Luôn mạnh mẽ trước mọi kẻ thù và dũng cảm trong chiến đấu, các chiến binh Maori tại quốc đảo New Zealand đã tạo nên những nét văn hoá rất độc đáo. Không những độc đáo trong từng nét sinh hoạt mà cả đến những binh khí của người Maori cũng được cho là rất đặc biệt.
Thổ dân Maori là những người Polynesian ở Thái Bình Dương. Họ xuất hiện ở đất nước New Zealand xinh đẹp từ những năm 1250 – 1300. Trong những buổi đầu phát hiện ra New Zealand, người Maori đã phải đấu tranh với nhiều kẻ địch để gìn giữ lãnh thổ của mình. Với họ, chiến đấu là một việc thiêng liêng để có sức mạnh và uy tín. Với sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu kiên cường, người Maori chưa từng bị chinh phục trước bất kỳ một thế lực nào.
Thổ dân Maori đã sử dụng những binh khí do chính mình làm ra để chiến đấu. Trong mỗi cuộc chiến, việc sử dụng binh khí là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một chiến binh. Hầu hết các binh khí đều rất thô sơ và được tạo nên dựa trên những chiếc giáo, chiếc gậy. Chúng được trang trí, chạm khắc, buộc dây và lông chim. Những chiếc lông chim không những dùng làm vật trang trí mà còn khiến cho đối thủ phải rối trí khi giao chiến.
Ngoài ra, người Maori còn sử dụng nhiều loại xuồng chiến trong chiến đấu. Và đây cũng được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thủ công. Họ làm xuồng chiến từ gỗ cây Torara và chạm khắc, trang trí nó rất công phu. Phần mũi và phần lái của xuồng sẽ được chạm hình người. Phần mũi xuồng thường được chạm hình người. Riêng phần thân sẽ được trang trí hai bên bởi các hình xoắn ốc và thường được sơn màu đỏ và màu đen. Lá cờ đuôi nheo được cắm ở lái xuồng được đan bằng những chiếc lông chim hải ấu. Hai tay chèo trông giống như Lông chim hải âu được đan thành chiếc cờ đuôi nheo và cắm ở lái xuồng. Phía trước mũi xuồng có gắn hai vòng tròn trên đỉnh được cắm lồi ra trông giống như một cặp ăngten. Chiếc xuồng sẽ được dùng trong những lần chiến đấu và được chèo bởi sức lực của nhiều người.
Trong lịch sử, thổ dân Maori từng đối đầu nhiều lần với quân đội Anh trong việc tranh giành lãnh thổ. Quá trình thuộc địa hoá New Zealand vào đầu thế kỷ 19 của nước Anh, đã khiến người Maori phải trải quan nhiều cuộc chiến đẫm máu với chính quyền thuộc địa. Mặc dù chỉ có các loại vũ khí thô sơ nhưng những chiến binh Maori luôn kiên trì đấu tranh chống lại sức mạnh cơ giới của người Anh. Ngày nay, trong các dịp lễ người Maori vẫn mang xuồng chiến ra chèo và biểu diễn các tiết mục truyền thống.
Các loại binh khí của người Maori được dùng làm quà tặng cho những ai có sự can đảm và thành công trong một lĩnh vực nào đó. Vào các dịp lễ tốt nghiệp, người Maori thường tặng những vật này để tượng trưng cho sự đương đầu với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Người Maori đã chiến đấu như những chiến binh đích thực để bảo vệ mảnh đất của mình. Họ đã mang đến cho đất nước New Zealand một bản sắc văn hoá đặc trưng không pha lẫn vào bất cứ nền văn hoá nào. Hành trình khám phá quốc đảo New Zealand, sẽ cho bạn những cảm nhận sâu sắc về nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng của con người nơi đây.
Theo tin New Zealand
Những chiến binh Maori nổi tiếng với tinh thần chiến đấu quật cường |
Thổ dân Maori là những người Polynesian ở Thái Bình Dương. Họ xuất hiện ở đất nước New Zealand xinh đẹp từ những năm 1250 – 1300. Trong những buổi đầu phát hiện ra New Zealand, người Maori đã phải đấu tranh với nhiều kẻ địch để gìn giữ lãnh thổ của mình. Với họ, chiến đấu là một việc thiêng liêng để có sức mạnh và uy tín. Với sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu kiên cường, người Maori chưa từng bị chinh phục trước bất kỳ một thế lực nào.
Thổ dân Maori đã sử dụng những binh khí do chính mình làm ra để chiến đấu. Trong mỗi cuộc chiến, việc sử dụng binh khí là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một chiến binh. Hầu hết các binh khí đều rất thô sơ và được tạo nên dựa trên những chiếc giáo, chiếc gậy. Chúng được trang trí, chạm khắc, buộc dây và lông chim. Những chiếc lông chim không những dùng làm vật trang trí mà còn khiến cho đối thủ phải rối trí khi giao chiến.
Taiaha - Một loại giáo dùng để chiến đấu của người Maori |
Ngoài ra, người Maori còn sử dụng nhiều loại xuồng chiến trong chiến đấu. Và đây cũng được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thủ công. Họ làm xuồng chiến từ gỗ cây Torara và chạm khắc, trang trí nó rất công phu. Phần mũi và phần lái của xuồng sẽ được chạm hình người. Phần mũi xuồng thường được chạm hình người. Riêng phần thân sẽ được trang trí hai bên bởi các hình xoắn ốc và thường được sơn màu đỏ và màu đen. Lá cờ đuôi nheo được cắm ở lái xuồng được đan bằng những chiếc lông chim hải ấu. Hai tay chèo trông giống như Lông chim hải âu được đan thành chiếc cờ đuôi nheo và cắm ở lái xuồng. Phía trước mũi xuồng có gắn hai vòng tròn trên đỉnh được cắm lồi ra trông giống như một cặp ăngten. Chiếc xuồng sẽ được dùng trong những lần chiến đấu và được chèo bởi sức lực của nhiều người.
Xuồng chiến đấu của người Maori được đóng tinh xảo, chắc chắn và có thể chở nhiều người |
Trong lịch sử, thổ dân Maori từng đối đầu nhiều lần với quân đội Anh trong việc tranh giành lãnh thổ. Quá trình thuộc địa hoá New Zealand vào đầu thế kỷ 19 của nước Anh, đã khiến người Maori phải trải quan nhiều cuộc chiến đẫm máu với chính quyền thuộc địa. Mặc dù chỉ có các loại vũ khí thô sơ nhưng những chiến binh Maori luôn kiên trì đấu tranh chống lại sức mạnh cơ giới của người Anh. Ngày nay, trong các dịp lễ người Maori vẫn mang xuồng chiến ra chèo và biểu diễn các tiết mục truyền thống.
Những người đàn ông Maori trong trang phục truyền thống sẽ cùng chèo thuyền và hát trong các buổi lễ |
Các loại binh khí của người Maori được dùng làm quà tặng cho những ai có sự can đảm và thành công trong một lĩnh vực nào đó. Vào các dịp lễ tốt nghiệp, người Maori thường tặng những vật này để tượng trưng cho sự đương đầu với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Người Maori đã chiến đấu như những chiến binh đích thực để bảo vệ mảnh đất của mình. Họ đã mang đến cho đất nước New Zealand một bản sắc văn hoá đặc trưng không pha lẫn vào bất cứ nền văn hoá nào. Hành trình khám phá quốc đảo New Zealand, sẽ cho bạn những cảm nhận sâu sắc về nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng của con người nơi đây.
Theo tin New Zealand