Ở đây khí hậu mát mẻ, không ô nhiễm không khí nên bầu trời xanh đến lạ. Trời xanh, biển xanh, cây cối cũng xanh, thứ màu xanh mê hoặc lạ lùng mà khi lên ảnh nhìn cứ như photoshop.
Tôi viết những dòng này trong một ngày chuyển đông tháng tư. Miệng nhóp nhép kẹo, tay gõ bàn phím, mắt tôi hướng ra ngoài trời gió nhẹ cùng cơn mưa nặng hạt. Đầu óc tôi không khỏi hoài niệm về quãng thời gian bản thân học tập và trải nghiệm tại đây – đất nước New Zealand yêu dấu.
Tôi chia tay gia đình bước lên chiếc máy bay đánh dấu hành trình trưởng thành vào một ngày hè oi ả. Trường vừa thông báo bế giảng, bạn bè tôi ai ai cũng háo hức chào đón một mùa hè sôi động, được vui vẻ với bạn bè, người thân tận hưởng cái nắng vàng trên biển Hòn Tằm, Mũi Né. Còn tôi đóng gói hành lý, xách ba lô lên và đi tìm tương lai cho mình ở một phương trời mới…
Chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore kéo dài hơn một giờ. Cái cảm giác trải nghiệm được chuyến bay một mình, tung tăng khắp sân bay… đối với tôi lúc ấy thật thích thú. Tôi không phải nắm tay để ba dẫn đường đi hay bị bắt phải ngồi thật yên một chỗ dù sảnh sân bay vô vàn cửa hiệu rượu, bánh áo, quần áo miễn thuế nhiều màu sắc.
Lúc ở sân bay Changi, tôi dường như không có cảm giác bỡ ngỡ bởi tôi vẫn có thể cảm nhận sự thân thiện của người châu Á lan toả xung quanh khi nhận ly cà phê từ một anh Barrista da ngăm mà tôi cam đoan là người gốc Ấn hay lúc hỏi đường các nhân viên sân bay nữa.
Dù nói tiếng Anh nhưng tôi vẫn có cảm giác buồn cười: “Người Việt Nam với nhau, nói Tiếng Anh làm gì nhỉ?”
Sau gần nửa ngày trời trên máy bay từ Singapore qua Auckland, tôi đã hiểu Jet Lag là gì và tại sao người ta phải uống Melatonin trước khi máy bay cất cánh. Cũng từ đây, không còn ai quanh tôi là người châu Á nữa. Ai ai cũng nói tiếng Anh với chất giọng là lạ.
Mệt lừ và lạ lẫm, tôi cho phép mình nghỉ chân bên ghế, đặt ba lô qua một bên mà hít thở cái không khí trong veo lành lạnh. Tôi tự nhủ: “Chào Việt Nam, ở lại mạnh giỏi nhé”.
Tôi cũng không muốn đi sâu vào thứ cảm giác mới mẻ mà ai cũng đã dùng để viết với những mỹ ngữ đồ sộ, xa cách. Thay vào đó, tôi sẽ kể các bạn nghe cuộc sống bình thường của tôi ở đây khác khi ở Việt Nam điểm nào.
Tôi được trải nghiệm môi trường học tập mới mà thân thuộc. Lớp học của tôi có khoảng 20 học sinh, thường chia theo nhóm bốn người ngồi quanh một bàn để thảo luận.
Trường tôi học chính thức hàng ngày suốt mười năm thôi chứ nó cũng hoàn toàn giống với những lớp học ở trung tâm anh văn mà tôi tham dự. Trang bị thì khỏi phải nói. Mỗi lớp đều được dành riêng cho một môn học, được trang trí và trang bị phù hợp theo đặc điểm môn đó. Vậy nên, thay vì mỗi lần hết tiết thầy cô phải tay nải qua lớp khác thì bây giờ học sinh phải tìm tới giáo viên bộ môn.
Mỗi học sinh được quyền chọn sáu môn học, một điểm tôi rất thích khi không phải dàn sức quá nhiều mặt trận. Thường du học sinh châu Á như tôi sẽ chọn ESOL thay cho Anh Văn và bốn môn khoa học (Toán, Hoá, Sinh, Lý). Cách chọn này thường được gọi vui là Asian Five (5 môn siêu đẳng của học sinh châu Á)
Một năm, tôi sống cùng hai gia đình người bản địa. Nét văn hoá truyền thống, ăn, ở, sinh hoạt của tôi cũng dần giao thoa với dân Kì Quý (cách nói trại của từ Kiwi).
Không nói về thức ăn hàng ngày vì một khi bạn cắm rễ ở Việt Nam đủ lâu, ăn cơm mẹ nấu thì rõ ràng không bữa cơm ở nước nào có thể so sánh được (có lẽ do họ không ăn cơm). Nhưng thật sự tôi có một tình yêu thầm kín với “lollies”. Từ con giun tới kẹo dẻo tới con gấu, máy bay, chân vịt… Tất cả như một thiên đường hiện ra với toàn thể tín đồ đồ ngọt trên toàn thế giới.
