Đối với người New Zealand lá cờ hiện tại dường như không phải của họ, mà là của người Anh để lại sau thời kỳ làm thuộc địa của nước Anh. Trong tâm trí những người dân bản địa, nó chẳng khác nào một vết thương lòng của thời kỳ thuộc địa mà họ muốn quên đi.
Năm 2016, một cuộc trưng cầu dân ý do Chính phủ New Zealand tổ chức nhằm bầu chọn mẫu quốc kỳ mới cho đất nước của họ. Đối với người dân đây là thời điểm để họ xóa đi vết thương lòng trong quá khứ.
Đã có đến 10.292 mẫu quốc kỳ do người dân New Zealand thiết kế được gửi cho chính phủ. Thông qua các tiêu chí phải có ít nhất một trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và chòm Nam Thập Tự.
Năm 1901, New Zealand chính thức sử dụng lá cờ này làm quốc kỳ của mình để thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa nước này và nước Anh.
Có thiết kế gồm cờ hiệu của khối Liên hiệp Anh (Union Jack) trên góc phải trên nền cờ màu xanh dương đặc trưng (Blue Ensign) mang ý nghĩa rằng đất nước này có lịch sử gắn liền với nước Anh và khối Liên hiệp Anh.
Phía dưới góc trái là hình chòm sao Phương Nam (Southern Cross - Crux) màu đỏ viền trắng nhắc tới vị trí đất nước nằm tại Nam bán cầu. Chòm sao Phương Nam là chòm sao có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương hướng của ngành hàng hải vào thời trung cổ.
Do đó không chỉ trên cờ của New Zealand mà rất nhiều các quốc gia có biển ở phương nam khác cũng dùng nó như: Australia, Brazil, Papua New Guinea, Samoa.
Ít nhất 700 năm trước khi người Polynesia khám phá và định cư tại đây, họ phát triển một văn hóa Maori đặc trưng.
Ngày 13 tháng 12 năm 1642, nhà hàng hải Hà Lan là Eiber Tasman lên bờ, gọi đây là “Standland”, có nghĩa là “đất của chúng tôi” (chỉ Hà Lan).
Khi cấp trên yêu cầu ông đặt theo tên của một tỉnh Hà Lan, Tasman cho rằng nơi đây giống như tỉnh Zealand của Hà Lan, bèn thêm chữ “New” nghĩa là “mới” để đặt tên là “New Zealand”.
Thuyền trưởng James Cook tiếp cận New Zealand vào tháng 10 năm 1769 trong hành trình đầu tiên của ông, và cũng là nhà thám hiểm người châu Âu đầu tiên đi vòng quanh, lập bản đồ New Zealand.
Năm 1840, Hiệp định Waitangi được ký kết giữa Quân chủ Anh và các tù trưởng người Maori khác nhau, đưa New Zealand vào trong Đế quốc Anh. Người Anh tiến hành định cư trên quy mô rộng trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 19.
Chiến tranh và việc áp dụng một hệ thống kinh tế và pháp luật kiểu Âu khiến quyền sở hữu hầu hết đất tại New Zealand chuyển từ người Maori sang người châu Âu.
Từ những năm 1890 New Zealand duy trì là một thành viên nhiệt tình trong Đế quốc Anh. Họ có khoảng 111.000 binh sĩ chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau đó, New Zealand ký kết Hòa ước Versailles, gia nhập Hội Quốc Liên, và theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, trong khi phòng thủ vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Anh.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, New Zealand cũng đã đóng góp hơn 120.000 binh sĩ. Năm 1947, New Zealand tuyên bố độc lập.
Đối với người New Zealand lá cờ hiện tại dường như không phải của họ, mà là của người Anh để lại sau thời kỳ làm thuộc địa. Việc thay đổi quốc kỳ thể hiện tham vọng xóa bỏ hoàn toàn quá khứ từng là thuộc địa của nước Anh.
Từ trước đó, đã có nhiều ý kiến chỉ trích quốc kỳ hiện tại của New Zealand bởi góc trên của quốc kỳ này có hình cờ nước Anh. Bên cạnh sự nổi bật của Union Jack, nhiều người phê bình lá cờ của họ còn thiếu sự hiện diện của người Maori thổ dân bản địa.
Những người New Zealand khác dường như quan tâm về vấn đề hình ảnh lá quốc kỳ của New Zealand gần giống như lá cờ của Úc, cả hai đều có hình ảnh của lá cờ Union Jack và chòm sao Nam Thập Tự. Và họ nghĩ rằng đất nước họ đang nằm dưới cái bóng quá lớn của nước Úc, đó là điều không thể chấp nhận được.
