New Zealand, cùng với Úc, lâu nay vẫn là 2 thế lực chính ở Nam Thái Bình Dương nhưng ảnh hưởng này đang dần rơi vào tay Trung Quốc. "An ninh quốc gia của New Zealand vẫn gắn liền với sự ổn định ở Thái Bình Dương. Khi các đảo quốc tại Thái Bình Dương phát triển, các đối tác truyền thống như New Zealand và Úc sẽ đối mặt thách thức trong việc duy trì ảnh hưởng"
Theo một báo cáo của Cơ quan tình báo Canada, New Zealand đang phải đối mặt với “một chiến dịch phối hợp can thiệp” từ Trung Quốc nhằm tiếp cận với các thông tin chiến lược và các nguồn lực, xây dựng sự ủng hộ cho mục tiêu “liên kết với giới tinh hoa về chính trị-kinh tế” của New Zealand.
Theo nhận định của các cơ quan này, Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra các cơ hội kinh doanh, đầu tư, thông qua việc cấp học bổng, các dự án để nhận được sự ủng hộ của giới tinh hoa New Zealand. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang nỗ lực đưa người dân sang quốc đảo này để lâu dài sẽ tác động tới lá phiếu của New Zealand. Trung Quốc còn gia tăng sự hiện diện tại New Zealand bằng cách mua lại các công ty hoặc làm đối tác với các công ty địa phương, với các trường đại học. Mục đích của hành động này là mở rộng ảnh hưởng và tăng cơ hội tiếp xúc với công nghệ quốc phòng, các bí mật thương mại và các thông tin có giá trị khác.
Một số hành động trên của Trung Quốc đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia trong khi các hành động khác có thể tạo ra những hệ lụy lâu dài tới xã hội dân chủ, trong đó bao gồm cả việc từ bỏ tranh luận công khai về Trung Quốc hay tạo ra hệ thống chính trị tham nhũng.
Sở dĩ New Zealand lại quan trọng với Trung Quốc do nước này đang có kế hoạch vươn tới Nam Cực cũng như các nghiên cứu vũ trụ. New Zealand cũng có nguồn trữ lượng dầu và khí dồi dào. Hơn thế nữa, New Zealand có nền nông nghiệp bền vững có thể cung cấp nông sản cho Trung Quốc. Đất nông nghiệp ở New Zealand cũng rẻ vì thế Trung Quốc cũng có thể sử dụng.
Một cuộc điều tra kéo dài 5 tháng của Four Corners và Fairfax đã cho thấy sự kín đáo của Bắc Kinh trong việc xâm nhập và tạo sức ảnh hưởng đến Úc.
Trung Quốc rất chủ động trên mọi phương diện, từ việc chỉ đạo các Hiệp hội sinh viên Trung Quốc, đe dọa những người gốc Hoa bất đồng chính kiến đang sinh sống tại Úc, áp đặt ảnh hưởng lên những vấn đề về học thuật, kiểm soát với các nhóm cộng đồng và kiểm soát hầu hết các kênh truyền thông tiếng Hoa.
Trung Quốc theo dõi và kiểm soát khoản 150,000 sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học ở Úc đồng thời kiểm soát các Hiệp hội những người nghiên cứu và sinh viên.
Cuộc điều tra của Four Corners – Fairfax đã phát hiện hai tỷ phú được nhắc đến là những nhà đầu tư bất động sản, ông Huang Xiangmo và Tiến sỹ Chau Chak Wing. Hai người cùng những tổ chức liên quan đã tài trợ khoảng $6.7 triệu cho đảng Tự do, Lao động và đảng Quốc gia trong suốt một thập kỷ qua. Những khoản tài trợ này có nguồn gốc từ những phía có mối quan hệ với Trung Quốc, nhằm mua được sự tiếp cận và ảnh hưởng đến chính trị Úc.
New Zealand gần đây thông báo sẽ tăng viện trợ nước ngoài thêm gần 1/3, một phần nhằm đối phó tầm ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.
Vào tháng 9 tới, lãnh đạo New Zealand, Úc và các đảo quốc láng giềng dự kiến ký kết thỏa thuận mới về quốc phòng, luật pháp và trật tự cũng như viện trợ nhân đạo tại Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương ở Cộng hòa Nauru.
"Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng khắp thế giới, trong đó có khu vực của chúng ta. Chúng ta muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhưng chúng ta có trách nhiệm làm việc với các nước láng giềng" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Peter Dutton cho biết.
Úc vào tháng rồi cho biết sẽ thương thảo một hiệp ước an ninh song phương với Vanuatu sau khi Thủ tướng Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc về ý định xây căn cứ quân sự ở đó và bày tỏ lo ngại về bất kỳ sự hiện diện quân sự lâu dài nào của nước ngoài tại khu vực. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ủng hộ lập trường của Úc khi khẳng định đất nước của bà "có quan điểm mạnh mẽ chống lại quân sự hóa ở Thái Bình Dương".
Dương Nguyễn Tổng hợp
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến chính trị kinh tế New Zealand
Theo một báo cáo của Cơ quan tình báo Canada, New Zealand đang phải đối mặt với “một chiến dịch phối hợp can thiệp” từ Trung Quốc nhằm tiếp cận với các thông tin chiến lược và các nguồn lực, xây dựng sự ủng hộ cho mục tiêu “liên kết với giới tinh hoa về chính trị-kinh tế” của New Zealand.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến chính trị kinh tế New Zealand |
Một số hành động trên của Trung Quốc đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia trong khi các hành động khác có thể tạo ra những hệ lụy lâu dài tới xã hội dân chủ, trong đó bao gồm cả việc từ bỏ tranh luận công khai về Trung Quốc hay tạo ra hệ thống chính trị tham nhũng.
Sở dĩ New Zealand lại quan trọng với Trung Quốc do nước này đang có kế hoạch vươn tới Nam Cực cũng như các nghiên cứu vũ trụ. New Zealand cũng có nguồn trữ lượng dầu và khí dồi dào. Hơn thế nữa, New Zealand có nền nông nghiệp bền vững có thể cung cấp nông sản cho Trung Quốc. Đất nông nghiệp ở New Zealand cũng rẻ vì thế Trung Quốc cũng có thể sử dụng.
Quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc
Một cuộc điều tra kéo dài 5 tháng của Four Corners và Fairfax đã cho thấy sự kín đáo của Bắc Kinh trong việc xâm nhập và tạo sức ảnh hưởng đến Úc.
Trung Quốc rất chủ động trên mọi phương diện, từ việc chỉ đạo các Hiệp hội sinh viên Trung Quốc, đe dọa những người gốc Hoa bất đồng chính kiến đang sinh sống tại Úc, áp đặt ảnh hưởng lên những vấn đề về học thuật, kiểm soát với các nhóm cộng đồng và kiểm soát hầu hết các kênh truyền thông tiếng Hoa.
Quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc |
Cuộc điều tra của Four Corners – Fairfax đã phát hiện hai tỷ phú được nhắc đến là những nhà đầu tư bất động sản, ông Huang Xiangmo và Tiến sỹ Chau Chak Wing. Hai người cùng những tổ chức liên quan đã tài trợ khoảng $6.7 triệu cho đảng Tự do, Lao động và đảng Quốc gia trong suốt một thập kỷ qua. Những khoản tài trợ này có nguồn gốc từ những phía có mối quan hệ với Trung Quốc, nhằm mua được sự tiếp cận và ảnh hưởng đến chính trị Úc.
Giải pháp đối phó ảnh hưởng
Đối phó tầm ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương |
Vào tháng 9 tới, lãnh đạo New Zealand, Úc và các đảo quốc láng giềng dự kiến ký kết thỏa thuận mới về quốc phòng, luật pháp và trật tự cũng như viện trợ nhân đạo tại Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương ở Cộng hòa Nauru.
"Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng khắp thế giới, trong đó có khu vực của chúng ta. Chúng ta muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhưng chúng ta có trách nhiệm làm việc với các nước láng giềng" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Peter Dutton cho biết.
Úc vào tháng rồi cho biết sẽ thương thảo một hiệp ước an ninh song phương với Vanuatu sau khi Thủ tướng Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc về ý định xây căn cứ quân sự ở đó và bày tỏ lo ngại về bất kỳ sự hiện diện quân sự lâu dài nào của nước ngoài tại khu vực. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ủng hộ lập trường của Úc khi khẳng định đất nước của bà "có quan điểm mạnh mẽ chống lại quân sự hóa ở Thái Bình Dương".
Dương Nguyễn Tổng hợp