Nói tới đồ ngọt, không thể không kể tới các món tráng miệng nữa. Ở đây dường như nhà nào cũng có sẵn một cái lò nướng nên thỉnh thoảng bà chủ nhà cũng làm một mẻ chiêu đãi tôi.
Đặc biệt, tôi nhớ nhất bữa tối trước hôm cuối cùng tôi bay về Việt Nam, bà đã làm riêng cho tôi một ổ bánh Pavlova truyền thống. Bánh ngậy sữa, tan ngay từ lúc cắn như kẹo bông. Tới giờ tôi vẫn cam đoan đó là loại bánh ngon nhất tôi từng thưởng thức.
Ở đây khí hậu mát mẻ, không ô nhiễm không khí nên bầu trời xanh đến lạ. Trời xanh, biển xanh, cây cối cũng xanh, thứ màu xanh mê hoặc lạ lùng mà khi lên ảnh nhìn cứ như photoshop.
Thủ đô Wellington xinh đẹp mà tôi đang học tập và sinh sống là nơi thú vị nhất. Ảnh do tác giả cung cấp.
Còn là học sinh nên tôi cũng chưa khám phá hết được những điểm du lịch nổi tiếng ở New Zealand. Nhưng nếu bạn có dịp tới thủ đô Wellington xinh đẹp mà tôi đang học tập và sinh sống, tôi hứa sẽ dẫn bạn đi cho hết các nơi thú vị nhất ở đây mà không tốn đồng nào.
Từ Wellington Waterfront lộng gió, Thú nhảy cầu ở Wellington.
. … đến bảo tàng Te Papa hiện đại
Bảo tàng Te Papa hiện đại.
Câu cá ngoài khơi Eastbourn với chim hải âu bay ngược chiều gió như đang đứng yên. … và leo núi Victoria nữa
Tục ngữ Việt Nam ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Nếu không ở đây tôi sẽ chẳng thể biết được…
Danh lam thắng cảnh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu bạn ngại nhấc chân đi.
Tôi thường đi học bằng xe buýt. Ảnh do tác giả cung cấp.
Đoạn đường từ nhà đến trường là lúc tôi suy nghĩ nhiều nhất về cuộc sống, là lúc tôi biết được tôi còn phải cố gắng nhiều đến nhường nào.
Nguồn: Vnexpress
Tôi viết những dòng này trong một ngày chuyển đông tháng tư. Miệng nhóp nhép kẹo, tay gõ bàn phím, mắt tôi hướng ra ngoài trời gió nhẹ cùng cơn mưa nặng hạt. Đầu óc tôi không khỏi hoài niệm về quãng thời gian bản thân học tập và trải nghiệm tại đây – đất nước New Zealand yêu dấu.
Tôi chia tay gia đình bước lên chiếc máy bay đánh dấu hành trình trưởng thành vào một ngày hè oi ả. Trường vừa thông báo bế giảng, bạn bè tôi ai ai cũng háo hức chào đón một mùa hè sôi động, được vui vẻ với bạn bè, người thân tận hưởng cái nắng vàng trên biển Hòn Tằm, Mũi Né. Còn tôi đóng gói hành lý, xách ba lô lên và đi tìm tương lai cho mình ở một phương trời mới…
Chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore kéo dài hơn một giờ. Cái cảm giác trải nghiệm được chuyến bay một mình, tung tăng khắp sân bay… đối với tôi lúc ấy thật thích thú. Tôi không phải nắm tay để ba dẫn đường đi hay bị bắt phải ngồi thật yên một chỗ dù sảnh sân bay vô vàn cửa hiệu rượu, bánh áo, quần áo miễn thuế nhiều màu sắc.
Lúc ở sân bay Changi, tôi dường như không có cảm giác bỡ ngỡ bởi tôi vẫn có thể cảm nhận sự thân thiện của người châu Á lan toả xung quanh khi nhận ly cà phê từ một anh Barrista da ngăm mà tôi cam đoan là người gốc Ấn hay lúc hỏi đường các nhân viên sân bay nữa.
Dù nói tiếng Anh nhưng tôi vẫn có cảm giác buồn cười: “Người Việt Nam với nhau, nói Tiếng Anh làm gì nhỉ?”
Sau gần nửa ngày trời trên máy bay từ Singapore qua Auckland, tôi đã hiểu Jet Lag là gì và tại sao người ta phải uống Melatonin trước khi máy bay cất cánh. Cũng từ đây, không còn ai quanh tôi là người châu Á nữa. Ai ai cũng nói tiếng Anh với chất giọng là lạ.
