Người Việt khi nghe đến cụm từ bảo hiểm (Insurance) thì thường cho là cấm kỵ. Sau này thì cởi mở hơn với thuật ngữ này. Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.
Ngày tôi vào đại học ĐH Kinh Tế, gia đình tưởng tôi sẽ đi nghề kế toán của ba tôi. Hết năm 2, tôi chọn học chuyên ngành bảo hiểm. Tôi nghĩ ngành này có tương lai ở VN vì ngành này thế giới đã tồn tại hàng trăm năm. Cả trường có 40 lớp giai đoạn 1, mà chỉ có 2 lớp chuyên ngành bảo hiểm. Số công ty bảo hiểm ở SG khi đó đếm trên đầu ngón tay. Ra trường bạn bè đi làm đúng chuyên môn, chỉ có tôi trái ngành.
Ngày đứa bạn đến chào cái bảo hiểm nhân thọ Manulife, tôi mua cái rụp mà không cần giải thích. Đối với người ngoài ngành, họ hay tính toán đến khía cạnh trượt giá VND; nhưng ít nghĩ đến khía cạnh rủi ro thì phải làm sao.
Yêu thích ngành bảo hiểm là vậy, ra trường lại đi làm dược phẩm. Năm 1999, lần đầu tiên đi hội nghị quốc tế tại Cambodia, tôi bắt đầu mua bảo hiểm du lịch. Ở nhà trang bị nào là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm du lịch, y tế. Tử vi bảo có cái sao gì gì ấy, làm người cẩn thận hơn.
Thông thường khi chuẩn bị du học, nhiều bạn và phụ huynh ít nghĩ đến bảo hiểm. Thay vào đó là tìm đại lý du học làm hồ sơ, chọn trường, tìm hiểu sinh hoạt phí, xin visa, việc làm… Nói chung đi các nước tư bản, du học sinh cần có bảo hiểm y tế. Bảo hiểm có hiệu lực trong suốt thời gian học tập và đến hết hạn visa. Vì vậy, bạn phải mua theo cái ngày hết hạn của visa chứ không phải hết khóa học.
Chi phí điều trị tại bệnh viện với mức phí có thể lên đến hàng ngàn đô là bình thường. Bởi vậy chính phủ các nước đón du học sinh đều bắt buộc học sinh phải mua bảo hiểm vì họ biết rằng đâu phải học sinh nào cũng rủng rĩnh tiền bạc. Mà mình bệnh thì họ chữa, chữa xong mà không thu được tiền thì sao.
Theo bộ luật giáo dục của New Zealand thì ai đến NZ học cũng phải mua bảo hiểm.
Bạn có quyền không mua khi có open work visa; tuy nhiên mọi rủi ro xảy ra bạn phải gánh 100%. Nếu đi học thêm 1 khóa gì ở bất kỳ trường nào, bắt buộc phải mua cho thời gian đó
Nếu bạn có employer assisted thì bạn có bảo hiểm của chính phủ rồi. Nhưng nếu bạn muốn đi học (ngay cả tiếng Anh), bạn vẫn phải mua. Trước đây, tôi cho rằng các người này đều được bảo hiểm của chính phủ rồi, vậy thì khi đi học (ngắn hạn) không cần mua nữa vì sẽ bị trùng. Tôi chiến đấu với bộ phận giáo vụ (registrar) để bảo vệ quyền lợi sinh viên. Đến khi họ gởi cho cái guideline của NZQA bắt buộc phải mua ngay cả khi có work visa 2 năm.
Công ty bảo hiểm
Khi tôi đi NZ học, trường yêu cầu mua bảo hiểm trong thư nhập học. Tôi mua luôn, cũng chẳng cần tìm hiểu nên mua của ai. Đơn giản vì phí chỉ khoảng $500/năm; cũng chẳng nhiều nhặng gì để mất công. Nhưng đối với các bạn trẻ thì khác; chênh lệch vài chục đồng cũng lăn tăn vì có quá nhiều chi phí phải lo ở xứ người.
Tùy từng trường làm việc với công ty nào mà bạn sẽ phải mua bảo hiểm công ty đó. Bạn được quyền lựa chọn một trong 6 loại dưới đây:
• Studentsafe: phí khoảng 590 nzd/năm
• Uni-Care Ltd : 576 nzd/năm
• Southern Cross Travel Insurance – StudentMax Plan $500
• OrbitProtect – Prime Plan: $454
• SITE – Aspect (Germany) – First-Class Foreign Travel Insurance Plan
• Swedish State (Sweden) – Student UT Plan
Tôi thử tìm phí thực tế trong 365 ngày để xem các mức phí này khác nhau như thế nào. Tôi không tìm các công ty Đức và Thuỵ Điển vì chỉ có học sinh nước đó quan tâm.
Rẻ nhất vẫn là công ty Orbit với giá $454/năm. Nếu mua gói PRIME, bạn được bảo vệ phần tài sản. Mua gói lite sẽ không bảo hiểm tài sản.
Nếu bạn không phải là học sinh, thì không bắt buộc mua. Tuy nhiên bạn nên mua dù bạn là working holiday, work visa, visitor. Công ty có gói rẻ nhất vẫn là – ORBIT.
Tuỳ thuộc loại visa mà bạn nên mua loại nào cho phù hợp:
• Hoc sinh
• Working holiday
• Work visa, visitor visa
Hãy mua bảo hiểm ngay cả khi bạn đã ở New Zealand nhé. Đừng tiếc vài đồng bạc mà phải trả giá với hoá đơn y tế cắt cổ nhé!
