Nhiều thành phố trên thế giới đã cấm sử dụng túi nylon, trong đó ở một số nước, các nhà bán lẻ tự nguyện trả tiền cho túi nylon dùng trong siêu thị mà không cần chính phủ áp dụng chính sách.
Ireland là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế nylon từ tháng 5/2002. Mỗi túi nylon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro-cent (khoảng 4.400 đồng), khiến số lượng túi nylon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng. Trước đó, khoảng 1,2 nghìn tỷ túi nylon được các nhà bán lẻ phát cho khách hàng mỗi ngày. Mức phí này giờ đã tăng lên mức 22 euro-cent.
Trong khi đó, San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm sử dụng túi nylon trong các cửa hàng lớn. Những cửa hàng này dùng túi phân hủy, thường được làm từ phụ phẩm của ngô.
Bangladesh từ tháng 3/2002 đã cấm dùng túi nylon ở thủ đô Dhaka, khi thấy rằng túi nylon tràn ngập khắp 2/3 đất nước sau trận lũ lụt lớn năm 1988 và 1998.
Chính phủ Nam Phi cấm dùng túi nylon siêu mỏng từ tháng 5/2003. Những nhà bán lẻ phát loại túi này cho khách hàng có thể bị phạt 100.000 rand (($13.800) hoặc 10 năm tù giam. Vì thế, khách hàng phải tự mang túi theo khi đi mua sắm, hoặc mua loại túi dày – dễ tái chế và tái chế hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Một số nước khác ở châu Phi gồm Zanzibar, Kenya và Uganda cũng cấm sử dụng túi nylon từ năm 2006, 2007 vì loại túi này gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến ngành du lịch.
Đặc biệt năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất, sử dụng túi nilon là bất hợp pháp. Điều luật được ban hành khi cả quốc gia Kenya đang sử dụng 24 triệu chiếc túi nilon 1 tháng. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án 4 năm tù và phạt 38.000 USD.
Ấn Độ từ tháng 8/2003 cấm sản xuất, bán và sử dụng túi nylon ở bang phía bắc Himachal Pradesh vì nó gây lũ lụt và khiến nhiều con bò bị chết vì nuốt phải. Lệnh cấm tương tự cũng được áp dụng ở Mumbai, bang Maharashtra, Sikkim, Goa, Kerala và Karnatak từ tháng 9/2005 vì túi nylon làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh trong mùa mưa, gây lũ lụt và lở đất nghiêm trọng.
Tại Châu Âu, chính phủ nhiều quốc gia như Luxembourg, Đan Mạch đã áp thuế vào những loại túi sử dụng 1 lần, trong khi đó các siêu thị ở Đức đang tích cực loại bỏ túi nylon, nhựa và thay thế bằng những chất liệu tái sử dụng bền hơn.
Ở Đức, Đan Mạch và Thụy Sĩ, các nhà bán lẻ tự nguyện trả tiền cho túi nylon dùng trong siêu thị mà không cần chính phủ áp dụng chính sách. Mỗi người châu âu sử dụng tới 500 túi nylon/năm và hàng tấn rác nhựa bị thải ra biển. Chỉ tính riêng năm 2008, Châu Âu sản xuất 3,4 triệu tấn túi nylon, tương đương trọng lượng của 2 triệu chiếc xe hơi.
Vào năm 2019, New Zealand cũng sẽ tiếp bước một số quốc gia khác quyết định không sử dụng túi nilon dùng một lần.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), New Zealand là một trong những quốc gia có nhiều rác thải đô thị tính theo bình quân đầu người nhất thế giới, trong đó trung bình 1 người New Zealand sử dụng 154 túi nilon dùng 1 lần trong 1 năm. Tình trạng này đã dẫn đến thực tế, tại New Zealand, túi nilon dùng một lần là 1 trong 5 loại rác thải phổ biến nhất tìm thấy ở bãi biển.
Hàng năm, New Zealand cũng chi tới 15 triệu dollar New Zealand để mua loại túi làm ô nhiễm môi trường này. Là một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, việc Chính phủ New Zealand cấm sử dụng túi nilon một lần vào năm tới là hành động cần thiết và quyết liệt nhằm cải thiện môi trường biển của nước này.
Theo tin New Zealand
Ireland là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế nylon từ tháng 5/2002. Mỗi túi nylon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro-cent (khoảng 4.400 đồng), khiến số lượng túi nylon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng. Trước đó, khoảng 1,2 nghìn tỷ túi nylon được các nhà bán lẻ phát cho khách hàng mỗi ngày. Mức phí này giờ đã tăng lên mức 22 euro-cent.
Nhiều thành phố trên thế giới đã cấm sử dụng túi nylon |
Bangladesh từ tháng 3/2002 đã cấm dùng túi nylon ở thủ đô Dhaka, khi thấy rằng túi nylon tràn ngập khắp 2/3 đất nước sau trận lũ lụt lớn năm 1988 và 1998.
Chính phủ Nam Phi cấm dùng túi nylon siêu mỏng từ tháng 5/2003. Những nhà bán lẻ phát loại túi này cho khách hàng có thể bị phạt 100.000 rand (($13.800) hoặc 10 năm tù giam. Vì thế, khách hàng phải tự mang túi theo khi đi mua sắm, hoặc mua loại túi dày – dễ tái chế và tái chế hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Một số nước khác ở châu Phi gồm Zanzibar, Kenya và Uganda cũng cấm sử dụng túi nylon từ năm 2006, 2007 vì loại túi này gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến ngành du lịch.
Đặc biệt năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất, sử dụng túi nilon là bất hợp pháp. Điều luật được ban hành khi cả quốc gia Kenya đang sử dụng 24 triệu chiếc túi nilon 1 tháng. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án 4 năm tù và phạt 38.000 USD.
San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm sử dụng túi nylon |
Tại Châu Âu, chính phủ nhiều quốc gia như Luxembourg, Đan Mạch đã áp thuế vào những loại túi sử dụng 1 lần, trong khi đó các siêu thị ở Đức đang tích cực loại bỏ túi nylon, nhựa và thay thế bằng những chất liệu tái sử dụng bền hơn.
Ở Đức, Đan Mạch và Thụy Sĩ, các nhà bán lẻ tự nguyện trả tiền cho túi nylon dùng trong siêu thị mà không cần chính phủ áp dụng chính sách. Mỗi người châu âu sử dụng tới 500 túi nylon/năm và hàng tấn rác nhựa bị thải ra biển. Chỉ tính riêng năm 2008, Châu Âu sản xuất 3,4 triệu tấn túi nylon, tương đương trọng lượng của 2 triệu chiếc xe hơi.
Vào năm 2019, New Zealand cũng sẽ tiếp bước một số quốc gia khác quyết định không sử dụng túi nilon dùng một lần.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), New Zealand là một trong những quốc gia có nhiều rác thải đô thị tính theo bình quân đầu người nhất thế giới, trong đó trung bình 1 người New Zealand sử dụng 154 túi nilon dùng 1 lần trong 1 năm. Tình trạng này đã dẫn đến thực tế, tại New Zealand, túi nilon dùng một lần là 1 trong 5 loại rác thải phổ biến nhất tìm thấy ở bãi biển.
Hàng năm, New Zealand cũng chi tới 15 triệu dollar New Zealand để mua loại túi làm ô nhiễm môi trường này. Là một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, việc Chính phủ New Zealand cấm sử dụng túi nilon một lần vào năm tới là hành động cần thiết và quyết liệt nhằm cải thiện môi trường biển của nước này.
Theo tin New Zealand