Tương lai của việc làm ở 10 năm tiếp theo đây là gì? Nhà cung cấp dịch vụ nhân sự ManpowerGroup nói rằng 65% công việc đó còn chưa xuất hiện ở thời điểm hiện tại, nhưng chúng ta đã phải tính tới việc thay đổi để thích ứng ngay từ bây giờ.
Trong nghiên cứu mang tên “Cuộc cách mạng kỹ năng” do ManpowerGroup (Mỹ) thực hiện vào tháng 7/2016 dựa trên khảo sát với 18.000 công ty sử dụng lao động ở 6 ngành tại 43 quốc gia, hơn 90% giới chủ dự đoán tổ chức của họ sẽ bị tác động bởi số hóa “trong hai năm tới”. Có vẻ như điều này đang diễn ra sớm hơn so với dự kiến, và ngạc nhiên là, ở ngay trong hàng ngũ nhân sự cấp cao: 25% phần việc của vị trí giám đốc điều hành (CEO) có thể được thực hiện bởi người máy; và 35% thao tác quản trị đã được tự động hóa – báo cáo của công ty tư vấn quản trị McKinsey (Mỹ) cho biết. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần làm thế nào đảm bảo lực lượng lao động của họ có các kỹ năng phù hợp và sẵn sàng để thích ứng trong một thế giới công việc thay đổi từng ngày?
Nghiên cứu “Cuộc cách mạng kỹ năng” của ManpowerGroup cũng chỉ ra rằng 65% công việc mà thế hệ Z (sinh từ 1995 đến 2015) sẽ đảm nhận vẫn chưa thực sự tồn tại. Theo báo cáo “Tương lai của việc làm” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố đầu năm 2016, vào năm 2020 trung bình hơn một phần ba số kỹ năng cốt lõi mà hầu hết các công việc yêu cầu sẽ bao gồm những kỹ năng mà công việc hiện nay chưa xem trọng. “Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là vòng đời của các kỹ năng ngắn hơn trước đây. Mọi người cần những kỹ năng mới để có thể sử dụng cho các công việc mà chúng ta thậm chí chưa từng nghe đến. Một ví dụ có thể thấy rõ là sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã tạo ra nghề lái taxi Uber, Grab – trong đó kỹ năng ứng dụng công nghệ đang dần thay thế ngành lái taxi truyền thống đã có từ hơn một trăm năm qua”, ông Simon Matthews, Tổng giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông nói với Doanh Nhân.
Vẫn theo lời ông Simon Matthews, nhiều dự đoán về thế giới việc làm đã được thảo luận: nhiều việc làm hơn, ít việc làm hơn, thậm chí không có việc làm? Không ai biết chắc chắn kết quả sẽ ra sao. Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều rằng chúng ta đang chứng kiến buổi bình minh của “cuộc cách mạng” kỹ năng, ở đó mọi người cần nâng cao kỹ năng và thích ứng với một thế giới công việc đang thay đổi nhanh chóng. Điều này sẽ là thách thức quyết định của thời đại chúng ta. Sự hình thành các nhóm nghề mới là một xu hướng phù hợp với nhu cầu phát triển của các nền kinh tế. Trong quá trình phát triển thị trường lao động, một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện trên cơ sở của những nhóm ngành nghề cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau.
Mặc dù không chỉ ra đích xác “65% công việc của thế hệ Z” gồm những gì, nhưng “Cuộc cách mạng kỹ năng” dự đoán sự tăng trưởng nhu cầu với các vị trí thuộc về lĩnh vực giao tiếp khách hàng (15%), nhân sự (20%), và công nghệ thông tin (26%). Bên cạnh đó. các lĩnh vực có lý do để lo lắng bao gồm hành chính và văn phòng, sản xuất/chế tạo, và đặc biệt là tài chính/kế toán (1%). “Đây cũng là thách thức trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Các công việc phức tạp đã và đang đòi hỏi sự sáng tạo, tính linh hoạt, kỹ năng quản lý, trí tuệ cảm xúc… mà máy móc, robot không thể thay thế được”, ông Simon Matthews nhận định.
Các con số 65% và 25% nêu trên cho thấy công nghệ có khả năng gây ảnh hưởng tới cả nhân công lẫn quản lý như thế nào, và tương ứng, đòi hỏi những kỹ năng để họ có thể thích ứng.
