Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương khiến một số nước láng giềng “không thoải mái”, và nhiều nước đã bắt đầu huy động nỗ lực chính trị và quân sự đối lại những gì họ cho là mối họa tiềm năng.
Một báo cáo không chính thức từ nhóm tình báo Five Eyes (Ngũ Nhãn) gồm tổ chức tình báo các nước Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và Australia gần đây cảnh báo về một “chiến dịch can thiệp nước ngoài” từ Trung Quốc nhắm vào New Zealand, Business Insider đưa tin.
Chính phủ Wellington mới đây phủ nhận mâu thuẫn với các đối tác Five Eyes, đồng thời nêu đích danh Trung Quốc trong tuyên bố Chính sách Phòng thủ Chiến lược mới do Bộ trưởng Quốc phòng Ron Mark công bố đầu tháng này. Trước đó, giới lãnh đạo New Zealand vẫn luôn tránh nhắc đến tên Trung Quốc khi thảo luận những căng thẳng trong khu vực, nhưng tuyên bố mới này lại trực tiếp chỉ trích Bắc Kinh.
Cụ thể, tuyên bố viết “quan điểm về nhân quyền và tự do thông tin trái ngược với New Zealand”, và Bắc Kinh “muốn khôi phục tầm ảnh hưởng ngoại vi lịch sử” cũng như “nắm vai trò lãnh đạo toàn cầu”. Ở châu Á, “chính sự tự tin bành trướng của Bắc Kinh dẫn đến leo thang căng thẳng với các nước trong khu vực và với Hoa Kỳ”. Tốc độ bành trướng quân sự của Đại Lục khiến các nước khác bị kéo theo gia tăng chi phí quốc phòng, Bắc Kinh lại còn “cương quyết không tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền” – ý chỉ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thời điểm công bố tuyên bố Phòng thủ, ông Mark cho rằng Trung Quốc chẳng những sẽ không bất ngờ, mà ngược lại còn tôn trọng “sự thẳng thắn” của New Zealand. Nhưng chỉ vài ngày sau, Bắc Kinh đã phản ứng với lời lẽ khá gay gắt.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Hai (9/7) nói Bắc Kinh không hài lòng với “nhận xét sai lầm” Wellington. “Chúng tôi kêu gọi New Zealand xem xét vấn đề liên quan một cách khách quan, đính chính lời nói và hành động sai làm cũng như đóng góp nhiều hơn vào sự tin tưởng và hợp tác song phương”.
Cùng ngày, Ngoại trưởng New Zealand, ông Winston Peters cho biết Trung Quốc thông qua Đại sứ Trung Quốc tại Wellington và đại sứ New Zealand tại Bắc Kinh đã tỏ rõ khó chịu, nhưng ông không đánh giá cao phản ứng trên, thêm rằng chính phủ của ông sẽ không thay đổi quan điểm.
Phản ứng của New Zealand trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc không đơn thuần dừng ở lời nói.
Vài ngày sau công bố tuyên bố phòng thủ mới, Wellington thông qua kế hoạch trị giá gần 1,5 tỷ USD mua bốn máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Boeing, loại máy bay hiện một số đồng minh New Zealand gồm Úc và Anh đang sử dụng. Hàn Quốc gần đây cũng dự định sẽ mua một số máy bay Poseidons.
Đây là gói chi phí quân sự lớn nhất của Wellington trong nhiều thập kỷ. P-8A Poseidon không những sẽ tăng cường khả năng tuần tra và thu thập thông tin, nó còn là sự bổ trợ cần thiết nâng cao tính chiến đấu của quốc đảo này – trong bối cảnh tốc độ phát triển của đội tàu ngầm Trung Quốc ngày càng khiến nhiều nước lo ngại.
Theo tin nước Úc
Một báo cáo không chính thức từ nhóm tình báo Five Eyes (Ngũ Nhãn) gồm tổ chức tình báo các nước Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và Australia gần đây cảnh báo về một “chiến dịch can thiệp nước ngoài” từ Trung Quốc nhắm vào New Zealand, Business Insider đưa tin.
Chính phủ Wellington mới đây phủ nhận mâu thuẫn với các đối tác Five Eyes, đồng thời nêu đích danh Trung Quốc trong tuyên bố Chính sách Phòng thủ Chiến lược mới do Bộ trưởng Quốc phòng Ron Mark công bố đầu tháng này. Trước đó, giới lãnh đạo New Zealand vẫn luôn tránh nhắc đến tên Trung Quốc khi thảo luận những căng thẳng trong khu vực, nhưng tuyên bố mới này lại trực tiếp chỉ trích Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một cuộc họp ở Bắc Kinh, ngày 3 tháng 11 năm 2016.
Cụ thể, tuyên bố viết “quan điểm về nhân quyền và tự do thông tin trái ngược với New Zealand”, và Bắc Kinh “muốn khôi phục tầm ảnh hưởng ngoại vi lịch sử” cũng như “nắm vai trò lãnh đạo toàn cầu”. Ở châu Á, “chính sự tự tin bành trướng của Bắc Kinh dẫn đến leo thang căng thẳng với các nước trong khu vực và với Hoa Kỳ”. Tốc độ bành trướng quân sự của Đại Lục khiến các nước khác bị kéo theo gia tăng chi phí quốc phòng, Bắc Kinh lại còn “cương quyết không tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền” – ý chỉ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cảnh sát biển Trung Quốc tiếp cận ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, ngày 23 tháng 9 năm 2015.
Thời điểm công bố tuyên bố Phòng thủ, ông Mark cho rằng Trung Quốc chẳng những sẽ không bất ngờ, mà ngược lại còn tôn trọng “sự thẳng thắn” của New Zealand. Nhưng chỉ vài ngày sau, Bắc Kinh đã phản ứng với lời lẽ khá gay gắt.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Hai (9/7) nói Bắc Kinh không hài lòng với “nhận xét sai lầm” Wellington. “Chúng tôi kêu gọi New Zealand xem xét vấn đề liên quan một cách khách quan, đính chính lời nói và hành động sai làm cũng như đóng góp nhiều hơn vào sự tin tưởng và hợp tác song phương”.
Cùng ngày, Ngoại trưởng New Zealand, ông Winston Peters cho biết Trung Quốc thông qua Đại sứ Trung Quốc tại Wellington và đại sứ New Zealand tại Bắc Kinh đã tỏ rõ khó chịu, nhưng ông không đánh giá cao phản ứng trên, thêm rằng chính phủ của ông sẽ không thay đổi quan điểm.
Phản ứng của New Zealand trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc không đơn thuần dừng ở lời nói.
Vài ngày sau công bố tuyên bố phòng thủ mới, Wellington thông qua kế hoạch trị giá gần 1,5 tỷ USD mua bốn máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Boeing, loại máy bay hiện một số đồng minh New Zealand gồm Úc và Anh đang sử dụng. Hàn Quốc gần đây cũng dự định sẽ mua một số máy bay Poseidons.
Máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon.
Đây là gói chi phí quân sự lớn nhất của Wellington trong nhiều thập kỷ. P-8A Poseidon không những sẽ tăng cường khả năng tuần tra và thu thập thông tin, nó còn là sự bổ trợ cần thiết nâng cao tính chiến đấu của quốc đảo này – trong bối cảnh tốc độ phát triển của đội tàu ngầm Trung Quốc ngày càng khiến nhiều nước lo ngại.
Theo tin nước Úc