Đã có đến 10.292 mẫu quốc kỳ do người dân New Zealand thiết kế được gửi cho chính phủ. Thông qua các tiêu chí phải có ít nhất một trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và chòm Nam Thập Tự.
Ở New Zealand, thổ dân Maori thường sử dụng hình xoắn ốc trong nghệ thuật của mình. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa của sự vận động không ngừng cũng như vòng đời tự nhiên.
Đây là hình ảnh rất phổ biến tại New Zealand, từ hình xăm trên người đến biểu tượng của hãng hàng không Air New Zealand.
Trong khi đó, dương xỉ là loại cây xuất hiện hầu khắp các khu rừng tại New Zealand và nó có vẻ đẹp rất cuốn hút. Dương xỉ bạc không chỉ là nét riêng biểu trưng cho đất nước New Zealand mà còn là biểu hiện của danh dự và tinh thần quật cường, vượt khó của con người New Zealand.
Lá cây dương xỉ đã trở thành biểu tượng quốc gia và được thêu trên áo của các đội thể thao của nước này tham gia các sự kiện quốc tế, trong đó có đội tuyển rugby All Blacks được người dân New Zealand đặc biệt yêu thích.
Chòm Nam Thập Tự là chòm sao sáng rực rỡ ở Bán cầu Nam. Không giống như hình xoắn ốc và lá dương xỉ, Chòm Nam Thập Tự đã xuất hiện trên quốc kỳ hiện nay của New Zealand.
Bên cạnh sự nổi bật của Union Jack, nhiều người phê bình lá cờ của họ còn thiếu sự hiện diện của người Maori thổ dân bản địa. Lá cờ đầu tiên của New Zealand vào năm 1834, đã từng được chọn bởi sự hội ý của các tù trưởng người Maori nhưng những lá cờ khác đã cạnh tranh với nó.
Và lá cờ hiện tại đã được chọn vào năm 1902 sau những tranh luận rằng lá cờ nào sẽ cùng đi với những người lính New Zealand tiến vào cuộc chiến Boer.
Kể từ đó, nhiều người đã ngã xuống dưới lá cờ đó, đây là một lý do khiến nhiều người dân New Zealand sẽ chống lại lá cờ mới. Họ muốn giữ lá quốc kỳ cũ bởi nhiều người trong số họ từng chiến đấu dưới lá cờ này và cảm nhận được sự gắn bó mật thiết với lá quốc kỳ hiện nay.
Một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ 2 vào tháng 3 năm 2016, người dân New Zealand đã quyết định giữ lại lá cờ truyền thống. 56,61% người chọn không thay đổi, trong tổng số 2.119.953 phiếu bầu. Trong khi 43,1% số phiếu lựa chọn thay quốc kỳ truyền thống hơn 100 năm tuổi bằng thiết kế mới với hình dương xỉ bạc.
Nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân New Zealand bỏ phiếu chống lại sự thay đổi.
Mẫu cờ mới được gọi là Silver Fern, gồm bốn ngôi sao màu đỏ đại diện cho chòm sao Nam Tào giống như cờ hiện nay, cùng một cành dương xỉ bạc và có màu đen ở góc. Mẫu cờ này được chọn trong cuộc trưng cầu tháng 12/2015 từ 5 mẫu thiết kế mà chính phủ đề xuất.
Tuy nhiên họa tiết này gợi nhớ đội bóng bầu dục nổi tiếng của New Zealand có tên All Blacks. Mẫu cờ trên còn bị chỉ trích vì nó giống với một mẫu quảng cáo cho cần sa hoặc thậm chí hình tượng trận chiến đối với Nhà nước Hồi giáo (IS) hoàn toàn tương phản.
Dương Nguyễn Tổng Hợp
Quốc kỳ New Zealand là biểu tượng thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa nước này và nước Anh |
Năm 2016, một cuộc trưng cầu dân ý do Chính phủ New Zealand tổ chức nhằm bầu chọn mẫu quốc kỳ mới cho đất nước của họ. Đối với người dân đây là thời điểm để họ xóa đi vết thương lòng trong quá khứ.
Đã có đến 10.292 mẫu quốc kỳ do người dân New Zealand thiết kế được gửi cho chính phủ. Thông qua các tiêu chí phải có ít nhất một trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và chòm Nam Thập Tự.
