Một quá trình tương tự với những gì đang diễn ra bên dưới Châu Nam Mỹ, từng khiến lục địa Úc và New Zealand tách rời nhau.
Người New Zealand có thể phủ nhận rằng Úc và New Zealand có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì hiện tượng New Zealand tách khỏi Úc là một sự kiện độc nhất vô nhị. Hiện tượng tương tự có lẽ cũng đang diễn ra ở phía dưới của Châu Nam Mỹ. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nature Geosciences.
Nghiên cứu cấu trúc và sự hình thành bề mặt Trái đất (kiến tạo địa tầng học) cho thấy chuyển động nâng lên của những phiến đá hình răng cưa khổng lồ trong lớp vỏ Trái đất. Những phiến đá này liên tục chìm xuống phía dưới vỏ Trái đất và được tái tạo lại từ những chuỗi núi lửa phân tách thềm đại dương.
Ví dụ, lớp vỏ Trái đất vùng Thái Bình Dương chìm sâu xuống dưới lớp mềm của vỏ Trái đất tại một số vùng dễ xảy ra động đất gọi là các đới hút chìm gây ra các hoạt động núi lửa và động đất như trận động đất mạnh 8,8 độ Richter ở Chi-lê hồi tháng trước.
Các nhà nghiên cứu địa chất Úc, Phó giáo sư Patrice Rey và Giáo sư Deitmar Müller từ trường Đại học Sydney đã xây dựng mô hình toán học có thể xác định chính xác sự phân tách giữa Úc và New Zealand cách đây 100 triệu năm.
Nhóm các nhà khoa học nghiên cứu những biến đổi từ tính trên thềm đại dương gây ra những chuyển động của các phiến đá. Phó giáo sư Rey đã xây dựng mô hình quá trình phân tách để nghiên cứu những khía cạnh như sự thay đổi nhiệt và mật độ ảnh hưởng tới việc phân tách lục địa.
Các nhà khoa học cho biết giả thuyết này có thể giống với hiện tượng xảy ra ở vùng Nam Mỹ, nơi đang từ từ diễn ra quy trình phân tách lục địa.
Lớp vỏ vùng Thái Bình Dương, có mật độ lớn hơn và mỏng hơn lớp vỏ lục địa, dần chìm xuống lớp bề mặt bờ biển phía đông của siêu lục địa với tỉ lệ 7-8 centimet mỗi năm, tương đương với tỉ lệ lún đất ở Nam Mỹ hiện nay.
“Khi những vùng vỏ Trái đất dịch chuyển chậm lại, đoạn kết nối giữa hai dải đất (dải Thái Bình Dương và Gondwana) ngày càng nhỏ hơn và vành đai núi dọc theo phía đông Gondwana bắt đầu nứt gãy, giãn tách ra do tác động của chính trọng lượng của vùng đất này”, Phó giáo sư Rey giải thích.
Đồng thời, tỉ lệ lún của lớp vỏ vùng Thái Bình Dương giảm xuống. Khi đó, lớp mềm dưới vỏ Trái đất ngày càng nổi lên và ngày càng rộng ra chứ không co lại. Lớp vỏ mềm này tác động một lực đẩy lên lớp vỏ phía trên tạo ra hiện tượng nứt gãy.
Những vết nứt lộ ra là những dấu hiệu đầu tiên khiến lục địa Úc và New Zealand tách rời nhau, đồng thời phân tách những mảnh lục địa sau này để hình thành Đảo Lord Howe và Challenger Rise - một vùng vỏ lục địa mới nổi lên ngoài bờ biển phía đông nước Úc.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên công bố những phát hiện về hiện tượng nứt gãy của các vùng vỏ Trái đất. Khi di chuyển từ vùng ranh giới chủ động (nơi các vùng vỏ Trái đất đẩy nhau) sang đường ranh giới bị động (nơi các vùng vỏ trái đất tách rời nhau), ta có thể nhận thấy nhiều dải đất nối các lục địa bị nứt gãy”, Phó giáo sư Rey cho biết.
Theo Phó Giáo sư Rey, hiện tượng tương tự đang diễn ra ở vùng lục địa bên kia Thái Bình Dương. Trong 20 triệu năm qua, vùng vỏ Trái đất tại Thái Bình Dương ở vùng Nam Mỹ đã dịch chuyển chậm lại từ tỉ lệ 25 centimet mỗi năm còn khoảng 7 centimet mỗi năm.
“Có thể dự đoán rằng nếu tốc độ của vùng Thái Bình Dương và Nam Mỹ tiếp tục dịch chuyển chậm lại, dãy Andes sẽ bị nứt gãy và một phần Nam Mỹ sẽ tách khỏi lục địa.”
Tạp chí Nature Geosciences
Người New Zealand có thể phủ nhận rằng Úc và New Zealand có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì hiện tượng New Zealand tách khỏi Úc là một sự kiện độc nhất vô nhị. Hiện tượng tương tự có lẽ cũng đang diễn ra ở phía dưới của Châu Nam Mỹ. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nature Geosciences.
