Cuộc chiến thương mại mà Mỹ phát động nhằm vào Trung Quốc đã làm lộ rõ trình độ còn yếu của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, hay nói cách khác nó như là một nhát cứa “chọc thủng” niềm tự hào bấy lâu nay của Trung Quốc về những sáng tạo công nghệ.
Cho đến nay, “nạn nhân” lĩnh đòn nặng nhất trong cuộc đấu thương mại với Mỹ là hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE. ZTE gần như ngừng hoạt động và chịu thiệt hại khoảng 3 tỉ đô la Mỹ sau khi Bộ Thương mại cấm các công ty công nghệ Mỹ bán linh kiện cho hãng này để xử phạt việc không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận nhận tội cho hành vi bán trái phép thiết bị công nghệ Mỹ cho Iran.
Hôm 11-7, Bộ Thương mại Mỹ đã ký thỏa thuận với ZTE dọn đường cho việc dỡ bỏ lệnh cấm trên khi hãng này chấp nhận thay đổi bộ máy quản lý, thuê các nhân viên tuân thủ pháp lý người Mỹ và nộp phạt 1 tỉ đô la theo yêu cầu.
Theo hãng tin Reuters, trong thư từ biệt nhân viên, Phó Chủ tịch ZTE Zhang Zhenhui, một trong những lãnh đạo ZTE bị thay thế, nói rằng ông cảm thấy “nhục nhã sâu sắc” khi phải rời khỏi ZTE trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Trong những tuần gần đây, cộng đồng công nghệ Trung Quốc đưa ra những đánh giá thẳng thắn, tự “tỉnh ngộ” về các năng lực công nghệ của nước mình khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng áp lực thương mại đối với Bắc Kinh.
“Có một khoảng cách lớn giữa trình độ khoa học và công nghệ của Trung Quốc với Mỹ cũng như các nước phát triển khác ở phương Tây. Đây là lẽ thường tình, chứ không phải là một vấn đề”, ông Lưu Á Đông, Tổng biên tập Nhật báo Khoa học và Công nghệ, cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, nói tại một hội thảo ở Bắc Kinh hôm 21-6.
“Căn nhà của chúng ta được xây trên nền móng của người khác nhưng một số người cứ cho rằng chúng ta có các quyền sở hữu tài sản vĩnh cửu và tuyệt đối. Điều đáng lo ngại là những người có quan điểm này đang lừa dối các lãnh đạo, công chúng và ngay chính họ”, ông Lưu Á Đông, nói thêm.
Ông cho rằng dù đạt được nhiều thành tựu công nghệ, Trung Quốc còn nhiều rào cản cần vượt qua trước khi áp đặt thách thức thực sự đối với các nước tiên tiến. Ông nói Trung Quốc còn thiếu kiến thức khoa học lý thuyết, thiếu kỹ năng chuyên môn trong nhiều lĩnh vực và thiếu kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng các dự án.
Những phát biểu của ông Lưu được đưa ra sau khi Nhật báo Khoa học và công nghệ đăng loạt bài nhận diện 29 công nghệ quan trọng mà Trung Quốc tụt hậu so với các nước khác.
Có lẽ không có gì nhạc nhiên khi bài phát triển của ông Lưu nhận được sự tán đồng rộng rãi trên các diễn đàn mạng ở Trung Quốc. Thậm chí, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, nổi tiếng với các lập trường chủ nghĩa dân tộc, cũng đồng tình với ông Lưu. Một xã luận đăng trên tờ báo này hôm 24-6 nói rằng các phát biểu của ông Lưu phản ánh được tiếng nói của công luận và được đưa ra đúng lúc khi Trung Quốc đang tranh chấp thương mại với Mỹ.
Năm ngoái, Tân Hoa xã đăng bài viết đã ca ngợi “bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc” trong thời hiện đại gồm: đường sắt cao tốc, thanh toán điện tử, dịch vụ dùng chung xe đạp và mua sắm trực tuyến dù trên thực tế, hầu hết “các phát minh” này đều dựa vào công nghệ nước ngoài.
Ông Lưu cho rằng đây là một ví dụ cho thấy Trung Quốc thổi phồng về các thành tựu của nước này. Bài báo của Tân Hoa xã nói rằng trong bốn phát minh, đường sắt cao tốc và mua sắm trực tuyến không phải xuất phát từ Trung Quốc nhưng nước này đã đưa các phát minh này lên tầm cao của mới và biến chúng trở thành thành tựu của mình.
Thực tế, đường sắt cao tốc của Trung Quốc sử dụng công nghệ của các tập đoàn công nghiệp nước ngoài như Siemens (Đức), Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản). Trong khi đó, Mỹ bắt đầu thử nghiệm các hệ thống thanh toán điện tử vào thập niên 1990. Dịch vụ dùng chung xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu vào thập niên 1960. Doanh nhân kiêm nhà sáng chế người Anh Michael Aldrich mới là người phát minh ra mua sắm trực tuyến khi ông kết nối tivi với một máy tính bằng đường dây điện thoại để bán thực phẩm trực tuyến vào năm 1979.