Mệt lừ và lạ lẫm, tôi cho phép mình nghỉ chân bên ghế, đặt ba lô qua một bên mà hít thở cái không khí trong veo lành lạnh. Tôi tự nhủ: “Chào Việt Nam, ở lại mạnh giỏi nhé”.
Tôi cũng không muốn đi sâu vào thứ cảm giác mới mẻ mà ai cũng đã dùng để viết với những mỹ ngữ đồ sộ, xa cách. Thay vào đó, tôi sẽ kể các bạn nghe cuộc sống bình thường của tôi ở đây khác khi ở Việt Nam điểm nào.
Học tập
Tôi được trải nghiệm môi trường học tập mới mà thân thuộc. Lớp học của tôi có khoảng 20 học sinh, thường chia theo nhóm bốn người ngồi quanh một bàn để thảo luận.
Trường tôi học chính thức hàng ngày suốt mười năm thôi chứ nó cũng hoàn toàn giống với những lớp học ở trung tâm anh văn mà tôi tham dự. Trang bị thì khỏi phải nói. Mỗi lớp đều được dành riêng cho một môn học, được trang trí và trang bị phù hợp theo đặc điểm môn đó. Vậy nên, thay vì mỗi lần hết tiết thầy cô phải tay nải qua lớp khác thì bây giờ học sinh phải tìm tới giáo viên bộ môn.
Mỗi học sinh được quyền chọn sáu môn học, một điểm tôi rất thích khi không phải dàn sức quá nhiều mặt trận. Thường du học sinh châu Á như tôi sẽ chọn ESOL thay cho Anh Văn và bốn môn khoa học (Toán, Hoá, Sinh, Lý). Cách chọn này thường được gọi vui là Asian Five (5 môn siêu đẳng của học sinh châu Á)
Sinh sống
Một năm, tôi sống cùng hai gia đình người bản địa. Nét văn hoá truyền thống, ăn, ở, sinh hoạt của tôi cũng dần giao thoa với dân Kì Quý (cách nói trại của từ Kiwi).
Không nói về thức ăn hàng ngày vì một khi bạn cắm rễ ở Việt Nam đủ lâu, ăn cơm mẹ nấu thì rõ ràng không bữa cơm ở nước nào có thể so sánh được (có lẽ do họ không ăn cơm). Nhưng thật sự tôi có một tình yêu thầm kín với “lollies”. Từ con giun tới kẹo dẻo tới con gấu, máy bay, chân vịt… Tất cả như một thiên đường hiện ra với toàn thể tín đồ đồ ngọt trên toàn thế giới.
Cửa hàng Lollies. Ảnh do tác giả cung cấp.
Nói tới đồ ngọt, không thể không kể tới các món tráng miệng nữa. Ở đây dường như nhà nào cũng có sẵn một cái lò nướng nên thỉnh thoảng bà chủ nhà cũng làm một mẻ chiêu đãi tôi.
Đặc biệt, tôi nhớ nhất bữa tối trước hôm cuối cùng tôi bay về Việt Nam, bà đã làm riêng cho tôi một ổ bánh Pavlova truyền thống. Bánh ngậy sữa, tan ngay từ lúc cắn như kẹo bông. Tới giờ tôi vẫn cam đoan đó là loại bánh ngon nhất tôi từng thưởng thức.
Bánh Pavlova.
Du lịch
Ở đây khí hậu mát mẻ, không ô nhiễm không khí nên bầu trời xanh đến lạ. Trời xanh, biển xanh, cây cối cũng xanh, thứ màu xanh mê hoặc lạ lùng mà khi lên ảnh nhìn cứ như photoshop.
Thủ đô Wellington xinh đẹp mà tôi đang học tập và sinh sống là nơi thú vị nhất. Ảnh do tác giả cung cấp.
Còn là học sinh nên tôi cũng chưa khám phá hết được những điểm du lịch nổi tiếng ở New Zealand. Nhưng nếu bạn có dịp tới thủ đô Wellington xinh đẹp mà tôi đang học tập và sinh sống, tôi hứa sẽ dẫn bạn đi cho hết các nơi thú vị nhất ở đây mà không tốn đồng nào.
Từ Wellington Waterfront lộng gió, Thú nhảy cầu ở Wellington.
. … đến bảo tàng Te Papa hiện đại
Bảo tàng Te Papa hiện đại.
Câu cá ngoài khơi Eastbourn với chim hải âu bay ngược chiều gió như đang đứng yên. … và leo núi Victoria nữa
Tục ngữ Việt Nam ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Nếu không ở đây tôi sẽ chẳng thể biết được…
Danh lam thắng cảnh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu bạn ngại nhấc chân đi.
Tôi thường đi học bằng xe buýt. Ảnh do tác giả cung cấp.
Đoạn đường từ nhà đến trường là lúc tôi suy nghĩ nhiều nhất về cuộc sống, là lúc tôi biết được tôi còn phải cố gắng nhiều đến nhường nào.
Nguồn: Vnexpress