trọng cho tất cả chi phí sinh hoạt. Trong vài tuần gần đây, giá xăng liên tục tăng cao và đã vượt mức giá kỷ lục 2,40 đôla/lít tại nhiều nơi trên đất nước.
Dường như giá xăng sẽ không dừng lại ở đó. Vào đầu tháng 10 tới, khoản thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được áp dụng trên toàn quốc với mức thu 3,5c cho mỗi lít xăng. Nếu bao gồm cả thuế GST thì dự kiến giá xăng sẽ tăng thêm 4c cho mỗi lít xăng.
Theo thống kê thì người dân đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao khi mà tiền thuê chiếm gần 30% chi tiêu gia đình.
Lạm phát là một thuật ngữ mô tả sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Khi lạm phát tăng, đồng tiền mất đi giá trị của nó.
Từ năm 2014 chỉ số CPI hay lạm phát, luôn nằm ở mức trung bình 1% mỗi quý.
Trước đây đã từng có mức lạm phát trung bình là 2,4% trong những năm 1990, và trung bình trên 11% trong 2 thập kỷ trước.
Chi phí sinh hoạt và lạm phát cũng giống như bánh mì và bơ sữa cho các nhà kinh tế. Họ sử dụng nó để đưa ra dự báo về các biến động của tỷ giá tiền mặt, thống kê thị trường lao động và niềm tin của người tiêu dùng.
Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng ASB, cô Kim Mundy nói rằng chi phí sinh hoạt đã tăng lên, đặc biệt là các chi phí thường nhật như tiền thuê nhà, giá nhiên liệu và tiền điện.
"Một hộ gia đình khó mà tránh khỏi một số chi phí này, vì đây được xem là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Con người có xu hướng cảm thấy tác động đối với những thay đổi về chi phí sinh hoạt hơn là tổng thể hàng hóa."
Đánh giá chi phí sinh hoạt của hộ gia đình là điều quan trọng vì nó cho thấy các hộ gia đình đang đối phó với những thay đổi về chi phí như thế nào.
Trong khi chính sách của chính phủ cũng đã làm cho một số mặt hàng tăng giá, thì các yếu tố quốc tế cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng giá.
Ví dụ, giá nhiên liệu đã bị ảnh hưởng bởi giá đồng đôla New Zealand sụt giảm và giá dầu thế giới tăng.
Chúng ta thực sự bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài rất nhiều.
Trong khi chi phí sinh hoạt gia đình tăng lên, họ cũng đã được bù đắp bằng cách tăng mức lương tối thiểu và phúc lợi gia đình cũng đang tăng lên.
Mặc dù chúng ta nhìn thấy chi phí sinh hoạt của gia đình đang tăng lên, nhưng chúng ta cũng hy vọng thu nhập của người dân được cải thiện ở một mức độ nào đó.
Chi phí sinh hoạt đang tăng lên trước mắt chúng ta. Xăng, một thước đo quan trọng cho tất cả chi phí sinh hoạt. Trong vài tuần gần đây, giá xăng liên tục tăng cao và đã vượt mức giá kỷ lục 2,40 đôla/lít tại nhiều nơi trên đất nước.
Giá xăng liên tục tăng cao và đã vượt mức giá kỷ lục 2,40 đôla/lít. Ảnh Stuff |
Dường như giá xăng sẽ không dừng lại ở đó. Vào đầu tháng 10 tới, khoản thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được áp dụng trên toàn quốc với mức thu 3,5c cho mỗi lít xăng. Nếu bao gồm cả thuế GST thì dự kiến giá xăng sẽ tăng thêm 4c cho mỗi lít xăng.
Và không chỉ có giá xăng leo thang, sự gia tăng hàng loạt các chi phí sinh hoạt hàng ngày đang khiến cuộc sống ở New Zealand đắt đỏ hơn.
Theo thống kê của Numbeo, chi phí sinh hoạt ở New Zealand cao hơn 2,79% so với ở Hoa Kỳ.
Làm thế nào đo lường chi phí sinh hoạt?
Có hai phương pháp: một là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thường được gọi là lạm phát và hai là chỉ số chi phí sinh hoạt hộ gia đình (HLPIs).
Stats NZ là cơ quan chính phủ có trách nhiệm thống kê và đánh giá chỉ số về chi phí sinh hoạt của New Zealand.
Trước đây, Stats NZ đã sử dụng chỉ số CPI để đánh giá chi phí sinh hoạt, đo lường mức thay đổi của giá cả hàng hóa và mức chi tiêu hộ gia đình tại New Zealand.
