Thomas Bell là sự kết hợp của những ước ao phiêu lưu, tham vọng và tính cách thiếu kiên nhẫn. Chính vì những yếu tố này đã khiến ông trở thành Robinson của New Zealand vào những năm cuối thế kỷ 19. Không giống Robinson, Thomas ở trên hoang đảo cùng với cả gia đình to lớn của mình, và đã ở đó trong suốt 3 thập kỉ.
Không nhiều điều để nói về Thomas Bell cho đến khi ông lên 16 tuổi vào năm 1854. Cuộc đời của ông dường như rẽ sang một chương mới hoàn toàn, trở thành đề tài cho hàng loạt tiểu thuyết và những bộ phim bom tấn của Hollywood.
Bởi vì ngay năm đó, ông rời bỏ thành phố Yorkshire quen thuộc, lên đường đến tận đất nước New Zealand xa xôi, để rồi cuối cùng lại dừng chân ở một hòn đảo gần như là biệt lập, cách bờ biển hơn 1000km. Ông và gia đình của mình sống hơn 36 năm tại đó, trải qua bao nhiêu cơn bão và động đất, ăn thịt dê, trồng chuối, rau để sinh sống qua ngày. Một câu chuyện kỳ quái đến mức khó tin.
|
Thomas Bell trên hòn đảo Sunday, ảnh chụp năm 1908 |
Câu chuyện này được kể lại bởi bà Lydia Syson, cháu dâu của Thomas Bell.
Hoang đảo mà ông và cả gia đình đặt chân đến rộng gần 29km2 và có tên là đảo Raoul (đặt theo tên sĩ quan Josseph Raoul của Recherche, người đầu tiên nhìn thấy nó vào ngày 16/3/1793), nhưng sau lại được biết đến với tên Sunday do một viên thuyền trưởng người Anh đi ngang qua nó vào một ngày chủ nhật.
|
Hòn đảo được chụp bởi Lydia từ một chiếc trực thăng |
Khi rời khỏi Yorkshire, Thomas dường như không định trước điểm đến của mình. Tại New Zealand, chàng trai trẻ gặp gỡ và yêu Frederica, con gái một nông dân ở Lancashire. Năm 1866, ông cưới bà làm vợ, cả 2 có với nhau 6 người con: Hettie, Bessie, Mary, Tom, Harry và Jack.
Lydia nói:
“Thomas là sự kết hợp của những ước ao phiêu lưu, tham vọng và tính cách thiếu kiên nhẫn. Ông chuyển cả nhà đến đảo Bắc ở New Zealand, kinh qua đủ thứ nghề để đạt được thành công. Từ các công việc như xay hạt lanh, điều hành khách sạn, mở cửa hàng, cho đến làm nông, ông đều làm tất”.
Cả gia đình đặt chân đến Samoa năm 1877 và mua lại một khách sạn. Tại đây, Thomas được nghe về Sunday, một phần của quần đảo Kermadec qua một người hàng xóm đã sống ở đó 7 năm liền và nảy lên ý tưởng chuyển nhà đến đó.
Theo lời Lydia:
“Ông ấy hẳn đã bị cám dỗ bởi những câu chuyện của người hàng xóm Johnson về hòn đảo nhiệt đới màu mỡ, nơi bất cứ thứ gì cũng có thể sinh sôi và phát triển, mà lại hoàn toàn không có người sinh sống và không hề thuộc quyền sở hữu của ai. Vừa lúc đó, một con thuyền buồm mang tên Norval đang hướng đến Auckland và vị chủ nhân của nó, thuyền trưởng McKenzie đồng ý dừng chân tại Sunday để Thomas có thể ghé qua và quyết định xem có nên chuyển đến nơi xa xôi ấy”.
|
Một trong những hồ chứa miệng núi lửa của đảo |
Có thể nói, hòn đảo là một nơi rất tuyệt vời. Nó cách rãnh đại dương sâu thứ 2 thế giới - rãnh Tonga không dưới 2000km và nằm trên chuỗi núi lửa ngầm dài nhất thế giới. Môi trường sinh vật biển phong phú. Quần đảo Kermadec là nhà của hơn 150 loài cá, 35 loài cá voi cùng với cá heo và 3 loài rùa biển.