Báo cáo “Tương lai của việc làm” (WEF) đã khảo sát hơn 350 doanh nghiệp trong 9 ngành ở 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy, kỹ năng xử lý tình huống được các nhà quản lý đánh giá cao nhất, trên cả nhận thức linh hoạt và kỹ năng đàm phán, chiếm đến 36% trong “rổ” các kỹ năng yêu cầu từ nhà tuyển dụng tới năm 2020. Xu hướng này cũng phù hợp với những hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay khi họ đã chuyển ưu tiên từ chỉ số IQ và EQ sang đánh giá cao những ứng viên có kết quả kiểm tra vượt trội về chỉ số sáng tạo CQ (Creative Intelligence) và chỉ số đam mê PQ (Passion Quotient). Bởi lẽ, theo các nhà quản trị hiện đại, xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo và niềm đam mê mới là chìa khóa tạo nên cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật – công nghệ và thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
Đối với các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao, WEF cho rằng kỹ năng mềm quan trọng nhất là đồng cảm. Công ty tư vấn về nhân sự và lãnh đạo DDI (Mỹ) đánh giá khoảng 20% nhà tuyển dụng lao động tại Mỹ đã áp dụng phương pháp đào tạo khả năng đồng cảm với vai trò là một phần trong chiến lược phát triển cấp quản lý (năm 2016), tăng mạnh so với cách đây một thập niên và tỉ lệ này dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Một nghiên cứu chỉ số đồng cảm toàn cầu (Global Empathy Index) trên 6.731 nhà quản lý từ 38 nước do tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (Center for Creative Leadership) thực hiện cho thấy, những nhà quản lý thể hiện được sự đồng cảm sẽ tạo ra kết quả kinh doanh tốt vì “đã xây dựng và duy trì hiệu quả các mối quan hệ”.
Trả lời câu hỏi này của Doanh Nhân, ông Simon Matthews nói rằng: “Để có thể thích nghi với những ngành nghề sẽ xuất hiện trong tương lai, con người phải tăng cường sự tự học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết vốn sẽ thay đổi nhiều trong vòng 20 năm tới. Khi đó, con người sẽ cần nhiều hơn những kỹ năng như sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức, trí tuệ cảm xúc (EI), đánh giá và ra quyết định. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp cần tư duy theo cách mới để phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp, cũng như mỗi cá nhân cần tìm cách để thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Muốn vậy, con người phải không ngừng học hỏi, làm mới và bổ sung thêm nhiều kỹ năng cho chính mình, bao gồm cần trau dồi thêm ngoại ngữ, kỹ năng xử lý công việc phức tạp, ứng dụng và sử dụng thành thạo công nghệ”.
Theo khảo sát “Thiếu hụt nhân tài 2016/2017” của ManpowerGroup, có đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại. Như vậy, người lao động cần phải có khả năng học hỏi (learnability), sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới vì khả năng được tuyển dụng ít phụ thuộc vào những gì người lao động đã biết mà phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi tốt như thế nào.
Theo tin kinh tế
Trong nghiên cứu mang tên “Cuộc cách mạng kỹ năng” do ManpowerGroup (Mỹ) thực hiện vào tháng 7/2016 dựa trên khảo sát với 18.000 công ty sử dụng lao động ở 6 ngành tại 43 quốc gia, hơn 90% giới chủ dự đoán tổ chức của họ sẽ bị tác động bởi số hóa “trong hai năm tới”. Có vẻ như điều này đang diễn ra sớm hơn so với dự kiến, và ngạc nhiên là, ở ngay trong hàng ngũ nhân sự cấp cao: 25% phần việc của vị trí giám đốc điều hành (CEO) có thể được thực hiện bởi người máy; và 35% thao tác quản trị đã được tự động hóa – báo cáo của công ty tư vấn quản trị McKinsey (Mỹ) cho biết. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần làm thế nào đảm bảo lực lượng lao động của họ có các kỹ năng phù hợp và sẵn sàng để thích ứng trong một thế giới công việc thay đổi từng ngày?
Một thế giới công việc… chưa biết trước
Nghiên cứu “Cuộc cách mạng kỹ năng” của ManpowerGroup cũng chỉ ra rằng 65% công việc mà thế hệ Z (sinh từ 1995 đến 2015) sẽ đảm nhận vẫn chưa thực sự tồn tại. Theo báo cáo “Tương lai của việc làm” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố đầu năm 2016, vào năm 2020 trung bình hơn một phần ba số kỹ năng cốt lõi mà hầu hết các công việc yêu cầu sẽ bao gồm những kỹ năng mà công việc hiện nay chưa xem trọng. “Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là vòng đời của các kỹ năng ngắn hơn trước đây. Mọi người cần những kỹ năng mới để có thể sử dụng cho các công việc mà chúng ta thậm chí chưa từng nghe đến. Một ví dụ có thể thấy rõ là sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã tạo ra nghề lái taxi Uber, Grab – trong đó kỹ năng ứng dụng công nghệ đang dần thay thế ngành lái taxi truyền thống đã có từ hơn một trăm năm qua”, ông Simon Matthews, Tổng giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông nói với Doanh Nhân.