40 mẫu được Chính quyền New Zealand lựa chọn để thay quốc kỳ hiện tại |
Tuy nhiên, cũng có nhiều người New Zealand muốn giữ lá quốc kỳ cũ bởi nhiều người trong số họ từng chiến đấu dưới lá cờ này và cảm nhận được sự gắn bó mật thiết với lá quốc kỳ hiện nay.
Lá cờ có từ thời kỳ thuộc địa
Năm 1901, New Zealand chính thức sử dụng lá cờ này làm quốc kỳ của mình để thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa nước này và nước Anh.
Quốc kỳ hiện tại của New Zealand |
Có thiết kế gồm cờ hiệu của khối Liên hiệp Anh (Union Jack) trên góc phải trên nền cờ màu xanh dương đặc trưng (Blue Ensign) mang ý nghĩa rằng đất nước này có lịch sử gắn liền với nước Anh và khối Liên hiệp Anh.
Phía dưới góc trái là hình chòm sao Phương Nam (Southern Cross - Crux) màu đỏ viền trắng nhắc tới vị trí đất nước nằm tại Nam bán cầu. Chòm sao Phương Nam là chòm sao có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương hướng của ngành hàng hải vào thời trung cổ.
Do đó không chỉ trên cờ của New Zealand mà rất nhiều các quốc gia có biển ở phương nam khác cũng dùng nó như: Australia, Brazil, Papua New Guinea, Samoa.
Giải thoát khỏi Đế quốc Anh
Ít nhất 700 năm trước khi người Polynesia khám phá và định cư tại đây, họ phát triển một văn hóa Maori đặc trưng.
Thuyền trưởng James Cook tiếp cận New Zealand vào tháng 10 năm 1769 |
Ngày 13 tháng 12 năm 1642, nhà hàng hải Hà Lan là Eiber Tasman lên bờ, gọi đây là “Standland”, có nghĩa là “đất của chúng tôi” (chỉ Hà Lan).
Khi cấp trên yêu cầu ông đặt theo tên của một tỉnh Hà Lan, Tasman cho rằng nơi đây giống như tỉnh Zealand của Hà Lan, bèn thêm chữ “New” nghĩa là “mới” để đặt tên là “New Zealand”.
Thuyền trưởng James Cook tiếp cận New Zealand vào tháng 10 năm 1769 trong hành trình đầu tiên của ông, và cũng là nhà thám hiểm người châu Âu đầu tiên đi vòng quanh, lập bản đồ New Zealand.
Năm 1840, Hiệp định Waitangi được ký kết giữa Quân chủ Anh và các tù trưởng người Maori khác nhau, đưa New Zealand vào trong Đế quốc Anh. Người Anh tiến hành định cư trên quy mô rộng trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 19.
Ban đầu, New Zealand được quản lý như một bộ phận của thuộc địa New South Wales |
Chiến tranh và việc áp dụng một hệ thống kinh tế và pháp luật kiểu Âu khiến quyền sở hữu hầu hết đất tại New Zealand chuyển từ người Maori sang người châu Âu.
Từ những năm 1890 New Zealand duy trì là một thành viên nhiệt tình trong Đế quốc Anh. Họ có khoảng 111.000 binh sĩ chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau đó, New Zealand ký kết Hòa ước Versailles, gia nhập Hội Quốc Liên, và theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, trong khi phòng thủ vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Anh.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, New Zealand cũng đã đóng góp hơn 120.000 binh sĩ. Năm 1947, New Zealand tuyên bố độc lập.
Muốn cắt phần nước Anh ra khỏi quốc kỳ
Đối với người New Zealand lá cờ hiện tại dường như không phải của họ, mà là của người Anh để lại sau thời kỳ làm thuộc địa. Việc thay đổi quốc kỳ thể hiện tham vọng xóa bỏ hoàn toàn quá khứ từng là thuộc địa của nước Anh.
Từ trước đó, đã có nhiều ý kiến chỉ trích quốc kỳ hiện tại của New Zealand bởi góc trên của quốc kỳ này có hình cờ nước Anh. Bên cạnh sự nổi bật của Union Jack, nhiều người phê bình lá cờ của họ còn thiếu sự hiện diện của người Maori thổ dân bản địa.
Những người New Zealand khác dường như quan tâm về vấn đề hình ảnh lá quốc kỳ của New Zealand gần giống như lá cờ của Úc, cả hai đều có hình ảnh của lá cờ Union Jack và chòm sao Nam Thập Tự. Và họ nghĩ rằng đất nước họ đang nằm dưới cái bóng quá lớn của nước Úc, đó là điều không thể chấp nhận được.