Có thể nói, hòn đảo là một nơi rất tuyệt vời. Nó cách rãnh đại dương sâu thứ 2 thế giới - rãnh Tonga không dưới 2000km và nằm trên chuỗi núi lửa ngầm dài nhất thế giới. Môi trường sinh vật biển phong phú. Quần đảo Kermadec là nhà của hơn 150 loài cá, 35 loài cá voi cùng với cá heo và 3 loài rùa biển.
|
Hình ảnh tuyệt đẹp này của đảo Raoul được chụp hồi tháng 4/2018. Ảnh: Dailymail. |
Tuy nhiên, gia đình Thomas dường như không hề biết những điều này, thứ duy nhất đập vào mắt họ là khung cảnh của những tháng ngày như địa ngục.
McKenzie, tên thuyền trưởng đã chở họ đến đảo Sunday, thay vì quay lại như đã hứa, hắn ta cuỗm luôn 200 bảng Anh và rời đi, không bao giờ trở lại gặp gia đình thêm một lần nào nữa.
Trong vài tháng đầu, họ sống sót bằng cách ăn cam, các loại ốc đá, rễ cây dương xỉ và bắp cải, cũng như phải loay hoay tìm cách xây lấy một ngôi nhà giữa đống đổ nát.
Khi đã ổn định, cả gia đình tìm bắt dê để lấy thịt ăn. Những con dê sống trên vách đá của vịnh Denham với độ cao hơn 60m từng được những người đánh bắt cá voi nhắc tới. Thomas thường sẽ dẫn đứa con gái lớn nhất của ông, Hettie, lúc này 11 tuổi đi cùng trong các chuyến săn dê.
|
Đàn dê trên dốc đá của Sunday |
Sau 8 tháng vật lộn với cuộc sống mới trên hoang đảo, cả gia đình tưởng chừng đã thích nghi, nhưng đây mới là lúc các cơn bão, động đất và đủ thứ vấn đề khó khăn tìm đến họ. Kinh khủng nhất là lũ chuột cùng với bão bùng ngoài khơi, chúng khiến việc săn bắt và câu cá ở biển thành tuyệt vọng. Nỗi sợ chết đói dường như lúc nào cũng rình rập họ.
Có một lần, một người Mỹ da trắng làm nghề săn cá voi, tên Canton nhìn thấy khói từ hòn đảo và đã thử nhổ neo ở đây. Ông cung cấp cho họ vài đồ dùng cần thiết, nhưng không thể giúp họ khỏi hòn đảo. Tàu của Canton là tàu chuyên đi xa để đánh bắt cá, ngoài ông ra, con tàu không đủ chỗ để chứa chấp thêm một ai khác.
Ảnh chụp năm 1908 bởi một nhiếp ảnh gia không rõ tên, 2 ngôi nhà trong ảnh được dùng làm nơi ở của một đoàn khoa học gia trong chuyến đi của họ.
|
Hai con chim được bẫy để làm thức ăn |
|
Khung cảnh hoang sơ thuở ban đầu |
|
Đàn dê của gia đình Thomas |
Cuối cùng sau gần hai năm trên hoang đảo, gia đình Thomas đã di chuyển từ vịnh Denham sang phía bên kia hòn đảo, thoát khỏi những con chuột, những vách đá cao, và gặp thêm một chiếc thuyền buồm nữa chạy ngang qua Sunday, tên của nó là Sissy.
May mắn thay, chiếc thuyền này đi từ Auckland và có đủ chỗ cho một thuyền viên. Thomas lên con tàu, rồi quay lại sau một thời gian ngắn, trên một chiếc thuyền khác tên Orwell, cùng với các vật tư cần thiết cho gia đình như thùng sắt, hạt giống, quần áo và gỗ.
Orwell tiếp tục chuyến hành trình của mình đến đảo Savage, bẵng đi một khoảng thời gian ngắn, nó quay trở lại cùng với 5 thuyền viên mới. 5 người này đem đến rau cỏ cùng các loại thực vật ăn được, đáng kể nhất, phải nói đến chuối. Họ cũng dạy gia đình Thomas cách cày cấy, trồng trọt và tạo nên một sự thay đổi tích cực đến ông cùng mọi người.
