Vào năm 2016, khi New Zealand thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên thay quốc kỳ không, từ đó đã bắt đầu xảy ra những hồ nghi xung quanh mẫu cờ của Úc và New Zealand và nhiều người bắt đầu kêu gọi sự thay đổi.
Sau một thời gian dài suy xét, thì "Quyền Thủ tướng New Zealand" đã chính thức lên tiếng yêu cầu nước Úc phải thay đổi quốc kỳ, vì lá cờ hiện tại của Úc là sao chép mẫu của New Zealand. Điều này làm bùng phát căng thẳng giữa New Zealand và Úc.
Quốc kỳ Úc có một nền màu lam với Hiệu kỳ Liên minh tại góc kéo cờ trên, và một sao năm cánh lớn được gọi là sao Thịnh vượng chung tại góc kéo cờ dưới. Phần bay gồm biểu trưng của chòm sao Nam Thập Tự, gồm năm sao trắng – một sao nhỏ năm cánh và bốn sao lớn bảy cánh.
Thiết kế nguyên bản của quốc kỳ (với một sao Thịnh vượng chung sáu cánh) được chọn vào năm 1901 từ các mẫu tham dự một cuộc thi được tổ chức sau Liên bang hóa, và được treo đầu tiên tại Melbourne vào ngày 3 tháng 9 năm 1901. Ngày này được tuyên bố là Ngày Quốc kỳ Úc.
Một thiết kế có chút khác biệt được Quốc vương Edward VII phê chuẩn vào năm 1902. Phiên bản sao Thịnh vượng chung bảy cánh được khởi đầu theo một tuyên bố vào ngày 23 tháng 1 năm 1908. Kích thước được chính thức đăng trên công báo vào năm 1934.
Mãi đến năm 1954 thì hiệu kỳ này được công nhận, và được định nghĩa pháp lý là "Quốc kỳ Úc".
Có thiết kế gồm cờ hiệu của khối Liên hiệp Anh (Union Jack) trên góc phải trên nền cờ màu xanh dương đặc trưng (Blue Ensign) mang ý nghĩa rằng đất nước này có lịch sử gắn liền với nước Anh và khối Liên hiệp Anh.
Phía dưới góc trái là hình chòm sao Phương Nam (Southern Cross - Crux) màu đỏ viền trắng nhắc tới vị trí đất nước nằm tại Nam bán cầu.
Chòm sao Phương Nam là chòm sao có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương hướng của ngành hàng hải vào thời trung cổ.
Vào năm 1902, New Zealand chính thức chọn lá cờ có chòm sao phương Nam làm quốc kỳ của New Zealand.
Xét tổng thể thì của quốc kỳ Australia và quốc kỳ New Zealand đều có lá cờ nước Anh. Điều này cho thấy mối quan hệ truyền thống giữa các nước này và nước Anh. Lá cờ của Vương quốc Anh bao gồm một hình chữ thập màu đỏ, có nghĩa là vị thánh bảo vệ nước Anh.
Việc quá giống nhau giữa 2 lá cờ Australia và New Zealand, luôn gây ra nhiều hiểu lầm hoặc khó phân biệt cho người mới nhìn lần đầu tiên. Và sở dĩ có sự giống nhau như vậy là do lịch sử cùng là thuộc địa của Anh.
Nói một cách chính xác, thì New Zealand đã chọn lá cờ có chòm sao phương nam vào năm 1902, trong khi Úc chỉ chính thức làm chuyện này vào năm 1954.
Tuy nhiên, mẫu thiết kế quốc kỳ Úc đã được chọn trọng một cuộc thi vào năm 1901 và lá cờ đã tung bay vào tháng 9 cùng năm trong ngày Flag Day đầu tiên. Nó đã từng được sửa đổi chút ít trong 10 năm sau đó.
Nhưng khi được hỏi về vấn đề này, quyền Thủ tướng New Zealand Winston Peters, người đang một mực đòi thay đổi, đã lên tiếng đổ lỗi cho nước Úc.
Ông Peters phát biểu trên TVNZ
Những yêu cầu trên xuất hiện giữa lúc mối quan hệ Trans-Tasman đang leo thang căng thẳng về chuyện Úc trục xuất hàng trăm người New Zealand.