Để tính chỉ số giá tiêu dùng CPI, họ đã sử dụng giỏ hàng hóa cố định của hàng trăm loại hàng hoá và dịch vụ, xác định mức giá của hàng hóa thay đổi theo thời gian.
Nhưng Stats NZ cho biết họ nhận được phản hồi rằng CPI không phản ánh được tình hình lạm phát của đất nước và trong tháng 11/2016 họ đã bắt đầu đo chỉ số HLPIs cũng như chỉ số CPI.
Chỉ số chi phí sinh hoạt hộ gia đình (HLPIs) phản ánh mức độ lạm phát bởi 13 nhóm khác nhau. Nó bao gồm cả đối tượng hưởng lợi, người Maori, người nhận lương hưu và các nhóm khác của những người có mức thu nhập và chi tiêu khác nhau.
Nó được thiết kế hợp lý hơn cho hộ gia đình, vì nó phản ánh mô hình chi tiêu của các nhóm khác nhau trong xã hội chúng ta.
Có vẻ như chi phí sinh hoạt đang tăng lên
Nhiên liệu, tiền thuê nhà, bảo hiểm, giá, điện, thuốc lá và thực phẩm, tất cả đều tăng giá, một phần là do chính sách của chính phủ.
Thuốc lá và nhiên liệu đã bị tăng thuế. Các chủ nhà cho hay họ đang tăng giá thuê nhà vì chính sách cải cách thị trường cho thuê nhà và thuế suất của Chính phủ đang đẩy chi phí lên cao.
Stats NZ cho biết trong quý 6 năm 2018 giá xăng tăng 3,2%, giá thuê nhà tăng 0,7% và giá điện tăng 1,7%.
Theo thống kê thì người dân đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao khi mà tiền thuê chiếm gần 30% chi tiêu gia đình.
Lạm phát là một thuật ngữ mô tả sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Khi lạm phát tăng, đồng tiền mất đi giá trị của nó.
Từ năm 2014 chỉ số CPI hay lạm phát, luôn nằm ở mức trung bình 1% mỗi quý.
Trước đây đã từng có mức lạm phát trung bình là 2,4% trong những năm 1990, và trung bình trên 11% trong 2 thập kỷ trước.
Mức lương tối thiểu và chi phí sinh hoạt
Chi phí sinh hoạt và lạm phát cũng giống như bánh mì và bơ sữa cho các nhà kinh tế. Họ sử dụng nó để đưa ra dự báo về các biến động của tỷ giá tiền mặt, thống kê thị trường lao động và niềm tin của người tiêu dùng.
Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng ASB, cô Kim Mundy cho rằng mọi người đang có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khi chi phí sinh hoạt tăng lên. Ảnh Stuff |
Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng ASB, cô Kim Mundy nói rằng chi phí sinh hoạt đã tăng lên, đặc biệt là các chi phí thường nhật như tiền thuê nhà, giá nhiên liệu và tiền điện.
"Một hộ gia đình khó mà tránh khỏi một số chi phí này, vì đây được xem là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Con người có xu hướng cảm thấy tác động đối với những thay đổi về chi phí sinh hoạt hơn là tổng thể hàng hóa."
Đánh giá chi phí sinh hoạt của hộ gia đình là điều quan trọng vì nó cho thấy các hộ gia đình đang đối phó với những thay đổi về chi phí như thế nào.
Trong khi chính sách của chính phủ cũng đã làm cho một số mặt hàng tăng giá, thì các yếu tố quốc tế cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng giá.
Ví dụ, giá nhiên liệu đã bị ảnh hưởng bởi giá đồng đôla New Zealand sụt giảm và giá dầu thế giới tăng.
Chúng ta thực sự bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài rất nhiều.
Trong khi chi phí sinh hoạt gia đình tăng lên, họ cũng đã được bù đắp bằng cách tăng mức lương tối thiểu và phúc lợi gia đình cũng đang tăng lên.
Mặc dù chúng ta nhìn thấy chi phí sinh hoạt của gia đình đang tăng lên, nhưng chúng ta cũng hy vọng thu nhập của người dân được cải thiện ở một mức độ nào đó.
Nhưng đó ko phải tin xấu. Mundy cũng dự tính sẽ thắt chặt thị trường lao động nhằm tạo ra mức lương cao hơn cho người lao động, điều này cũng bù đắp cho chi phí sinh hoạt tăng cao.
Dương Nguyễn
Theo Stuff