Chính sách đối ngoại khác biệt và bất ngờ của Mỹ thời Donald Trump không chỉ mang dấu ấn cá nhân Tổng thống, mà là một tính toán có chủ đích trước Trung Quốc.
Bình luận viên của tạp chí Nikkei Asian Review, Hiroyuki Akita ngày 16/6 cho biết:
Tác giả đã rất ngạc nhiên khi nghe một số học giả hàng đầu khu vực thảo luận về những tác động thuận lợi trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump, khi Hiroyuki Akita đến Đối thoại An ninh Shangri-la năm nay.
Một số học giả nói rằng, Tổng thống Donald Trump đã ngăn chặn một cách hiệu quả cả Trung Quốc lẫn Bắc Triều Tiên.
Nhà báo Hiroyuki Akita đặc biệt chú ý tới ý kiến của cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ Singapore tại Liên Hợp Quốc Bilahari Kausikan.
Về vấn đề an ninh, ông Bilahari Kausikan tin rằng Donald Trump tốt hơn nhiều so với Barack Obama.
Người tiền nhiệm Barack Obama đã cố gắng thông qua đối thoại và hợp tác để thuyết phục Trung Quốc có trách nhiệm hơn, nhất là nhiệm kỳ đầu.
Ông gần như bỏ qua việc sử dụng áp lực quân sự để buộc Bắc Kinh thay đổi hành vi của mình. Điều đó đã không mang lại hiệu quả.
Dưới thời Donald Trump, quân đội Mỹ đã tăng đáng kể các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, còn Kim Jong-un cuối cùng đã đề nghị gặp ông, đây được xem như một thành công của phong cách ngoại giao Donald Trump.
Mặc dù Barack Obama dọa, Mỹ sẽ tấn công Syria nếu quốc gia này sử dụng vũ khí hóa học, nhưng ông đã không thực hiện điều này, khiến nhiều nước nhận ra điểm yếu của Tổng thống Mỹ.
Ngược lại, Donald Trump ngay lập tức ra lệnh tấn công quân sự Syria sau một vụ tấn công hóa học, và ông cũng đe dọa Triều Tiên lẫn các đối thủ khác.
Ông Bilahari Kausikan nói thêm rằng, sự tuân thủ của cựu Tổng thống Barack Obama với các tiêu chuẩn Mỹ về nhân quyền đã đẩy Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và chính quyền quân sự Thái Lan ngả theo Trung Quốc.
Còn Donald Trump đang tăng cường mối quan hệ của mình với Rodrigo Duterte và những nhà lãnh đạo khác, bởi vì ông không kêu gọi họ phải chấp nhận các giá trị Mỹ.
Các học giả, trí thức ở các quốc gia Đông Nam Á khác và một cựu quan chức cấp cao chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra những phân tích tương tự.
Cựu Tổng thống Barack Obama là một diễn giả hùng biện lý tưởng, ông thích nói về tự do và nhân quyền. Ông tin rằng cứ hợp tác với Trung Quốc, cuối cùng cũng có thể khiến họ trở thành cường quốc có trách nhiệm.
Hợp tác Trung - Mỹ về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tại Paris có thể được xem như một thành công trong khía cạnh này.
Barack Obama rất nghiêm túc dựa vào đối thoại để giải quyết các vấn đề ngoại giao, đồng thời miễn cưỡng sử dụng áp lực quân sự và không thực hiện các hành động cần thiết, kịp thời.
Thực tế là Trung Quốc đã lợi dụng lập trường của Barack Obama để đảo hóa và quân sự hóa 7 cấu trúc địa lý ở Biển Đông, trong khi Triều Tiên tăng cường thử hạt nhân và tên lửa.
Ông Barack Obama không thích xung đột.
Nhưng thật không may, trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương không thể được bảo vệ thông qua cách tiếp cận ấy.
Trung Quốc đang ra sức phát triển quân đội, cạnh tranh quyền lực Trung - Mỹ là có thật.
Trong thời kỳ hỗn loạn này, sự quyết đoán và không thể đoán trước như Donald Trump sẽ đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc và Triều Tiên.
Các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ nên tận dụng các lợi thế ngoại giao của Donald Trump.
Ông Donald Trump là vị Tổng thống vô cùng tự tin với cả đối thủ lẫn đối tác và có lẽ ông sẽ không thay đổi thái độ của mình, bất kể ông bị trừng phạt nghiêm trọng như thế nào.
Mục tiêu của Donald Trump là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trong khi đó Hoa Kỳ không thể duy trì ưu thế về an ninh mà không cần hợp tác với các nước khác.
Hoa Kỳ hiện có ngân sách quốc phòng lớn gấp 3 Trung Quốc.