Theo Education In New Zealand
Ngày tôi vào đại học ĐH Kinh Tế, gia đình tưởng tôi sẽ đi nghề kế toán của ba tôi. Hết năm 2, tôi chọn học chuyên ngành bảo hiểm. Tôi nghĩ ngành này có tương lai ở VN vì ngành này thế giới đã tồn tại hàng trăm năm. Cả trường có 40 lớp giai đoạn 1, mà chỉ có 2 lớp chuyên ngành bảo hiểm. Số công ty bảo hiểm ở SG khi đó đếm trên đầu ngón tay. Ra trường bạn bè đi làm đúng chuyên môn, chỉ có tôi trái ngành.
Có nên mua bảo hiểm khi du học New Zealand |
Ngày đứa bạn đến chào cái bảo hiểm nhân thọ Manulife, tôi mua cái rụp mà không cần giải thích. Đối với người ngoài ngành, họ hay tính toán đến khía cạnh trượt giá VND; nhưng ít nghĩ đến khía cạnh rủi ro thì phải làm sao.
Yêu thích ngành bảo hiểm là vậy, ra trường lại đi làm dược phẩm. Năm 1999, lần đầu tiên đi hội nghị quốc tế tại Cambodia, tôi bắt đầu mua bảo hiểm du lịch. Ở nhà trang bị nào là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm du lịch, y tế. Tử vi bảo có cái sao gì gì ấy, làm người cẩn thận hơn.
Bảo hiểm có cần thiết cho du học sinh/người đi làm ở nước ngoài?
Thông thường khi chuẩn bị du học, nhiều bạn và phụ huynh ít nghĩ đến bảo hiểm. Thay vào đó là tìm đại lý du học làm hồ sơ, chọn trường, tìm hiểu sinh hoạt phí, xin visa, việc làm… Nói chung đi các nước tư bản, du học sinh cần có bảo hiểm y tế. Bảo hiểm có hiệu lực trong suốt thời gian học tập và đến hết hạn visa. Vì vậy, bạn phải mua theo cái ngày hết hạn của visa chứ không phải hết khóa học.
Chi phí khám chữa bệnh
Chi phí điều trị tại bệnh viện với mức phí có thể lên đến hàng ngàn đô là bình thường. Bởi vậy chính phủ các nước đón du học sinh đều bắt buộc học sinh phải mua bảo hiểm vì họ biết rằng đâu phải học sinh nào cũng rủng rĩnh tiền bạc. Mà mình bệnh thì họ chữa, chữa xong mà không thu được tiền thì sao.
Theo bộ luật giáo dục của New Zealand thì ai đến NZ học cũng phải mua bảo hiểm.
Work visa có cần không?
Bạn có quyền không mua khi có open work visa; tuy nhiên mọi rủi ro xảy ra bạn phải gánh 100%. Nếu đi học thêm 1 khóa gì ở bất kỳ trường nào, bắt buộc phải mua cho thời gian đó
Nếu bạn có employer assisted thì bạn có bảo hiểm của chính phủ rồi. Nhưng nếu bạn muốn đi học (ngay cả tiếng Anh), bạn vẫn phải mua. Trước đây, tôi cho rằng các người này đều được bảo hiểm của chính phủ rồi, vậy thì khi đi học (ngắn hạn) không cần mua nữa vì sẽ bị trùng. Tôi chiến đấu với bộ phận giáo vụ (registrar) để bảo vệ quyền lợi sinh viên. Đến khi họ gởi cho cái guideline của NZQA bắt buộc phải mua ngay cả khi có work visa 2 năm.
Công ty bảo hiểm
Khi tôi đi NZ học, trường yêu cầu mua bảo hiểm trong thư nhập học. Tôi mua luôn, cũng chẳng cần tìm hiểu nên mua của ai. Đơn giản vì phí chỉ khoảng $500/năm; cũng chẳng nhiều nhặng gì để mất công. Nhưng đối với các bạn trẻ thì khác; chênh lệch vài chục đồng cũng lăn tăn vì có quá nhiều chi phí phải lo ở xứ người.
Bảo phí (giá) 1 năm như thế nào
Tùy từng trường làm việc với công ty nào mà bạn sẽ phải mua bảo hiểm công ty đó. Bạn được quyền lựa chọn một trong 6 loại dưới đây:
• Studentsafe: phí khoảng 590 nzd/năm
• Uni-Care Ltd : 576 nzd/năm
• Southern Cross Travel Insurance – StudentMax Plan $500
• OrbitProtect – Prime Plan: $454
• SITE – Aspect (Germany) – First-Class Foreign Travel Insurance Plan
• Swedish State (Sweden) – Student UT Plan
Tôi thử tìm phí thực tế trong 365 ngày để xem các mức phí này khác nhau như thế nào. Tôi không tìm các công ty Đức và Thuỵ Điển vì chỉ có học sinh nước đó quan tâm.
Orbit Protect |
Nếu bạn không phải là học sinh, thì không bắt buộc mua. Tuy nhiên bạn nên mua dù bạn là working holiday, work visa, visitor. Công ty có gói rẻ nhất vẫn là – ORBIT.
Tuỳ thuộc loại visa mà bạn nên mua loại nào cho phù hợp:
• Hoc sinh
• Working holiday
• Work visa, visitor visa
Hãy mua bảo hiểm ngay cả khi bạn đã ở New Zealand nhé. Đừng tiếc vài đồng bạc mà phải trả giá với hoá đơn y tế cắt cổ nhé!
Theo Education In New Zealand