Cuộc sống trên hòn đảo trở nên dễ chịu và thoải mái hơn nhiều, cả gia đình đồng ý với nhau sẽ ở lại.
|
Frederica bên cạnh ngôi nhà đáng yêu của bà trên Sunday |
Những năm tiếp theo, Thomas và vợ có thêm bốn người con - Raoul (hay còn được gọi là Roy), Freda, Ada và William (hay ”King”). Cho đến năm 1889 gia đình lớn này đã trồng được hàng loạt cây hoa và thực vật, bao gồm đu đủ, ổi, mãng cầu, quả lựu, mía cùng với 14 giống chuối. Ngay cả trà và cà phê cũng có mặt trên đảo Sunday.
|
Bà Bell cùng các con, Freda, Roy và William. Ảnh chụp trên Sunday năm 1908 |
|
Một trong những túp lều tranh của gia đình ông Bell được chụp vào năm 1908. Ảnh: Dailymail. |
|
Những người con đang sửa chữa lại ngôi nhà của mình |
|
Cậu con trai William bên cạnh một chú rùa, ảnh chụp năm 1908 |
Cả nhà họ đều được những người săn cá voi và các thuyền chài đánh bắt biết tới. Không lâu sau, hòn đảo trở thành điểm dừng chân quen thuộc của cộng đồng hàng hải, các tàu thuyền thường ghé đến để cung cấp đồ dùng cần thiết cho gia đình, cũng như trao đổi, mua bán những sản phẩm mà Thomas và vợ con làm được.
|
Các nhu yếu phẩm chuyền đến cho nhà Bell. Ảnh chụp năm 1908 |
|
William cậu con trai của Thomas Bell |
Sunday dường như trở thành của riêng họ. Một vài người cũng đến để định cư, nhưng sau vài tháng vật lộn với động đất và lốc xoáy, họ bỏ cuộc. Cho đến năm 1914, khi chiến tranh ập đến, hòn đảo mới quay trở lại tình trạng vắng bóng người.
|
Một vài người cũng đến để định cư, nhưng sau vài tháng họ đã bỏ cuộc |
Nhà Bell quay trở lại mảnh đất Auckland vào ngày 4 tháng 7 năm 1914. Nhưng không lâu sau đó, hai vợ chồng chia tay. Bà Frederica muốn an yên tại Auckland trong khi Thomas không thể ổn định cuộc sống của mình với nơi này.
Được biết, Thomas tiếp tục lang thang nay đây mai đó mãi, trước khi dừng chân và mất tại Pahiatua thuộc đảo Bắc New Zealand. Bên cạnh ông lúc đó có cô con gái cả, Hettie, người đã luôn theo chân ông từ những ngày còn nhỏ. Về phần Frederica, bà yên phận cuối đời ở Auckland. Trước lúc mất, bà mong muốn được hỏa táng và tro cốt sẽ được trở về với đảo Sunday.
Tuy nhiên, mong ước của bà không bao giờ được thực hiện, dù giữ hũ cốt của mẹ trong tủ quần áo bao nhiêu năm, cậu con trai William không hề trở lại hòn đảo lần nào, không ai trong các người con từng trở về Sunday. Cuối cùng, bà được chôn cất bên cạnh Roy khi cậu con trai mất.
Kể từ khi rời đi năm 1914, dường như không ai trong gia đình của Thomas Bell trở lại Sunday, hòn đảo đã gắn bó với họ trong suốt 36 năm liền.
Câu chuyện sau này được dựng thành tiểu thuyết với tên
Mr Peacock Possession, tạm dịch là
Thuộc địa của ngài Peacock. Được viết bởi Lydia Syson.
|
Cuốn tiểu thuyết Mr Peacock Possession được viết bởi Lydia Syson. |
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cuốn tiểu thuyết này tại đây:
MR PEACOCK’S POSSESSIONS
Thuộc địa của ngài Peacock
Một số hình ảnh được lấy từ tư liệu của Dailymail.
Theo tin NZGEO