Nhưng theo một số dự báo, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2030, thời điểm một tổ chức nghiên cứu Mỹ dự đoán Biển Đông sẽ trở thành ao tù của Trung Quốc.
Quỹ đạo phản ánh một Trung Quốc đang lên và một Hoa Kỳ suy giảm. Dựa trên giả định này, các đồng minh của Mỹ có thể nói với Donald Trump:
"Chúng tôi cũng muốn nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng mọi giá, nhưng dường như Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu.
Đã đến lúc ngài cần đến bạn bè giúp sức hồi sinh sức mạnh Hoa Kỳ. Chúng ta hãy xem xét cách chúng tôi có thể hợp tác với ngài", Hiroyuki Akita giả định.
Tiếp theo, việc này cần được thảo luận về an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và châu Âu. Nhật Bản đã có một số nỗ lực, bắt đầu xúc tiến triển khai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với Hoa Kỳ.
Một số chuyên gia cho rằng Donald Trump đang làm xáo trộn hệ thống quốc tế hiện tại không phải vì ông quay lưng lại với thế giới, mà vì chiến lược của ông cạnh tranh công bằng với Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói:
"Tôi không nghĩ vấn đề nằm ở chỗ Hoa Kỳ làm nhiều hơn hay ít hơn trong các sự vụ quốc tế. Mà vấn đề là nước Mỹ dưới thời Donald Trump có cách làm khác biệt và bất ngờ.
Theo những người gần gũi Donald Trump, vị Tổng thống này không thích đọc các báo cáo chặt chẽ, ông hay yêu cầu các tài liệu tham khảo bằng sơ đồ.
Điều này tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng.
Không có gì đảm bảo rằng Donald Trump sẽ sẵn sàng lắng nghe những gì đồng minh và đối tác Hoa Kỳ nói, một khi ông thấy họ là gánh nặng.
Nhưng nếu các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ bỏ qua bất kỳ nỗ lực nào như vậy, Donald Trump sẽ vẫn tiếp tục đi hết nhiệm kỳ Tổng thống của mình.
Theo asia.nikkei.com
Bình luận viên của tạp chí Nikkei Asian Review, Hiroyuki Akita ngày 16/6 cho biết:
Tác giả đã rất ngạc nhiên khi nghe một số học giả hàng đầu khu vực thảo luận về những tác động thuận lợi trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump, khi Hiroyuki Akita đến Đối thoại An ninh Shangri-la năm nay.
Một số học giả nói rằng, Tổng thống Donald Trump đã ngăn chặn một cách hiệu quả cả Trung Quốc lẫn Bắc Triều Tiên.
Chỉ có Donald Trump mới là đối thủ thực sự của Tập Cận Bình?
Nhà báo Hiroyuki Akita đặc biệt chú ý tới ý kiến của cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ Singapore tại Liên Hợp Quốc Bilahari Kausikan.
Về vấn đề an ninh, ông Bilahari Kausikan tin rằng Donald Trump tốt hơn nhiều so với Barack Obama.
Người tiền nhiệm Barack Obama đã cố gắng thông qua đối thoại và hợp tác để thuyết phục Trung Quốc có trách nhiệm hơn, nhất là nhiệm kỳ đầu.
Ông gần như bỏ qua việc sử dụng áp lực quân sự để buộc Bắc Kinh thay đổi hành vi của mình. Điều đó đã không mang lại hiệu quả.
Dưới thời Donald Trump, quân đội Mỹ đã tăng đáng kể các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, còn Kim Jong-un cuối cùng đã đề nghị gặp ông, đây được xem như một thành công của phong cách ngoại giao Donald Trump.
Mặc dù Barack Obama dọa, Mỹ sẽ tấn công Syria nếu quốc gia này sử dụng vũ khí hóa học, nhưng ông đã không thực hiện điều này, khiến nhiều nước nhận ra điểm yếu của Tổng thống Mỹ.
Ngược lại, Donald Trump ngay lập tức ra lệnh tấn công quân sự Syria sau một vụ tấn công hóa học, và ông cũng đe dọa Triều Tiên lẫn các đối thủ khác.
Ông Bilahari Kausikan nói thêm rằng, sự tuân thủ của cựu Tổng thống Barack Obama với các tiêu chuẩn Mỹ về nhân quyền đã đẩy Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và chính quyền quân sự Thái Lan ngả theo Trung Quốc.
Còn Donald Trump đang tăng cường mối quan hệ của mình với Rodrigo Duterte và những nhà lãnh đạo khác, bởi vì ông không kêu gọi họ phải chấp nhận các giá trị Mỹ.
