Tất nhiên đọc bài này, mấy bạn ngoan sẽ phản đối dữ dội. Nhưng sự thật là sự thật. Ngoan là vâng lời, cả nể, duy tình, cảm tính, hem phân biệt được sự thật logic khách quan.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Những đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời sau này sẽ không làm nên chuyện"
Ngoan dễ dẫn đến ngu hiếu (tức cha mẹ đặt đâu con nằm đó, kiểu Thánh Gióng lúc nhỏ). Cha mẹ kêu học trường gì, ngành gì là ngoan ngoãn vô học. Kêu đi làm ở đâu, bố trí việc làm gì là ngoan ngoãn nghe theo. Không có chính kiến gì riêng vì hoặc là đầu óc thiểu năng, hoặc sợ cha sợ mẹ mà không dám có ý kiến. Cha mẹ là để yêu thương, không phải để họ điều khiển đời mình. Họ áp đặt là mình nhún vai, I am so sorry. Họ chửi bất hiếu thì đó là quan niệm của họ.
Đi làm, ngoan quá dễ dẫn đến ngu trung, tức trung thành mù quáng vô sếp. Sếp có tài hoặc có tâm còn đỡ, sếp tào lao hoặc kém đạo đức thì nghe theo họ 100%, không có phản biện lại thì rất nguy hiểm, ví dụ như 2 bạn trẻ trong ngân hàng nọ, sếp muốn lừa khách hàng lấy tiền nên giả chữ ký, xong kêu 2 cô bạn ký nháy là khách đã nhận cứ như khách đang ngồi trước mặt. Sếp nói, dù trái quy tắc nhưng hai bạn vẫn làm theo, vì cả nể, dẫn đến lao lý vì sếp lấy tiền xong thì trốn mất. Nhiều bạn sợ mất việc vì kém tài nên sếp kêu làm gì cũng làm theo. Mọi thứ mình cứ public ra hết, minh bạch hết. Họ có chửi thì nói họ chửi trước mặt mọi người coi thử sự việc có đúng không. Mình chả sĩ diện, sai bị chửi thôi. Không có chuyện đóng cửa nói riêng. Chả việc gì phải nói riêng trong công việc.
Giới trẻ chúng ta chỉ trọng luật pháp, quy định, chân lý, sự thực, khách quan, chứ không ngoan với bất cứ ai chỉ vì họ có bằng cấp giáo sư tiến sĩ gì đó, hoặc họ là sếp, hoặc họ là cha mẹ thầy cô hay người lớn. Ai cũng không quan trọng, chỉ quan trọng logic khách quan. Mất việc thì đi làm chỗ khác, không việc gì phải bi luỵ. Họ ác cảm trù dập thì qua trường khác học hay làm hay chơi. Tuổi trẻ phải đi kèm bản lĩnh. Không để cảm xúc lấn át lý trí. Tuổi tác chỉ là con số. Bằng cấp chỉ là tờ giấy. Địa vị chỉ là chiếc áo làng người choàng 1 lúc. Tiền bạc chỉ là phương tiện. Sắc đẹp chỉ là tạm thời. Chỉ có sự thực, khách quan, logic, chân lý....là mình tôn trọng.
Chỉ ngoan với quy định, luật pháp, chân lý, sự thực, khách quan....Không ngoan với người, dù đó là ai. Họ cũng chỉ là cá nhân mà thôi.
Mình không hỗn. Không thô lỗ. Vẫn dạ thưa, xin phép, nhưng kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình.
P/S: Ngoan không liên quan gì đến đạo đức. Mình vẫn là người đạo đức tốt, biết giúp người, chia sẻ, quan tâm, hoặc ít nhất là không hại người. Đó là đạo đức. Còn ngoan ở đây là nghe lời, vâng lời,...chỉ vì họ lớn hơn về cái gì đó.
Theo Cafenet
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Những đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời sau này sẽ không làm nên chuyện"
“Nếu coi Việt Nam là một gia đình và Startup là những đứa con, thì bố mẹ phải tôn trọng con cái, khuyến khích con có tư duy sáng tạo”.
Ngoan dễ dẫn đến ngu hiếu (tức cha mẹ đặt đâu con nằm đó, kiểu Thánh Gióng lúc nhỏ). Cha mẹ kêu học trường gì, ngành gì là ngoan ngoãn vô học. Kêu đi làm ở đâu, bố trí việc làm gì là ngoan ngoãn nghe theo. Không có chính kiến gì riêng vì hoặc là đầu óc thiểu năng, hoặc sợ cha sợ mẹ mà không dám có ý kiến. Cha mẹ là để yêu thương, không phải để họ điều khiển đời mình. Họ áp đặt là mình nhún vai, I am so sorry. Họ chửi bất hiếu thì đó là quan niệm của họ.
Đi làm, ngoan quá dễ dẫn đến ngu trung, tức trung thành mù quáng vô sếp. Sếp có tài hoặc có tâm còn đỡ, sếp tào lao hoặc kém đạo đức thì nghe theo họ 100%, không có phản biện lại thì rất nguy hiểm, ví dụ như 2 bạn trẻ trong ngân hàng nọ, sếp muốn lừa khách hàng lấy tiền nên giả chữ ký, xong kêu 2 cô bạn ký nháy là khách đã nhận cứ như khách đang ngồi trước mặt. Sếp nói, dù trái quy tắc nhưng hai bạn vẫn làm theo, vì cả nể, dẫn đến lao lý vì sếp lấy tiền xong thì trốn mất. Nhiều bạn sợ mất việc vì kém tài nên sếp kêu làm gì cũng làm theo. Mọi thứ mình cứ public ra hết, minh bạch hết. Họ có chửi thì nói họ chửi trước mặt mọi người coi thử sự việc có đúng không. Mình chả sĩ diện, sai bị chửi thôi. Không có chuyện đóng cửa nói riêng. Chả việc gì phải nói riêng trong công việc.
Giới trẻ chúng ta chỉ trọng luật pháp, quy định, chân lý, sự thực, khách quan, chứ không ngoan với bất cứ ai chỉ vì họ có bằng cấp giáo sư tiến sĩ gì đó, hoặc họ là sếp, hoặc họ là cha mẹ thầy cô hay người lớn. Ai cũng không quan trọng, chỉ quan trọng logic khách quan. Mất việc thì đi làm chỗ khác, không việc gì phải bi luỵ. Họ ác cảm trù dập thì qua trường khác học hay làm hay chơi. Tuổi trẻ phải đi kèm bản lĩnh. Không để cảm xúc lấn át lý trí. Tuổi tác chỉ là con số. Bằng cấp chỉ là tờ giấy. Địa vị chỉ là chiếc áo làng người choàng 1 lúc. Tiền bạc chỉ là phương tiện. Sắc đẹp chỉ là tạm thời. Chỉ có sự thực, khách quan, logic, chân lý....là mình tôn trọng.
Chỉ ngoan với quy định, luật pháp, chân lý, sự thực, khách quan....Không ngoan với người, dù đó là ai. Họ cũng chỉ là cá nhân mà thôi.
Mình không hỗn. Không thô lỗ. Vẫn dạ thưa, xin phép, nhưng kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình.
P/S: Ngoan không liên quan gì đến đạo đức. Mình vẫn là người đạo đức tốt, biết giúp người, chia sẻ, quan tâm, hoặc ít nhất là không hại người. Đó là đạo đức. Còn ngoan ở đây là nghe lời, vâng lời,...chỉ vì họ lớn hơn về cái gì đó.
Theo Cafenet