Làm việc từ thứ hai đến thứ Sáu trong một tuần từ lâu đã là một điều hiển nhiên ở tất cả quốc gia trên thế giới, nhưng một doanh nghiệp New Zealand đang đặt câu hỏi liệu tình trạng này có nên thay đổi hay không.
Một công ty ở New Zealand tham gia thử nghiệm giảm ngày làm xuống còn 4 ngày/tuần đang gây được sự chú của các công ty và tổ chức kinh doanh ở New Zealand. Điều đáng nói là việc đổi ngày làm việc đã đạt được kết quả đáng mừng đến nỗi họ muốn chuyển hẳn sang chế độ làm việc này.
Perpetual Guardian, công ty chuyên giúp khách hàng quản lý bất động sản và di chúc, đã công bố kết quả hoạt động sau 2 tháng thử nghiệm 4 ngày làm/tuần. Công ty cho hay các nhân viên của họ đều tăng năng suất hoạt động, có sự cân bằng công việc, có cuộc sống tốt hơn và giảm căng thẳng.
240 nhân viên của Công ty này vẫn được trả lương như cũ trong khoảng thời gian thử nghiệm. Được biết cuộc thử nghiệm này được thực hiện bởi các chuyên gia nghiên cứu ngoài công ty.
“Ban đầu tôi nghĩ đó chỉ là một mớ lý thuyết, nhưng thực tế là đội ngũ nhân viên của tôi đã có kết quả rất tốt trong khoảng thời gian thử nghiệm” – Giám đốc điều hành của Perpetual Guardian là Andrew Barnes cho hay.
Trong năm ngoái, chỉ có 54% nhân viên của Công ty trên nói rằng họ cảm thấy thoải mái với sự cân bằng trong công việc-cuộc sống, nhưng sau quá trình thử nghiệm, con số này tăng lên 78%. Mức độ căng thẳng của họ cũng giảm khoảng 7%, trong khi hiệu quả trong công việc tăng 20%.
Được biết, thử nghiệm trên thực sự quan trọng đối với New Zealand, đất nước có hiệu quả lao động khá thấp nếu so sánh với các quốc gia khác – theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Ông Barnes cho hay ông đã đề xuất khung làm việc mới với Hội đồng quản lý của Công ty, và nói rằng họ có thể trở thành một mô hình tiên phong để các công ty trên khắp thế giới làm theo.
“Điều diễn ra ở đây là bạn sẽ có một lực lượng lao động trung thành, đầy năng lượng, có động lực tốt” – ông Barnes nói.
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, New Zealand xếp thứ 20 trong số các nước OECD về số giờ làm việc hàng năm.
Theo thống kê công nhân New Zealand đã có 1.752 giờ làm trong suốt năm 2016, vượt xa 1.363 giờ làm của công nhân Đức.
Các quốc gia khác có số giờ làm thấp hơn bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan và Pháp.
Mặc dù có thời gian làm việc ngắn nhất trong số các nước thành viên OECD, Đức được đánh giá có mức năng suất cao, với số liệu cho thấy một công nhân Đức có năng suất cao hơn 27% so với công nhân Anh (có chỉ số làm việc 1,676 giờ một năm).
Hiện tại thì các công nhân cơ khí tại Đức đã giành được quyền làm việc 28 giờ /tuần, giảm 7 giờ/tuần so với 35 giờ/tuần như trước đây.
Tại Đức, các công đoàn vẫn là một lực lượng mạnh mẽ trong môi trường doanh nghiệp, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của người lao động.
Theo NZherald
perpetualguardian.co.nz
Một công ty ở New Zealand tham gia thử nghiệm giảm ngày làm xuống còn 4 ngày/tuần đang gây được sự chú của các công ty và tổ chức kinh doanh ở New Zealand. Điều đáng nói là việc đổi ngày làm việc đã đạt được kết quả đáng mừng đến nỗi họ muốn chuyển hẳn sang chế độ làm việc này.
Perpetual Guardian, công ty chuyên giúp khách hàng quản lý bất động sản và di chúc, đã công bố kết quả hoạt động sau 2 tháng thử nghiệm 4 ngày làm/tuần. Công ty cho hay các nhân viên của họ đều tăng năng suất hoạt động, có sự cân bằng công việc, có cuộc sống tốt hơn và giảm căng thẳng.
240 nhân viên của Công ty này vẫn được trả lương như cũ trong khoảng thời gian thử nghiệm. Được biết cuộc thử nghiệm này được thực hiện bởi các chuyên gia nghiên cứu ngoài công ty.
“Ban đầu tôi nghĩ đó chỉ là một mớ lý thuyết, nhưng thực tế là đội ngũ nhân viên của tôi đã có kết quả rất tốt trong khoảng thời gian thử nghiệm” – Giám đốc điều hành của Perpetual Guardian là Andrew Barnes cho hay.
Trong năm ngoái, chỉ có 54% nhân viên của Công ty trên nói rằng họ cảm thấy thoải mái với sự cân bằng trong công việc-cuộc sống, nhưng sau quá trình thử nghiệm, con số này tăng lên 78%. Mức độ căng thẳng của họ cũng giảm khoảng 7%, trong khi hiệu quả trong công việc tăng 20%.
Được biết, thử nghiệm trên thực sự quan trọng đối với New Zealand, đất nước có hiệu quả lao động khá thấp nếu so sánh với các quốc gia khác – theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Andrew Barnes, người sáng lập của Perpetual Guardian |
Ông Barnes cho hay ông đã đề xuất khung làm việc mới với Hội đồng quản lý của Công ty, và nói rằng họ có thể trở thành một mô hình tiên phong để các công ty trên khắp thế giới làm theo.
“Điều diễn ra ở đây là bạn sẽ có một lực lượng lao động trung thành, đầy năng lượng, có động lực tốt” – ông Barnes nói.
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, New Zealand xếp thứ 20 trong số các nước OECD về số giờ làm việc hàng năm.
Các quốc gia khác có số giờ làm thấp hơn bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan và Pháp.
Mặc dù có thời gian làm việc ngắn nhất trong số các nước thành viên OECD, Đức được đánh giá có mức năng suất cao, với số liệu cho thấy một công nhân Đức có năng suất cao hơn 27% so với công nhân Anh (có chỉ số làm việc 1,676 giờ một năm).
Chính sách nhân sự sáng tạo |
Tại Đức, các công đoàn vẫn là một lực lượng mạnh mẽ trong môi trường doanh nghiệp, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của người lao động.
perpetualguardian.co.nz