Đời người không tránh khỏi những lúc cơ hàn, đói khổ, nếu không vững tâm thì chắc chắn sẽ càng lụi bại hơn.
Những người nghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng cao siêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, không kể gì đến phúc lợi xã hộivà kinh tế của con người, là sai lầm. Ðức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người.
Ðối với Ngài, không thể có hạnh phúc nếu không sống một đời trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậy rất khó trong những điều kiện xã hội và vật chất không thuận lợi.
Trong nhân quả GIÀU VÀ NGHÈO: Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại còn ăn chơi phóng túng sa đọa, không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác là nguyên nhân dẫn đến phá sản.
Dân gian nói “Bần cùng sanh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải cố gắng gieo trồng phước đức bằng cách làm lành tránh dữ, tích công bồi đức, nhờ vậy mà không bị rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó.
Thực ra trong cuộc sống, giàu hay nghèo không phải là thứ quan trọng nhất. Điều cần thiết chính là bản lĩnh của người ấy trước mọi hoàn cảnh.
Đối mặt với những lúc thăng trầm của cuộc sống, những lúc nghèo khổ bần cùng, rất nhiều người lại rơi vào tuyệt vọng chán nản mà rớt xuống thảm hại hơn.
Hãy cùng suy ngẫm về những điều mà người xưa khuyên dạy dưới đây để có cuộc sống lạc quan hơn, tươi sáng hơn nhé!
1. Người nghèo phải ít ở trong nhà, năng ra bên ngoài. Khi giàu có rồi thì phải ở trong nhà nhiều hơn, ít ra bên ngoài. Đây chính là nghệ thuật sống!
2. Khi nghèo, nên tiêu tiền cho người khác. Khi giàu, nên tiêu tiền cho những người thân yêu bên mình. Rất nhiều người đã làm ngược lại!
3. Khi nghèo đừng tính toán ganh đua với người khác đây gọi là “nghèo nhưng chí không nghèo’’. Người giàu phải học được nhường nhịn và buông bỏ. Đây là cách sống rất tinh tường mà không phải ai cũng hiểu được!
4. Nghèo thì nên phải hào phóng, giàu không nên phô trương khoe khoang sự giàu có. Cuộc sống càng đơn giản thì càng tĩnh tại.
5. Tuổi trẻ là tài phú lớn nhất, nhưng phải quý trọng gấp đôi thời gian, đừng sợ nghèo khó. Hiểu được bồi dưỡng bản thân; hiểu được cái gì là đáng quý, hiểu được nên đầu tư cái gì, hiểu được nên tiết kiệm chỗ nào. Đây chính là điểm mấu chốt, là chìa khóa để cải biến.
6. Một khi đã có đủ tiền, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là có thể dùng số tiền ấy để hoàn thành ước mơ của mình.
Cuộc đời chính là như vậy, sống ngày hôm nay nhưng không biết được ngày mai sẽ xảy ra điều gì, cũng không hiểu được vận mệnh của mình vì sao lại như thế? Chỉ có trải qua mọi chuyện bạn mới có thêm nhiều kinh nghiệm để đối đãi với cuộc sống, với thế giới này.
Đừng tuyệt vọng! Hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt lạc quan và sống ý nghĩa hơn ngay ngày hôm nay, chắc chắn tương lai của bạn sẽ nhận được trái ngọt.
Còn nếu bạn cảm thấy cuộc đời thật bế tắc, mất phương hướng hãy đọc bài viết này!
1. Khi hàng xóm của bạn chơi đàn lúc hai giờ sáng, bạn cũng đừng nổi giận, mà bạn đợi đến bốn giờ sáng sang gọi họ dậy và nói: “Tôi rất ngưỡng mộ tài diễn tấu của anh”.
2. Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp mất:
– Một là thức ăn đã vào dạ dày
– Hai là mơ ước ở trong lòng
– Ba là kiến thức đã học ở trong đầu.
3. Thời gian là đại sư chữa trị vết thương lòng, nhưng đó không phải là phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.
4. Bạn bè thật sự thì không chỉ cùng nhau nói chuyện quên thời gian, mà ngay đến lúc không nói lời nào cũng không cảm thấy ngại ngùng.
5. Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng.
6. Có thể là trứng khôn hơn vịt, nhưng trứng ung nhanh quá…
Theo tin cuộc sống