Vẫn theo lời ông Simon Matthews, nhiều dự đoán về thế giới việc làm đã được thảo luận: nhiều việc làm hơn, ít việc làm hơn, thậm chí không có việc làm? Không ai biết chắc chắn kết quả sẽ ra sao. Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều rằng chúng ta đang chứng kiến buổi bình minh của “cuộc cách mạng” kỹ năng, ở đó mọi người cần nâng cao kỹ năng và thích ứng với một thế giới công việc đang thay đổi nhanh chóng. Điều này sẽ là thách thức quyết định của thời đại chúng ta. Sự hình thành các nhóm nghề mới là một xu hướng phù hợp với nhu cầu phát triển của các nền kinh tế. Trong quá trình phát triển thị trường lao động, một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện trên cơ sở của những nhóm ngành nghề cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau.
Mặc dù không chỉ ra đích xác “65% công việc của thế hệ Z” gồm những gì, nhưng “Cuộc cách mạng kỹ năng” dự đoán sự tăng trưởng nhu cầu với các vị trí thuộc về lĩnh vực giao tiếp khách hàng (15%), nhân sự (20%), và công nghệ thông tin (26%). Bên cạnh đó. các lĩnh vực có lý do để lo lắng bao gồm hành chính và văn phòng, sản xuất/chế tạo, và đặc biệt là tài chính/kế toán (1%). “Đây cũng là thách thức trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Các công việc phức tạp đã và đang đòi hỏi sự sáng tạo, tính linh hoạt, kỹ năng quản lý, trí tuệ cảm xúc… mà máy móc, robot không thể thay thế được”, ông Simon Matthews nhận định.
Từ xử lý tình huống tới đồng cảm
Các con số 65% và 25% nêu trên cho thấy công nghệ có khả năng gây ảnh hưởng tới cả nhân công lẫn quản lý như thế nào, và tương ứng, đòi hỏi những kỹ năng để họ có thể thích ứng.
Báo cáo “Tương lai của việc làm” (WEF) đã khảo sát hơn 350 doanh nghiệp trong 9 ngành ở 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy, kỹ năng xử lý tình huống được các nhà quản lý đánh giá cao nhất, trên cả nhận thức linh hoạt và kỹ năng đàm phán, chiếm đến 36% trong “rổ” các kỹ năng yêu cầu từ nhà tuyển dụng tới năm 2020. Xu hướng này cũng phù hợp với những hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay khi họ đã chuyển ưu tiên từ chỉ số IQ và EQ sang đánh giá cao những ứng viên có kết quả kiểm tra vượt trội về chỉ số sáng tạo CQ (Creative Intelligence) và chỉ số đam mê PQ (Passion Quotient). Bởi lẽ, theo các nhà quản trị hiện đại, xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo và niềm đam mê mới là chìa khóa tạo nên cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật – công nghệ và thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
Đối với các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao, WEF cho rằng kỹ năng mềm quan trọng nhất là đồng cảm. Công ty tư vấn về nhân sự và lãnh đạo DDI (Mỹ) đánh giá khoảng 20% nhà tuyển dụng lao động tại Mỹ đã áp dụng phương pháp đào tạo khả năng đồng cảm với vai trò là một phần trong chiến lược phát triển cấp quản lý (năm 2016), tăng mạnh so với cách đây một thập niên và tỉ lệ này dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Một nghiên cứu chỉ số đồng cảm toàn cầu (Global Empathy Index) trên 6.731 nhà quản lý từ 38 nước do tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (Center for Creative Leadership) thực hiện cho thấy, những nhà quản lý thể hiện được sự đồng cảm sẽ tạo ra kết quả kinh doanh tốt vì “đã xây dựng và duy trì hiệu quả các mối quan hệ”.
Cần chuẩn bị gì để “sống sót” trên thị trường lao động?
Trả lời câu hỏi này của Doanh Nhân, ông Simon Matthews nói rằng: “Để có thể thích nghi với những ngành nghề sẽ xuất hiện trong tương lai, con người phải tăng cường sự tự học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết vốn sẽ thay đổi nhiều trong vòng 20 năm tới. Khi đó, con người sẽ cần nhiều hơn những kỹ năng như sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức, trí tuệ cảm xúc (EI), đánh giá và ra quyết định. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp cần tư duy theo cách mới để phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp, cũng như mỗi cá nhân cần tìm cách để thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Muốn vậy, con người phải không ngừng học hỏi, làm mới và bổ sung thêm nhiều kỹ năng cho chính mình, bao gồm cần trau dồi thêm ngoại ngữ, kỹ năng xử lý công việc phức tạp, ứng dụng và sử dụng thành thạo công nghệ”.
Theo khảo sát “Thiếu hụt nhân tài 2016/2017” của ManpowerGroup, có đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại. Như vậy, người lao động cần phải có khả năng học hỏi (learnability), sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới vì khả năng được tuyển dụng ít phụ thuộc vào những gì người lao động đã biết mà phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi tốt như thế nào.
Theo tin kinh tế