Các học giả, trí thức ở các quốc gia Đông Nam Á khác và một cựu quan chức cấp cao chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra những phân tích tương tự.
Cựu Tổng thống Barack Obama là một diễn giả hùng biện lý tưởng, ông thích nói về tự do và nhân quyền. Ông tin rằng cứ hợp tác với Trung Quốc, cuối cùng cũng có thể khiến họ trở thành cường quốc có trách nhiệm.
Hợp tác Trung - Mỹ về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tại Paris có thể được xem như một thành công trong khía cạnh này.
Barack Obama rất nghiêm túc dựa vào đối thoại để giải quyết các vấn đề ngoại giao, đồng thời miễn cưỡng sử dụng áp lực quân sự và không thực hiện các hành động cần thiết, kịp thời.
Thực tế là Trung Quốc đã lợi dụng lập trường của Barack Obama để đảo hóa và quân sự hóa 7 cấu trúc địa lý ở Biển Đông, trong khi Triều Tiên tăng cường thử hạt nhân và tên lửa.
Ông Barack Obama không thích xung đột.
Nhưng thật không may, trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương không thể được bảo vệ thông qua cách tiếp cận ấy.
Trung Quốc đang ra sức phát triển quân đội, cạnh tranh quyền lực Trung - Mỹ là có thật.
Trong thời kỳ hỗn loạn này, sự quyết đoán và không thể đoán trước như Donald Trump sẽ đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc và Triều Tiên.
Đồng minh, đối tác của Mỹ cần làm gì để khai thác phong cách ngoại giao của Donald Trump?
Các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ nên tận dụng các lợi thế ngoại giao của Donald Trump.
Ông Donald Trump là vị Tổng thống vô cùng tự tin với cả đối thủ lẫn đối tác và có lẽ ông sẽ không thay đổi thái độ của mình, bất kể ông bị trừng phạt nghiêm trọng như thế nào.
Mục tiêu của Donald Trump là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trong khi đó Hoa Kỳ không thể duy trì ưu thế về an ninh mà không cần hợp tác với các nước khác.
Hoa Kỳ hiện có ngân sách quốc phòng lớn gấp 3 Trung Quốc.
Nhưng theo một số dự báo, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2030, thời điểm một tổ chức nghiên cứu Mỹ dự đoán Biển Đông sẽ trở thành ao tù của Trung Quốc.
Quỹ đạo phản ánh một Trung Quốc đang lên và một Hoa Kỳ suy giảm. Dựa trên giả định này, các đồng minh của Mỹ có thể nói với Donald Trump:
"Chúng tôi cũng muốn nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng mọi giá, nhưng dường như Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu.
Đã đến lúc ngài cần đến bạn bè giúp sức hồi sinh sức mạnh Hoa Kỳ. Chúng ta hãy xem xét cách chúng tôi có thể hợp tác với ngài", Hiroyuki Akita giả định.
Tiếp theo, việc này cần được thảo luận về an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và châu Âu. Nhật Bản đã có một số nỗ lực, bắt đầu xúc tiến triển khai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với Hoa Kỳ.
Một số chuyên gia cho rằng Donald Trump đang làm xáo trộn hệ thống quốc tế hiện tại không phải vì ông quay lưng lại với thế giới, mà vì chiến lược của ông cạnh tranh công bằng với Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói:
"Tôi không nghĩ vấn đề nằm ở chỗ Hoa Kỳ làm nhiều hơn hay ít hơn trong các sự vụ quốc tế. Mà vấn đề là nước Mỹ dưới thời Donald Trump có cách làm khác biệt và bất ngờ.
Có một ý nghĩa đặc biệt ở đây, vì các quy tắc thương mại và cách tiếp cận thị trường của Trung Quốc không vận hành một cách công bằng.
Obama không dám làm điều đó, và đó là sự khác biệt."
Ông Subrahmanyam Jaishankar tin rằng chiến lược khác biệt và bất ngờ của Mỹ dưới thời Donald Trump là có chủ ý, chứ không chỉ là đặc điểm cá nhân của Tổng thống.
Theo những người gần gũi Donald Trump, vị Tổng thống này không thích đọc các báo cáo chặt chẽ, ông hay yêu cầu các tài liệu tham khảo bằng sơ đồ.
Điều này tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng.
Không có gì đảm bảo rằng Donald Trump sẽ sẵn sàng lắng nghe những gì đồng minh và đối tác Hoa Kỳ nói, một khi ông thấy họ là gánh nặng.
Nhưng nếu các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ bỏ qua bất kỳ nỗ lực nào như vậy, Donald Trump sẽ vẫn tiếp tục đi hết nhiệm kỳ Tổng thống của mình.
Theo asia.nikkei.com