Cách đây khoảng mười mấy năm, chẳng có mấy người có nhã ý đi du học NZ. Thời ấy mọi người coi NZ như cái đảo hoang. Chả ai biết nó nằm ở đâu (chắc giờ cũng còn nhiều người chưa biết), và chỉ đoán có thể nó ở...gần Nam Cực hay Bắc Cực gì đó, hoặc thuộc 1 bang của Úc...
Trước đó, những người vượt biên, sang diện tị nạn được định cư, thậm trí (nghe nói) họ hàng cũng apply diện bốc thăm cho người nhà ở VN cũng được định cư. Nhưng chả phải ai cũng thiết tha gì để sang. Thời ấy đúng nghĩa "cho không ai lấy", "cửa mở toang chả ai vào".
Cũng chỉ khoảng hơn mười năm trước, sinh con ở NZ cũng được quốc tịch. Đợi Resident visa lên Citizen cũng không phải chờ đến 5 năm như bây giờ. Nhưng thời ấy mọi người "chê", NZ là lựa chọn cuối nếu không sang được Mỹ, Canada, Úc... thì mới chọn đến NZ.
Cách đây khoảng 7 8 năm, VN đã bắt đầu sang NZ nhiều hơn, cũng đôi chút có khái niệm về du học NZ chẳng qua vì mấy nước kia đông quá, phức tạp quá, loạn lạc quá. Nhưng cũng chưa nhiều người hình dung được cuộc sống ở NZ có gì đặc biệt. Có thể họ chỉ nhìn thấy những người bạn/ người thân của họ đi sang rồi và chẳng ai muốn quay về VN nữa.
Những năm gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc họ sớm đã nhìn nhận thấy NZ là miền đất lí tưởng để định cư. Nhiều năm liền luôn nằm trong Top những đất nước có chất lượng sống tốt nhất trên thế giới, có thành phố thuộc Top những thành phố đáng sống nhất, thuộc Top những quốc gia thịnh vượng và hạnh phúc nhất, môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Hộ chiếu NZ đứng thứ 7 về xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới - có thể nhập cảnh 177 quốc gia mà không cần visa...Và từ đây mọi người mới để ý đến cái tên New Zealand.
Dân VN mình có cách nhìn khác TQ và Ấn Độ nhiều lắm. Người VN mình thường thích chọn theo con đường càng dài càng tốt để có visa dài hạn ở NZ, mục đích có visa đi cày là chính - số lượng này chiếm rất đông. Nếu có lựa chọn học để định cư nhưng học phí cao (ví dụ Cookery) thì còn suy nghĩ đã, "cày" khi nào tiền đầy túi thì thôi mà khổ quá, biết bao giờ cho đủ, lúc nào cũng thấy thiếu, ai cũng ham kiếm tiền, kiếm mãi kiếm mãi mà cuối cùng chẳng "đọng" lại được gì. Nhìn quanh thấy "bà con" lần lượt có Resident mới nhìn lại: đã bỏ qua mấy mấy năm trời rồi mà vẫn chưa có "danh phận" ở đất nước này.
Cũng chẳng phải vì họ không muốn định cư, mà là ham kiếm tiền quá. Ai cũng nghĩ thôi đi làm 1 2 năm, kiếm chút rồi về vì có thể lúc đó không xác định sẽ ở lại, hoặc để giành tiền rồi đi học. Nhưng đi làm rồi lại ham, cứ cuống theo vòng xoáy sáng dậy đi làm - tối về đi ngủ...tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác... Cũng có những người thực sự không có điều kiện, nhưng cũng có người đã bỏ qua cơ hội đi học để định cư diện tay nghề.
Ấn Độ với TQ thì họ khác, họ hay chọn con đường nhanh nhất, kể cả tốn kém hơn (cũng có thể vì họ có điều kiện hơn) nên dân họ lũ lượt kéo sang đây đi học rồi định cư. Dân Ấn thì với họ quá dễ vì họ không phải học tiếng anh, cứ sang học 1 năm Level 7 hay 8 gì đó, có job đúng ngành là apply ngay. Nhưng đến tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã nằm cùng danh sách với VN bị yêu cầu phải có IELTS mới sang du học được. (Những nước có tỷ lệ đạt visa dưới 80% sẽ nằm trong danh sách này). Nên số lượng các bạn Ấn sang NZ cũng ít nhiều ảnh hưởng.