Hồi tháng 3-2018, một bộ phim tài liệu tuyên truyền do nhà nước thực hiện có nhan đề “Amazing China” (Trung Quốc tuyệt vời) cũng ca ngợi các công nghệ tân tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực cảng, cầu cống, ô tô và Internet.
Song một bài viết đăng trên tờ Nhật báo Bắc Kinh hồi cuối tháng 6 nhận định: “Trung Quốc tuyệt vời của chúng ta có những lĩnh vực không tuyệt vời”. Bài viết cho rằng trong khi Trung Quốc có những sự phát triển vượt bậc, “những điều kém cỏi của chúng ta đáng chú ý hơn. Chỉ một sản phẩm vi chíp là đủ để dồn Trung Quốc vào thế bí, chứ chưa nói đến các mặt hàng công nghệ khác”, ám chỉ đến việc Mỹ cấm các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm Qualcomm, bán vi chíp cho ZTE, khiến hãng này không thể tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh.
Về phần mình, ông Lưu cho rằng công chúng cần phải biết rõ hơn, đặc biệt là những lĩnh vực mà Trung Quốc “không tuyệt vời” và đang lệ thuộc vào nước khác.
Mối lo ngại chính hiện nay của Mỹ là những toan tính của Trung Quốc nhằm ăn cắp công nghệ Mỹ và sử dụng các chính sách trợ cấp để hỗ trợ các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc chinh phục thị trường thế giới. Các chỉ trích của Mỹ đặc biệt chĩa vào sáng kiến “Made in China 2025” nhằm đưa Trung Quốc thống lĩnh 10 lĩnh vực công nghệ cao từ công nghệ thông tin cho đến xe điện. Gần đây, các quan chức Trung Quốc đã chỉ đạo báo chí nhà nước tránh nhấn mạnh đến sáng kiến này.
Như là một phần của thông điệp mới, Chủ tịch Tập Cận Bình, các quan chức cấp cao và truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng chiến tranh thương mại là cơ hội để thúc đẩy Trung Quốc tìm giải pháp giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
“Nếu Mỹ tiếp tục cung cấp cho chúng tôi các công nghệ cốt lõi, điều này sẽ cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Nếu Mỹ dừng cung cấp, Trung Quốc sẽ huy động mọi nỗ lực để phát triển công nghệ và chặng đường để bắt kịp công nghệ Mỹ có thể được rút ngắn”, ông Lưu Á Đông, nói.
(Theo The Wall Street Journal, South China Morning Post)
Cho đến nay, “nạn nhân” lĩnh đòn nặng nhất trong cuộc đấu thương mại với Mỹ là hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE. ZTE gần như ngừng hoạt động và chịu thiệt hại khoảng 3 tỉ đô la Mỹ sau khi Bộ Thương mại cấm các công ty công nghệ Mỹ bán linh kiện cho hãng này để xử phạt việc không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận nhận tội cho hành vi bán trái phép thiết bị công nghệ Mỹ cho Iran.
Hôm 11-7, Bộ Thương mại Mỹ đã ký thỏa thuận với ZTE dọn đường cho việc dỡ bỏ lệnh cấm trên khi hãng này chấp nhận thay đổi bộ máy quản lý, thuê các nhân viên tuân thủ pháp lý người Mỹ và nộp phạt 1 tỉ đô la theo yêu cầu.
Theo hãng tin Reuters, trong thư từ biệt nhân viên, Phó Chủ tịch ZTE Zhang Zhenhui, một trong những lãnh đạo ZTE bị thay thế, nói rằng ông cảm thấy “nhục nhã sâu sắc” khi phải rời khỏi ZTE trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Tỉnh ngộ về năng lực công nghệ
Trong những tuần gần đây, cộng đồng công nghệ Trung Quốc đưa ra những đánh giá thẳng thắn, tự “tỉnh ngộ” về các năng lực công nghệ của nước mình khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng áp lực thương mại đối với Bắc Kinh.
“Có một khoảng cách lớn giữa trình độ khoa học và công nghệ của Trung Quốc với Mỹ cũng như các nước phát triển khác ở phương Tây. Đây là lẽ thường tình, chứ không phải là một vấn đề”, ông Lưu Á Đông, Tổng biên tập Nhật báo Khoa học và Công nghệ, cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, nói tại một hội thảo ở Bắc Kinh hôm 21-6.
“Căn nhà của chúng ta được xây trên nền móng của người khác nhưng một số người cứ cho rằng chúng ta có các quyền sở hữu tài sản vĩnh cửu và tuyệt đối. Điều đáng lo ngại là những người có quan điểm này đang lừa dối các lãnh đạo, công chúng và ngay chính họ”, ông Lưu Á Đông, nói thêm.
Ông cho rằng dù đạt được nhiều thành tựu công nghệ, Trung Quốc còn nhiều rào cản cần vượt qua trước khi áp đặt thách thức thực sự đối với các nước tiên tiến. Ông nói Trung Quốc còn thiếu kiến thức khoa học lý thuyết, thiếu kỹ năng chuyên môn trong nhiều lĩnh vực và thiếu kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng các dự án.