Đã có đến 10.292 mẫu quốc kỳ do người dân New Zealand thiết kế được gửi cho chính phủ. Thông qua các tiêu chí phải có ít nhất một trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và chòm Nam Thập Tự.
Hình xoắn ốc
Ở New Zealand, thổ dân Maori thường sử dụng hình xoắn ốc trong nghệ thuật của mình. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa của sự vận động không ngừng cũng như vòng đời tự nhiên.
Những hình xăm độc đáo trên mặt là ấn tượng đầu tiên khi nhắc đến người Maori |
Đây là hình ảnh rất phổ biến tại New Zealand, từ hình xăm trên người đến biểu tượng của hãng hàng không Air New Zealand.
Lá dương xỉ bạc
Trong khi đó, dương xỉ là loại cây xuất hiện hầu khắp các khu rừng tại New Zealand và nó có vẻ đẹp rất cuốn hút. Dương xỉ bạc không chỉ là nét riêng biểu trưng cho đất nước New Zealand mà còn là biểu hiện của danh dự và tinh thần quật cường, vượt khó của con người New Zealand.
Có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh biểu tượng chiếc lá dương xỉ tại New Zealand, đặc biệt là trên Quốc huy của đất nước này. |
Lá cây dương xỉ đã trở thành biểu tượng quốc gia và được thêu trên áo của các đội thể thao của nước này tham gia các sự kiện quốc tế, trong đó có đội tuyển rugby All Blacks được người dân New Zealand đặc biệt yêu thích.
Chòm Nam Thập Tự
Chòm sao Chữ thập nam là biểu tượng của độc lập và hy vọng |
Chòm Nam Thập Tự là chòm sao sáng rực rỡ ở Bán cầu Nam. Không giống như hình xoắn ốc và lá dương xỉ, Chòm Nam Thập Tự đã xuất hiện trên quốc kỳ hiện nay của New Zealand.
Sự lựa chọn cuối cùng của người dân
Bên cạnh sự nổi bật của Union Jack, nhiều người phê bình lá cờ của họ còn thiếu sự hiện diện của người Maori thổ dân bản địa. Lá cờ đầu tiên của New Zealand vào năm 1834, đã từng được chọn bởi sự hội ý của các tù trưởng người Maori nhưng những lá cờ khác đã cạnh tranh với nó.
Lá cờ đầu tiên của New Zealand vào năm 1834, lá cờ của người Maori |
Và lá cờ hiện tại đã được chọn vào năm 1902 sau những tranh luận rằng lá cờ nào sẽ cùng đi với những người lính New Zealand tiến vào cuộc chiến Boer.
Kể từ đó, nhiều người đã ngã xuống dưới lá cờ đó, đây là một lý do khiến nhiều người dân New Zealand sẽ chống lại lá cờ mới. Họ muốn giữ lá quốc kỳ cũ bởi nhiều người trong số họ từng chiến đấu dưới lá cờ này và cảm nhận được sự gắn bó mật thiết với lá quốc kỳ hiện nay.
Một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ 2 vào tháng 3 năm 2016, người dân New Zealand đã quyết định giữ lại lá cờ truyền thống. 56,61% người chọn không thay đổi, trong tổng số 2.119.953 phiếu bầu. Trong khi 43,1% số phiếu lựa chọn thay quốc kỳ truyền thống hơn 100 năm tuổi bằng thiết kế mới với hình dương xỉ bạc.
Mẫu cờ mới (trái) và cờ hiện tại của New Zealand |
Nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân New Zealand bỏ phiếu chống lại sự thay đổi.
Mẫu cờ mới được gọi là Silver Fern, gồm bốn ngôi sao màu đỏ đại diện cho chòm sao Nam Tào giống như cờ hiện nay, cùng một cành dương xỉ bạc và có màu đen ở góc. Mẫu cờ này được chọn trong cuộc trưng cầu tháng 12/2015 từ 5 mẫu thiết kế mà chính phủ đề xuất.
Tuy nhiên họa tiết này gợi nhớ đội bóng bầu dục nổi tiếng của New Zealand có tên All Blacks. Mẫu cờ trên còn bị chỉ trích vì nó giống với một mẫu quảng cáo cho cần sa hoặc thậm chí hình tượng trận chiến đối với Nhà nước Hồi giáo (IS) hoàn toàn tương phản.
Dương Nguyễn Tổng Hợp