Nghiên cứu cấu trúc và sự hình thành bề mặt Trái đất (kiến tạo địa tầng học) cho thấy chuyển động nâng lên của những phiến đá hình răng cưa khổng lồ trong lớp vỏ Trái đất. Những phiến đá này liên tục chìm xuống phía dưới vỏ Trái đất và được tái tạo lại từ những chuỗi núi lửa phân tách thềm đại dương.
Ví dụ, lớp vỏ Trái đất vùng Thái Bình Dương chìm sâu xuống dưới lớp mềm của vỏ Trái đất tại một số vùng dễ xảy ra động đất gọi là các đới hút chìm gây ra các hoạt động núi lửa và động đất như trận động đất mạnh 8,8 độ Richter ở Chi-lê hồi tháng trước.
Các nhà nghiên cứu địa chất Úc, Phó giáo sư Patrice Rey và Giáo sư Deitmar Müller từ trường Đại học Sydney đã xây dựng mô hình toán học có thể xác định chính xác sự phân tách giữa Úc và New Zealand cách đây 100 triệu năm.
Nhóm các nhà khoa học nghiên cứu những biến đổi từ tính trên thềm đại dương gây ra những chuyển động của các phiến đá. Phó giáo sư Rey đã xây dựng mô hình quá trình phân tách để nghiên cứu những khía cạnh như sự thay đổi nhiệt và mật độ ảnh hưởng tới việc phân tách lục địa.
Các nhà khoa học cho biết giả thuyết này có thể giống với hiện tượng xảy ra ở vùng Nam Mỹ, nơi đang từ từ diễn ra quy trình phân tách lục địa.
Quá trình phân tách
Khoảng 105 đến 90 triệu năm trước đây, dải đất rộng có tên gọi là Gondwana nối liền Úc với New Zealand ở phần lục địa gần Nam cực.Lớp vỏ vùng Thái Bình Dương, có mật độ lớn hơn và mỏng hơn lớp vỏ lục địa, dần chìm xuống lớp bề mặt bờ biển phía đông của siêu lục địa với tỉ lệ 7-8 centimet mỗi năm, tương đương với tỉ lệ lún đất ở Nam Mỹ hiện nay.
“Khi những vùng vỏ Trái đất dịch chuyển chậm lại, đoạn kết nối giữa hai dải đất (dải Thái Bình Dương và Gondwana) ngày càng nhỏ hơn và vành đai núi dọc theo phía đông Gondwana bắt đầu nứt gãy, giãn tách ra do tác động của chính trọng lượng của vùng đất này”, Phó giáo sư Rey giải thích.
Đồng thời, tỉ lệ lún của lớp vỏ vùng Thái Bình Dương giảm xuống. Khi đó, lớp mềm dưới vỏ Trái đất ngày càng nổi lên và ngày càng rộng ra chứ không co lại. Lớp vỏ mềm này tác động một lực đẩy lên lớp vỏ phía trên tạo ra hiện tượng nứt gãy.
Những vết nứt lộ ra là những dấu hiệu đầu tiên khiến lục địa Úc và New Zealand tách rời nhau, đồng thời phân tách những mảnh lục địa sau này để hình thành Đảo Lord Howe và Challenger Rise - một vùng vỏ lục địa mới nổi lên ngoài bờ biển phía đông nước Úc.
Lực đẩy trở thành lực kéo
Phó giáo sư Rey cho biết khi lớp vỏ mềm tác động lực đẩy lên, trạng thái tự nhiên của vùng ranh giới những mảng vỏ Trái đất chuyển từ lực đẩy thành lực kéo.“Đây là nghiên cứu đầu tiên công bố những phát hiện về hiện tượng nứt gãy của các vùng vỏ Trái đất. Khi di chuyển từ vùng ranh giới chủ động (nơi các vùng vỏ Trái đất đẩy nhau) sang đường ranh giới bị động (nơi các vùng vỏ trái đất tách rời nhau), ta có thể nhận thấy nhiều dải đất nối các lục địa bị nứt gãy”, Phó giáo sư Rey cho biết.
Theo Phó Giáo sư Rey, hiện tượng tương tự đang diễn ra ở vùng lục địa bên kia Thái Bình Dương. Trong 20 triệu năm qua, vùng vỏ Trái đất tại Thái Bình Dương ở vùng Nam Mỹ đã dịch chuyển chậm lại từ tỉ lệ 25 centimet mỗi năm còn khoảng 7 centimet mỗi năm.
“Có thể dự đoán rằng nếu tốc độ của vùng Thái Bình Dương và Nam Mỹ tiếp tục dịch chuyển chậm lại, dãy Andes sẽ bị nứt gãy và một phần Nam Mỹ sẽ tách khỏi lục địa.”
Tạp chí Nature Geosciences