Những phát biểu của ông Lưu được đưa ra sau khi Nhật báo Khoa học và công nghệ đăng loạt bài nhận diện 29 công nghệ quan trọng mà Trung Quốc tụt hậu so với các nước khác.
Có lẽ không có gì nhạc nhiên khi bài phát triển của ông Lưu nhận được sự tán đồng rộng rãi trên các diễn đàn mạng ở Trung Quốc. Thậm chí, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, nổi tiếng với các lập trường chủ nghĩa dân tộc, cũng đồng tình với ông Lưu. Một xã luận đăng trên tờ báo này hôm 24-6 nói rằng các phát biểu của ông Lưu phản ánh được tiếng nói của công luận và được đưa ra đúng lúc khi Trung Quốc đang tranh chấp thương mại với Mỹ.
Thổi phồng các thành tựu
Các phát biểu thừa nhận Trung Quốc vẫn thua kém các nước về công nghệ của ông Lưu rất đáng chú ý, đặc biệt khi đặt vào bối cảnh truyền thông nhà nước và các quan chức cấp cao Trung Quốc tán tụng những tiến bộ của nước này trong sáng tạo công nghệ trong suốt năm qua khi Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ toàn cầu.Năm ngoái, Tân Hoa xã đăng bài viết đã ca ngợi “bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc” trong thời hiện đại gồm: đường sắt cao tốc, thanh toán điện tử, dịch vụ dùng chung xe đạp và mua sắm trực tuyến dù trên thực tế, hầu hết “các phát minh” này đều dựa vào công nghệ nước ngoài.
Ông Lưu cho rằng đây là một ví dụ cho thấy Trung Quốc thổi phồng về các thành tựu của nước này. Bài báo của Tân Hoa xã nói rằng trong bốn phát minh, đường sắt cao tốc và mua sắm trực tuyến không phải xuất phát từ Trung Quốc nhưng nước này đã đưa các phát minh này lên tầm cao của mới và biến chúng trở thành thành tựu của mình.
Thực tế, đường sắt cao tốc của Trung Quốc sử dụng công nghệ của các tập đoàn công nghiệp nước ngoài như Siemens (Đức), Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản). Trong khi đó, Mỹ bắt đầu thử nghiệm các hệ thống thanh toán điện tử vào thập niên 1990. Dịch vụ dùng chung xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu vào thập niên 1960. Doanh nhân kiêm nhà sáng chế người Anh Michael Aldrich mới là người phát minh ra mua sắm trực tuyến khi ông kết nối tivi với một máy tính bằng đường dây điện thoại để bán thực phẩm trực tuyến vào năm 1979.
Trung tâm bảo dưỡng tàu cao tốc ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Hồi tháng 3-2018, một bộ phim tài liệu tuyên truyền do nhà nước thực hiện có nhan đề “Amazing China” (Trung Quốc tuyệt vời) cũng ca ngợi các công nghệ tân tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực cảng, cầu cống, ô tô và Internet.
Song một bài viết đăng trên tờ Nhật báo Bắc Kinh hồi cuối tháng 6 nhận định: “Trung Quốc tuyệt vời của chúng ta có những lĩnh vực không tuyệt vời”. Bài viết cho rằng trong khi Trung Quốc có những sự phát triển vượt bậc, “những điều kém cỏi của chúng ta đáng chú ý hơn. Chỉ một sản phẩm vi chíp là đủ để dồn Trung Quốc vào thế bí, chứ chưa nói đến các mặt hàng công nghệ khác”, ám chỉ đến việc Mỹ cấm các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm Qualcomm, bán vi chíp cho ZTE, khiến hãng này không thể tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh.
Về phần mình, ông Lưu cho rằng công chúng cần phải biết rõ hơn, đặc biệt là những lĩnh vực mà Trung Quốc “không tuyệt vời” và đang lệ thuộc vào nước khác.
Mối lo ngại chính hiện nay của Mỹ là những toan tính của Trung Quốc nhằm ăn cắp công nghệ Mỹ và sử dụng các chính sách trợ cấp để hỗ trợ các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc chinh phục thị trường thế giới. Các chỉ trích của Mỹ đặc biệt chĩa vào sáng kiến “Made in China 2025” nhằm đưa Trung Quốc thống lĩnh 10 lĩnh vực công nghệ cao từ công nghệ thông tin cho đến xe điện. Gần đây, các quan chức Trung Quốc đã chỉ đạo báo chí nhà nước tránh nhấn mạnh đến sáng kiến này.
Như là một phần của thông điệp mới, Chủ tịch Tập Cận Bình, các quan chức cấp cao và truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng chiến tranh thương mại là cơ hội để thúc đẩy Trung Quốc tìm giải pháp giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
“Nếu Mỹ tiếp tục cung cấp cho chúng tôi các công nghệ cốt lõi, điều này sẽ cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Nếu Mỹ dừng cung cấp, Trung Quốc sẽ huy động mọi nỗ lực để phát triển công nghệ và chặng đường để bắt kịp công nghệ Mỹ có thể được rút ngắn”, ông Lưu Á Đông, nói.
(Theo The Wall Street Journal, South China Morning Post)