Có những người mình gặp 5 6 năm trước họ vẫn đang đi làm, lương so với bây giờ cũng không khác gì mấy, ngày ấy là work visa, ngày nay cũng vẫn là work visa. Họ lại nhìn mấy đứa em mới sang, bập bẹ vào nghề chẳng biết gì. Ấy vậy mà chúng nó lại biết "học", học xong có bằng rồi apply... Họ thấy cuộc đời bất công quá, những bạn mới sang tài năng sao bằng, vậy mà hơn hẳn cái chữ: chúng nó có "giấy tờ". Những thanh niên của ngày trước sang đây cũng không ít người bỏ bê đi học, hết visa, trốn lại làm bất hợp pháp. Nay đã "cắm rễ" ở NZ này có khi cả chục năm rồi, đâu có ai muốn về? Về thì biết làm gì? Độ tuổi xế xế không bằng cấp về VN biết làm chi cho kiếm được cuộc sống an nhàn lại còn mang tiếng sang chục năm tay trắng đi về. Ngẫm lại họ thấy tiếc, nhưng thời gian chẳng thay đổi được gì. Và cũng có những người vẫn có work visa đi làm hợp pháp, nhưng với yêu cầu mới, họ không thể đủ điểm để apply - dang dở lại thêm dở dang...
Ngày xưa cho không ai lấy thì bây giờ đông quá họ sẽ phải lựa chọn những người xứng đáng hơn để được định cư. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà giá nhà Auckland đã có lúc đạt mức cao nhất trên thế giới. Chính phủ NZ phải "tặng" thêm 30 điểm để đẩy dân muốn nhập cư sang thành phố khác. Nhưng khổ nỗi Auckland chiếm 32% dân số của cả nước NZ, và phần lớn các công ty tập trung tại đây nên cơ hội tìm việc vẫn hơn hẳn các thành phố khác, đâu phải nói outside Auckland muốn đi là đi được.
Bài viết không có ý gì, chỉ muốn nói: nếu có cơ hội thì hãy nắm bắt lấy. Chỉ cách đây vài tháng, 1 số người được khuyên rằng hãy apply đi, nhưng họ còn e ngại điều gì đó thì chẳng rõ, muốn làm thêm 1 thời gian nữa cho "chắc". Cũng chẳng biết chắc cái gì, vì khi đã đủ điều kiện thì có đủ hay thừa thì cũng apply được cả thôi. Vậy mà ai biết đâu được chữ "ngờ", để sau 14 năm lần đầu tiên NZ thay đổi luật di trú.
Và càng có ngờ đâu anh "Trump lên ngôi", để số lượng apply visa từ Mỹ tăng đột biến, website của NZ bị "sập" với số lượng dân Mỹ truy cập tăng 2500% trong 24h ngay sau khi "Donald Trump" thắng. Số lượng người di dân sang NZ đã đạt con số cao nhất trong suốt 25 năm qua. Nhất là trong thời buổi các quốc gia thịnh vượng xung quanh còn yêu cầu cao hơn NZ hiện tại thì dự là dân đổ sang NZ sẽ ngày càng nhiều.
Theo tin New Zealand
Trước đó, những người vượt biên, sang diện tị nạn được định cư, thậm trí (nghe nói) họ hàng cũng apply diện bốc thăm cho người nhà ở VN cũng được định cư. Nhưng chả phải ai cũng thiết tha gì để sang. Thời ấy đúng nghĩa "cho không ai lấy", "cửa mở toang chả ai vào".
Cũng chỉ khoảng hơn mười năm trước, sinh con ở NZ cũng được quốc tịch. Đợi Resident visa lên Citizen cũng không phải chờ đến 5 năm như bây giờ. Nhưng thời ấy mọi người "chê", NZ là lựa chọn cuối nếu không sang được Mỹ, Canada, Úc... thì mới chọn đến NZ.
Cách đây khoảng 7 8 năm, VN đã bắt đầu sang NZ nhiều hơn, cũng đôi chút có khái niệm về du học NZ chẳng qua vì mấy nước kia đông quá, phức tạp quá, loạn lạc quá. Nhưng cũng chưa nhiều người hình dung được cuộc sống ở NZ có gì đặc biệt. Có thể họ chỉ nhìn thấy những người bạn/ người thân của họ đi sang rồi và chẳng ai muốn quay về VN nữa.
Những năm gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc họ sớm đã nhìn nhận thấy NZ là miền đất lí tưởng để định cư. Nhiều năm liền luôn nằm trong Top những đất nước có chất lượng sống tốt nhất trên thế giới, có thành phố thuộc Top những thành phố đáng sống nhất, thuộc Top những quốc gia thịnh vượng và hạnh phúc nhất, môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Hộ chiếu NZ đứng thứ 7 về xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới - có thể nhập cảnh 177 quốc gia mà không cần visa...Và từ đây mọi người mới để ý đến cái tên New Zealand.
Dân VN mình có cách nhìn khác TQ và Ấn Độ nhiều lắm. Người VN mình thường thích chọn theo con đường càng dài càng tốt để có visa dài hạn ở NZ, mục đích có visa đi cày là chính - số lượng này chiếm rất đông. Nếu có lựa chọn học để định cư nhưng học phí cao (ví dụ Cookery) thì còn suy nghĩ đã, "cày" khi nào tiền đầy túi thì thôi mà khổ quá, biết bao giờ cho đủ, lúc nào cũng thấy thiếu, ai cũng ham kiếm tiền, kiếm mãi kiếm mãi mà cuối cùng chẳng "đọng" lại được gì. Nhìn quanh thấy "bà con" lần lượt có Resident mới nhìn lại: đã bỏ qua mấy mấy năm trời rồi mà vẫn chưa có "danh phận" ở đất nước này.