Dương Nguyễn tổng hợp
Sau một thời gian dài suy xét, thì "Quyền Thủ tướng New Zealand" đã chính thức lên tiếng yêu cầu nước Úc phải thay đổi quốc kỳ, vì lá cờ hiện tại của Úc là sao chép mẫu của New Zealand. Điều này làm bùng phát căng thẳng giữa New Zealand và Úc.
Quốc kỳ Australia
Quốc kỳ Úc có một nền màu lam với Hiệu kỳ Liên minh tại góc kéo cờ trên, và một sao năm cánh lớn được gọi là sao Thịnh vượng chung tại góc kéo cờ dưới. Phần bay gồm biểu trưng của chòm sao Nam Thập Tự, gồm năm sao trắng – một sao nhỏ năm cánh và bốn sao lớn bảy cánh.
Thiết kế nguyên bản của quốc kỳ (với một sao Thịnh vượng chung sáu cánh) được chọn vào năm 1901 từ các mẫu tham dự một cuộc thi được tổ chức sau Liên bang hóa, và được treo đầu tiên tại Melbourne vào ngày 3 tháng 9 năm 1901. Ngày này được tuyên bố là Ngày Quốc kỳ Úc.
Một thiết kế có chút khác biệt được Quốc vương Edward VII phê chuẩn vào năm 1902. Phiên bản sao Thịnh vượng chung bảy cánh được khởi đầu theo một tuyên bố vào ngày 23 tháng 1 năm 1908. Kích thước được chính thức đăng trên công báo vào năm 1934.
Mãi đến năm 1954 thì hiệu kỳ này được công nhận, và được định nghĩa pháp lý là "Quốc kỳ Úc".
Quốc kỳ New Zealand
Có thiết kế gồm cờ hiệu của khối Liên hiệp Anh (Union Jack) trên góc phải trên nền cờ màu xanh dương đặc trưng (Blue Ensign) mang ý nghĩa rằng đất nước này có lịch sử gắn liền với nước Anh và khối Liên hiệp Anh.
Phía dưới góc trái là hình chòm sao Phương Nam (Southern Cross - Crux) màu đỏ viền trắng nhắc tới vị trí đất nước nằm tại Nam bán cầu.
Chòm sao Phương Nam là chòm sao có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương hướng của ngành hàng hải vào thời trung cổ.
Vào năm 1902, New Zealand chính thức chọn lá cờ có chòm sao phương Nam làm quốc kỳ của New Zealand.
Nguyên nhân do đâu
Xét tổng thể thì của quốc kỳ Australia và quốc kỳ New Zealand đều có lá cờ nước Anh. Điều này cho thấy mối quan hệ truyền thống giữa các nước này và nước Anh. Lá cờ của Vương quốc Anh bao gồm một hình chữ thập màu đỏ, có nghĩa là vị thánh bảo vệ nước Anh.
Việc quá giống nhau giữa 2 lá cờ Australia và New Zealand, luôn gây ra nhiều hiểu lầm hoặc khó phân biệt cho người mới nhìn lần đầu tiên. Và sở dĩ có sự giống nhau như vậy là do lịch sử cùng là thuộc địa của Anh.
Nói một cách chính xác, thì New Zealand đã chọn lá cờ có chòm sao phương nam vào năm 1902, trong khi Úc chỉ chính thức làm chuyện này vào năm 1954.
Tuy nhiên, mẫu thiết kế quốc kỳ Úc đã được chọn trọng một cuộc thi vào năm 1901 và lá cờ đã tung bay vào tháng 9 cùng năm trong ngày Flag Day đầu tiên. Nó đã từng được sửa đổi chút ít trong 10 năm sau đó.
Quốc kỳ Australia (phải) và New Zealand (trái). |
Nhưng khi được hỏi về vấn đề này, quyền Thủ tướng New Zealand Winston Peters, người đang một mực đòi thay đổi, đã lên tiếng đổ lỗi cho nước Úc.
Ông Peters phát biểu trên TVNZ
Lá quốc kỳ mà New Zealand chúng tôi đã sử dụng quốc kỳ suốt thời gian dài đã bị nước Úc sao chép mẫu, và họ không chịu đổi để trân trọng sự thật là chúng tôi có lá cờ đó trước.
Những yêu cầu trên xuất hiện giữa lúc mối quan hệ Trans-Tasman đang leo thang căng thẳng về chuyện Úc trục xuất hàng trăm người New Zealand.
Dương Nguyễn tổng hợp