Cũng chẳng phải vì họ không muốn định cư, mà là ham kiếm tiền quá. Ai cũng nghĩ thôi đi làm 1 2 năm, kiếm chút rồi về vì có thể lúc đó không xác định sẽ ở lại, hoặc để giành tiền rồi đi học. Nhưng đi làm rồi lại ham, cứ cuống theo vòng xoáy sáng dậy đi làm - tối về đi ngủ...tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác... Cũng có những người thực sự không có điều kiện, nhưng cũng có người đã bỏ qua cơ hội đi học để định cư diện tay nghề.
Ấn Độ với TQ thì họ khác, họ hay chọn con đường nhanh nhất, kể cả tốn kém hơn (cũng có thể vì họ có điều kiện hơn) nên dân họ lũ lượt kéo sang đây đi học rồi định cư. Dân Ấn thì với họ quá dễ vì họ không phải học tiếng anh, cứ sang học 1 năm Level 7 hay 8 gì đó, có job đúng ngành là apply ngay. Nhưng đến tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã nằm cùng danh sách với VN bị yêu cầu phải có IELTS mới sang du học được. (Những nước có tỷ lệ đạt visa dưới 80% sẽ nằm trong danh sách này). Nên số lượng các bạn Ấn sang NZ cũng ít nhiều ảnh hưởng.
Có những người mình gặp 5 6 năm trước họ vẫn đang đi làm, lương so với bây giờ cũng không khác gì mấy, ngày ấy là work visa, ngày nay cũng vẫn là work visa. Họ lại nhìn mấy đứa em mới sang, bập bẹ vào nghề chẳng biết gì. Ấy vậy mà chúng nó lại biết "học", học xong có bằng rồi apply... Họ thấy cuộc đời bất công quá, những bạn mới sang tài năng sao bằng, vậy mà hơn hẳn cái chữ: chúng nó có "giấy tờ". Những thanh niên của ngày trước sang đây cũng không ít người bỏ bê đi học, hết visa, trốn lại làm bất hợp pháp. Nay đã "cắm rễ" ở NZ này có khi cả chục năm rồi, đâu có ai muốn về? Về thì biết làm gì? Độ tuổi xế xế không bằng cấp về VN biết làm chi cho kiếm được cuộc sống an nhàn lại còn mang tiếng sang chục năm tay trắng đi về. Ngẫm lại họ thấy tiếc, nhưng thời gian chẳng thay đổi được gì. Và cũng có những người vẫn có work visa đi làm hợp pháp, nhưng với yêu cầu mới, họ không thể đủ điểm để apply - dang dở lại thêm dở dang...
Ngày xưa cho không ai lấy thì bây giờ đông quá họ sẽ phải lựa chọn những người xứng đáng hơn để được định cư. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà giá nhà Auckland đã có lúc đạt mức cao nhất trên thế giới. Chính phủ NZ phải "tặng" thêm 30 điểm để đẩy dân muốn nhập cư sang thành phố khác. Nhưng khổ nỗi Auckland chiếm 32% dân số của cả nước NZ, và phần lớn các công ty tập trung tại đây nên cơ hội tìm việc vẫn hơn hẳn các thành phố khác, đâu phải nói outside Auckland muốn đi là đi được.
Bài viết không có ý gì, chỉ muốn nói: nếu có cơ hội thì hãy nắm bắt lấy. Chỉ cách đây vài tháng, 1 số người được khuyên rằng hãy apply đi, nhưng họ còn e ngại điều gì đó thì chẳng rõ, muốn làm thêm 1 thời gian nữa cho "chắc". Cũng chẳng biết chắc cái gì, vì khi đã đủ điều kiện thì có đủ hay thừa thì cũng apply được cả thôi. Vậy mà ai biết đâu được chữ "ngờ", để sau 14 năm lần đầu tiên NZ thay đổi luật di trú.
Và càng có ngờ đâu anh "Trump lên ngôi", để số lượng apply visa từ Mỹ tăng đột biến, website của NZ bị "sập" với số lượng dân Mỹ truy cập tăng 2500% trong 24h ngay sau khi "Donald Trump" thắng. Số lượng người di dân sang NZ đã đạt con số cao nhất trong suốt 25 năm qua. Nhất là trong thời buổi các quốc gia thịnh vượng xung quanh còn yêu cầu cao hơn NZ hiện tại thì dự là dân đổ sang NZ sẽ ngày càng nhiều.
Trước khi luật sẽ thay đổi lần nữa hay thường xuyên hơn trong thời gian tới thì những bạn đủ điều kiện hãy apply ngay khi cánh cửa còn mở. Những bạn chưa sang thì hay sang trước khi họ thắt chặt hơn nữa để sau này ngẫm lại mình đã may mắn có được 1 chỗ đứng ở quốc gia thịnh vượng này.
Theo tin New Zealand